Một số ý kiến của hộ vay vốn

Một phần của tài liệu Tình hình cho vay và sử dụng vốn vay của hộ nghèo tại huyện lộc hà tĩnh hà tĩnh (Trang 58 - 61)

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH CHO VAY VÀ SỬ DỤNG VỐN VAY

I. THỰC TRẠNG CHO VAY VÀ SỬ DỤNG VỐN VAY HỘ NGHÈO TẠI

I.2 Tình hình sử dụng vốn vay trên địa bàn huyện

2.6 Một số ý kiến của hộ vay vốn

Qua điều tra thực tế tình hình sử dụng vốn vay của các hộ nghèo tại 3 xã Thạch Kim, Thạch Bằng, Thạch Châu tôi thống kê được ý kiến và nguyện vọng của họ như sau:

Trong 60 hộ được phỏng vấn thì có 57 hộ có nhu cầu vay tiếp. Điều này cho biết nhu cầu vay vốn của hộ nghèo là thường xuyên, liên tục, về kinh tế còn rất thiếu thốn do đó hộ nghèo nào cũng có nhu cầu về vốn. Như vậy đòi hỏi trong những năm tới NHCSXH huyện cần đẩy mạnh hơn nữa công tác cho vay và huy động thêm nguồn vốn vay để các hộ nghèo được vay vốn với nhu cầu cao hơn đáp ứng nhu cầu đời sống cũng như đầu tư vào sản xuất. Khi được hỏi về nhu cầu vay vốn hầu hết các hộ đều mong muốn vay thêm số tiền từ 10-30 triệu đồng, đây là số tiền phù hợp tùy theo từng lĩnh vực mà họ sử dụng, bởi vì hộ nghèo có trình độ cũng như điều kiện còn thiếu thốn, vả lại họ rất sợ rủi ro trong đầu tư cũng như sợ tiêu thâm vốn vay sẽ không có trả do đó số tiền vay mong muốn của họ như vậy theo tôi là hợp lí. Tuy nhiên muốn thoát nghèo thì hộ nghèo cần phải có ý chí hơn, mạnh dạn và giám đầu tư để sản xuất, tìm kiếm thêm thu nhập để nhanh chóng thoát nghèo và không lãng phí nguồn vốn ưu đãi của NHCSXH.

Hộ nghèo không có thể vay vốn ở các ngân hàng thương mại, lại rất khó vay bên ngoài tư nhân, nếu được vay lãi phải trả cao ( được biết như hiện nay là lãi tư nhân từ 18-20%/1 triệu/ tháng) mà như thế đối với hộ nghèo là quá sức để có thể trả. Bởi thế hầu hết họ đều mong muốn được vay từ nguồn của NHCSXH vì theo họ ở đây thời gian và lãi suất vay đối với họ là phù hợp, họ có thể đảm bảo trả được.Tuy nhiên mặt trái của điều này là hộ nghèo không cảm thấy thật sự lo lắng về khoản vay dẫn đến

Trường Đại học Kinh tế Huế

không có chí sản xuất, sử dụng nguồn vốn vay không hiệu quả gây ra lãng phí vốn cũng như nợ sấu cho ngân hàng.

Theo điều tra thì trong 60 hộ được vay sản xuất kinh doanh chỉ có 31 hộ chiếm 51,7% là có xây dựng phương án sử dụng vốn trước khi vay, các hộ còn lại chỉ tận dụng khi có cơ hội được vay vốn hộ nghèo. Đây quả thật là một vấn đề nên phải xem xét lại để nguồn vốn được sử dụng đúng mục đích và hiệu quả hơn.

Khác với ngân hàng thương mại phương thức cho vay của NHCSXH là ủy thác từng phần qua các tổ chức chính trị xã hội, thông qua các tổ tiết kiệm và vay vốn nên thủ tục đỏn giản, không phải thế chấp tài sản, người vay, được nhận vốn vay, trả nợ, trả lãi, gửi tiết kiệm ngay tại các điểm giao dịch xã đó là sự thuận lợi cho hộ nghèo trong việc vay vốn. Tuy vậy đánh giá về điều kiện vay vốn hầu hết các hộ cho rằng bình thường và khá dễ chiếm 66,6% hộ, chỉ có 33,4 hộ cho là khó khăn, thủ tục thì phần đa hộ cho là rườm rà và khá phức tạp chiếm 68,4% trong tổng số hộ vay vốn.

Vấn đề này là do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau. Do vậy đòi hỏi cần phải điều chỉnh đơn giản nhưng vẫn đảm bảo tính an toàn, pháp lí và hoàn thiện hơn thủ tục cho vay nhất là hộ nghèo.

