Đặc điểm nguồn lực của Công ty

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm tại công ty cổ phần vật tư nông nghiệp quảng bình qua 3 năm (2009 2011) (Trang 25 - 33)

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.2. Tình hình cơ bản của Công ty

1.2.2.3. Đặc điểm nguồn lực của Công ty

Lao động là yếu tố cần thiết cho mọi quá trình sản xuất. Một doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh để tồn tại, phát triển và đứng vững trên thị trường thì doanh nghiệp đó cần phải xây dựng và tổ chức được đội ngũ nhân sự hợp lý nghĩa là lao động phải được sử dụng phù hợp với tính chất công việc, trình độ, điều kiện sức khỏe của mỗi người để từ đó nâng cao sức lao động và thực hiện tái sản xuất sức lao động có hiệu quả.

Trong 3 năm qua, tình hình lao động của CTCP vật tư nông nghiệp Quảng Bình có sự thay đổi ra sao? Để biết được tình hình đó ta đi vào phân tích bảng sau.

Qua bảng 1 ta thấy tổng số lao động của Công ty có sự biến động qua các năm, tuy nhiên sự biến động đó không đáng kể. Kể từ năm 2003 Công ty chuyển

Trường Đại học Kinh tế Huế

sang hình thức cổ phần nên đã có xu hướng giảm bớt lao động, sắp xếp lại lao động cho phù hợp nhằm giảm chi phí kinh doanh, giảm giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận cho Công ty. Năm 2009 tổng số lao động của Công ty là 38 người, năm 2010 giảm 1 lao động xuống còn 37 người, tương đương giảm 2,6%. Năm 2011 số lao động tăng lên 2 người, tương đương tăng 5,4%.

- Xét theo khu vực hoạt động:

Lao động của Công ty hoạt động ở 3 khu vực khác nhau là ở tại văn phòng Công ty, tại cửa hàng và tại nhà kho. Qua bảng số liệu ta thấy lượng lao động ở 2 khu vực văn phòng và cửa hàng không chênh lệch nhau quá nhiều, còn lượng lao động ở kho thì ít hơn. Đối với lao động ở cửa hàng và nhà kho trong 2 năm 2009, 2010 không có sự thay đổi, vẫn là 15 người và 7 người, sang năm 2011 thì đều có sự gia tăng lao động ở cả 2 khu vực này, tại cửa hàng là 16 người và ở nhà kho là 8 người. Năm 2011 Công ty đã bổ sung thêm 1 người vào khu vực nhà kho để tiện cho việc bốc xếp, vận chuyển và bảo quản hàng hóa. Còn ở khu vực văn phòng Công ty thì giảm 1 lao động trong năm 2010 còn lại 15 lao động và sang năm 2011 thì giữ nguyên.

Trường Đại học Kinh tế Huế

SVTH: Đinh Thị Hồng Hạnh - Lớp: K42B - KTNN 17 Bảng 1: Tình hình lao động của Công ty trong 3 năm 2009-2011

Chỉ tiêu

2009 2010 2011 So sánh

Người % Người % Người %

2010/2009 2011/2010

+/- % +/- %

Tổng số lao động 38 100 37 100 39 100 -1 97,4 2 105,4

I. Phân theo khu vực hoạt động

-Tại công ty 16 42,1 15 40,5 15 38,5 -1 93,8 0 100,0

-Tại cửa hàng 15 39,5 15 40,5 16 41,0 0 100,0 1 106,7

-Tại kho 7 18,4 7 18,9 8 20,5 0 100,0 1 114,3

II. Phân theo giới tính

-Nam 21 55,3 20 54,1 20 51,3 -1 95,2 0 100,0

-Nữ 17 44,7 17 45,9 19 48,7 0 100,0 2 111,8

III. Phân theo trình độ

-Đại học, cao đẳng 20 52,6 19 51,4 19 48,7 -1 95,0 0 100,0

-Trung học 8 21,1 8 21,6 9 23,1 0 100,0 1 112,5

-Phổ thông 10 26,3 10 27,0 11 28,2 0 100,0 1 110,0

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trường Đại học Kinh tế Huế

SVTH: Đinh Thị Hồng Hạnh - Lớp: K42B - KTNN 19 - Xét theo giới tính:

Do tính chất công việc của Công ty là kinh doanh các mặt hàng phân bón và thuốc BVTV, đòi hỏi có sức khỏe để đi thu mua, giao hàng… nên trong cơ cấu lao động của Công ty tỷ lệ lao động nam luôn cao hơn lao động nữ. Đa số lao động nữ thì được bố trí làm việc tại văn phòng Công ty, còn tại nhà kho và cửa hàng thì chủ yếu là lao động nam. Năm 2009 số lao động nam là 21 người chiếm 55,3 %, sang năm 2010 giảm 1 lao động còn 20 người chiếm 52,3%. Số lao động nữ có chiều hướng tăng lên vào năm 2011, từ 17 lao động ở năm 2009 tăng thêm 2 lao động lên 19 lao động năm 2011, chiếm gần một nữa tổng số lao động.