Về mức cho vay, thời hạn vay, lãi suất cho vay đều được đánh giá là phù hợp với mong muốn của họ, nhìn vào bảng dưới ta thấy được ý kiến của hộ.

Đó là sự ưu đãi về tín dụng đối với hộ nghèo của NHCSXH mà các ngân hàng thương mại không có được.

Sự thuận tiện trong việc vay vốn và trả nợ cũng ảnh hưởng không kém phần quan trọng đối với tình hình cho vay và hộ vay hiện nay. Phương thức trả nợ tiện lợi có thể hạn chế bớt vấn đề nợ sấu , nợ quá hạn. Chẳng hạn như những hộ ở xa ngân hàng khi họ có tiền trả nợ nhưng điều kiện đi lại xa, khó khăn và thủ tục trả nợ phức tạp, rườm rà sẽ hạn chế bớt phần nào ý thức trả nợ của họ và có thể dẫn đến đến hạn nhưng chưa trả hay dùng tiền trả nợ vào việc khác đang lúc cần. Do đó ở NHCSXH cần phải nắm bắt đúng thời điểm và tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt đối với hộ vay vốn.cụ thể như hiện nay nhờ ủy thác vốn vay cho hội và tổ nên theo đánh giá của hộ nghèo thì phương thức trả nợ khá thuận tiện và rất thuận tiện chiếm 93,3% trong 100% hộ nghèo

Trường Đại học Kinh tế Huế

Khách hàng là thượng đế, thái độ của nhân viên góp phần lớn thành công cho ngân hàng. về thái độ làm việc của cán bộ tín dụng và tổ trưởng tổ TK&VV, tổ trưởng các tổ chức hội tại NHCSXH huyện Lộc Hà được đánh giá như sau: có 43 hộ chiếm 71,7% trong tổng số hộ cho rằng nhiệt tình, không nhiệt tình có 2 hộ, còn lại cho rằng bình thường.

Kết quả Đánh giá của bà con chỉ mang tính tương đối, là một vấn đề tế nhị , thuộc về cảm xúc và tâm lí nên điều này phụ thuộc nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau . Do đó đòi hỏi các cán bộ phải ý thức trách nhiệm, thái độ của mình để luôn tạo lập được mối quan hệ thân thiết với khách hàng nhất là tính tâm lí tự ti, dễ bị tổn thương của người nghèo.

Bên cạnh đó ý thức của hộ vay vốn cũng cần phải lưu ý, xem xét lại bản thân, phải luôn chấp hành và nắm bắt đầy đủ các thông tin về hộ vay vốn để góp phần giúp ngân hàng hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ được giao.

Bảng 15: Một số ý kiến của hộ vay vốn

Chỉ tiêu Số lượng %

1.Có nhu cầu vay tiếp 57 95

2.Xây dựng phương án sử dụng vốn trước khi vay

-Có 31 51,7

-Không 29 48,3

3.Đánh giá về điều kiện vay vốn

-Khá dễ 6 10

-Bình thường 34 56,6

-Khó khăn 20 33,4

4. Đánh giá về thủ tục cho vay

-Khá đơn giản 7 11,6

-Bình thường 12 20

-Rườm rà,phức tạp 41 68,4

5. Đánh giá mức cho vay

-Thấp 0 0

-Hợp lí 18 30

Trường Đại học Kinh tế Huế

-Bình thường 33 55

-Cao 9 15

6. Đánh giá về phương thức cho vay

-Chưa đa dạng 0 0

-Khá đa dạng 24 40

-Hợp lý 36 60

7.Đánh giá về thời hạn cho vay

-Hợp lý 52 86,7

-Chưa hợp lí 8 13,3

8.Đánh giá về lãi suất

-Cao 0 0

-vừa 60 100

9.Phương thức trả nợ

-Không thuận tiện 4 6,7

-Khá thuận tiện 44 73,3

-Rất thuận tiên 12 20

10.Nhận xét về cán bộ tín dụng và các tổ trưởng tổ TK & VV,tổ chức hội

-Nhiệt tình 43 71,6

-Không nhiệt tình 2 3,4

-Bình thường 15 25

(Số liệu điều tra thực tế hộ )

II/ ĐÁNH GIÁ VỀ TÌNH HÌNH CHO VAY VÀ SỬ DỤNG VỐN VAY CỦA HỘ NGHÈO TAI NHCSXH HUYỆN LỘC HÀ

Một phần của tài liệu Tình hình cho vay và sử dụng vốn vay của hộ nghèo tại huyện lộc hà tĩnh hà tĩnh (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)