- Xét theo trình độ văn hóa:

Trong 3 năm qua cơ cấu lao động của Công ty được xếp theo trình độ văn hóa cũng có sự biến động tuy nhiên không đáng kể. Số lao động có trình độ đại học, cao đẳng năm 2009 là 20 người, sang năm 2010 giảm 1 người tương đương giảm 5%

còn lại 19 người. Năm 2011 thì ổn định không có gì thay đổi. Số lao động trung học, phổ thông không thay đổi trong 2 năm 2009, 2010. Đến năm 2011 thì đều tăng lên 1 người là trình độ trung học có 9 lao động, trình độ phổ thông có 11 lao động.

Quy mô kinh doanh của Công ty ngày càng được mở rộng nhưng lực lượng lao động của Công ty lại có sự tăng giảm qua các năm. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do thời gian qua ban lãnh đạo Công ty đã tiến hành điều chỉnh cơ cấu lao động làm cho số lượng lao động có sự biến động. Tuy nhiên do tính chất thời vụ trong kinh doanh vật tư nông nghiệp nên hằng năm cứ đến mùa vụ Công ty lại thuê thêm lực lượng lao động bốc xếp, bán hàng bằng những hợp đồng ngắn hạn.

- Nguồn lực vốn

Trong quá trình sản xuất kinh doanh, vốn là yếu tố quan trọng và không thể thiếu, đó là cơ sở vật chất quan trọng để tiến hành sản xuất kinh doanh, quyết định sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp. Quy trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp luôn diễn ra liên tục, trong khi đó vốn thì chu chuyển dưới nhiều hình thức khác nhau. Do đó, doanh nghiệp cần phải chú trọng đến công tác bảo toàn và phát triển nguồn vốn của doanh nghiệp mình.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Để hiểu thêm về tình hình nguồn vốn của CTCP vật tư nông nghiệp Quảng Bình ta xem xét bảng số liệu sau:

Nhìn vào bảng ta có thể thấy rằng nguồn vốn của Công ty có xu hướng tăng qua 3 năm. Tổng nguồn vốn của Công ty năm 2009 là 24.676 triệu đồng, năm 2010 tăng lên 29.160 triệu đồng, tăng 4.484 triệu đồng so với năm 2009. Qua năm 2011, tổng nguồn vốn là 37.620 triệu đồng, tăng 29% so với năm 2010. Đi vào tình hình cụ thể hơn ta thấy:

Xét theo đặc điểm nguồn vốn

- Khoản mục vốn lưu động: Vốn lưu động của Công ty năm 2009 là 21.470 triệu đồng, chiếm 87% tổng nguồn vốn. Sang năm 2011, vốn lưu động tăng mạnh và đạt 36.085 triệu đồng, chiếm 95,9% tổng nguồn vốn. Sỡ dĩ có sự tăng lên này là sự nỗ lực của Công ty trong việc mở rộng quy mô kinh doanh và mở rộng phạm vi hoạt động.

Trong những năm qua, Công ty đã có cố gắng giảm thiểu khoản phải thu tuy nhiên khoản mục này không giảm mà còn tăng lên, tuy nhiên tỷ lệ khoản phải thu trong tổng nguồn vốn thì ngày càng giảm, cụ thể là năm 2009 khoản phải thu là 12.146 triệu đồng, chiếm 49,2%, năm 2011 khoản phải thu là 16.203 triệu đồng, chiếm 43,1%. Các khoản phải thu tăng lên là do công tác thu hồi vốn của Công ty chưa thực hiện tốt. Do đó, việc cần làm trước mắt là Công ty phải nhanh chóng đề ra các giải pháp nhằm làm giảm các khoản phải thu, tạo điều kiện cho việc thu hồi vốn để tái sản xuất kinh doanh.

- Khoản mục vốn cố định: Nhìn vào bảng số liệu ta thấy khoản vốn cố định của Công ty trong 3 năm gần đây có xu hướng giảm xuống. Năm 2009, vốn cố định là 3.206 triệu đồng, chiếm 13% trong tổng nguồn vốn của Công ty, sang năm 2010 chỉ tiêu này giảm xuống còn 1.464 triệu đồng, chiếm 5% tổng nguồn vốn, giảm 1.742 triệu đồng so với năm 2009. Sang năm 2011 chỉ tiêu này tăng nhẹ lên 1.535 triệu đồng, tức tăng 71 triệu đồng so với năm 2010. Nguyên nhân làm chỉ tiêu này giảm rồi lại tăng là trong năm 2010 Công ty tiến hành thanh lý một số tài cố định hết kỳ khấu hao và trang bị một số thiết bị văn phòng trong năm 2011.

Trường Đại học Kinh tế Huế

SVTH: Đinh Thị Hồng Hạnh - Lớp: K42B - KTNN 21

 Xét theo nguồn vốn hình thành

- Chỉ tiêu nợ phải trả của Công ty qua 3 năm có xu hướng tăng. Năm 2009 chỉ tiêu nợ phải trả là 20.142 triệu đồng, chiếm 81,6% tổng nguồn vốn. Đến năm 2011 chỉ tiêu này tăng lên và đạt 33.605 triệu đồng, chiếm 89,3% tổng nguồn vốn, tăng 8.078 triệu đồng so với năm 2010. Sợ dĩ chỉ tiêu này tăng lên là vì Công ty mở rộng hoạt động kinh doanh của mình trong khi đó thì các khoản phải thu chưa thu hồi về được, nên Công ty phải tiến hành vay nợ để tiếp tục hoạt động kinh doanh của mình.

- Nguồn vốn chủ sở hữu: Chỉ tiêu này có biến động lên xuống trong 3 năm qua. Vốn chủ sở hữu năm 2009 là 4.534 triệu đồng, chiếm 18,4% tổng nguồn vốn. Sang năm 2010, vốn chủ sở hữu giảm xuống còn 3.632 triệu đồng, chiếm 12,5% tổng nguồn vốn. Nhưng qua năm 2011, vốn chủ sở hữu tăng lên đạt 4.015 triệu đồng. Mặc dù vốn chủ sở hữu trong năm 2011 có tăng lên nhưng so với 2 năm trước thì vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng ngày càng giảm trong tổng nguồn vốn, điều này nói lên rằng Công ty chưa chủ động được nguồn vốn để sản xuất kinh doanh.

Nói tóm lại, tình hình tài chính của Công ty trong 3 năm qua có những biến động thất thường, khoản phải thu và nợ phải trả có xu hướng tăng lên, còn vốn chủ sỡ hữu lại có xu hướng giảm xuống, đây sẽ là một khó khăn lớn cho Công ty. Do đó, để có được hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của mình, Công ty cần phải thật sự nỗ lực hơn nữa trong công tác quản trị tài chính.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bảng 2: Tình hình nguồn vốn của Công ty trong 3 năm 2009-2011

Chỉ tiêu 2009 2010 2011

So sánh

2010/2009 2011/2010

Tr.đ % Tr.đ % Tr.đ % +/- % +/- %

I.VỐN 24.676 100 29.160 100 37.620 100 4.484 118,2 8.460 129,0

1.VLĐ 21.470 87,0 27.695 95,0 36.085 95,9 6.225 129,0 8.390 130,3

Tiền 453 1,8 1.116 3,8 2.022 5,4 663 246,4 906 181,2

Khoản phải thu 12.146 49,2 13.501 46,3 16.203 43,1 1.355 111,2 2.702 120,0

Hàng tồn kho 8.361 33,9 12.710 43,6 17.119 45,5 4.349 152,0 4.409 134,7

Tài sản LĐ khác 510 2,1 369 1,3 741 2,0 -141 72,4 372 200,8

2.VCĐ 3.206 13,0 1.464 5,0 1.535 4,1 -1.742 45,7 71 104,8

II.NGUỒN VỐN 24.676 100 29.160 100 37.620 100 4.484 118,2 8.460 129,0

Nợ phải trả 20.142 81,6 25.527 87,5 33.605 89,3 5.385 126,7 8.078 131,6

Nguồn vốn CSH 4.534 18,4 3.632 12,5 4.015 10,7 -902 80,1 383 110,5

Nguồn: Phòng kế toán tài vụ Công ty

Trường Đại học Kinh tế Huế

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm tại công ty cổ phần vật tư nông nghiệp quảng bình qua 3 năm (2009 2011) (Trang 25 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)