ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm tại công ty cổ phần vật tư nông nghiệp quảng bình qua 3 năm (2009 2011) (Trang 74 - 79)

3.1. Định hướng và mục tiêu phát triển 3.1.1. Định hướng phát triển

+ Thực hiện tốt nhiệm vụ cung ứng vật tư nông nghiệp đặc biệt là phân bón và thuốc bảo vệ thực vật cho sản xuất nông nghiệp đầy đủ và kịp thời.

+ Chú trọng vào những mặt hàng mang lại hiệu quả cao như: Đạm Urê, Supe lân, NPK,...

+ Mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng lượng phân bón tiêu thụ cho địa bàn miền núi dưới hình thức trợ cước vận chuyển.

+ Gắn hoạt động kinh doanh của công ty với hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ nông dân, trang trại và các tổ chức sản xuất nông nghiệp khác.

+ Kết hợp chặt chẽ với các đơn vị sản xuất phân bón, các đơn vị trong nghành nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty.

3.1.2. Mục tiêu

Phân bón hoá học và thuốc bảo vệ thực vật là mặt hàng kinh doanh chính của Công ty. Trong mặt hàng phân bón thì đạm Urê, Supe lân và NPK là ba mặt hàng chủ lực. Qua tìm hiểu tôi thấy rằng thị phần về phân bón của Công ty vẫn còn khiêm tốn. Đạm chỉ chiếm 47,57%, lân 56,73 %, NPK 47,7% nhu cầu thị trường phân bón của tỉnh Quảng Bình. Qua việc phân tích môi trường kinh doanh của Công ty, Công ty đã đưa ra mức phân bón và thuốc bảo vệ thực vật tiêu thụ trong năm 2012 là:

Đạm tiêu thụ khoảng 2.500 tấn, lân tiêu thụ khoảng 3.800 tấn, NPK tiêu thụ khoảng 4.800 tấn, kali tiêu thụ khoảng 1.000 tấn,vôi bột tiêu thụ khoảng 100 tấn, phân vi sinh tiêu thụ khoảng 150 tấn, thuốc BVTV tiêu thụ khoảng 1 tỷ đồng.

3.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm tại Công ty cổ phần vật tư nông nghiệp Quảng Bình.

Trường Đại học Kinh tế Huế

SVTH: Đinh Thị Hồng Hạnh - Lớp: K42B - KTNN 65 Các mục tiêu và định hướng đưa ra nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty là cụ thể và đúng đắn. Tuy nhiên trong điều kiện nền kinh tế thị trường cạnh tranh, hoạt động kinh doanh của công ty gặp rất nhiều khó khăn, lượng vật tư tiêu thụ còn ít hiệu quả mang lại chưa cao thì việc đưa ra các giải pháp nhằm tháo gở khó khăn nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty là rất quan trọng và cần thiết.

Sau thời gian thực tập tại CTCP vật tư nông nghiệp Quảng Bình, đi sâu tìm hiểu công tác tổ chức hoạt động tiêu thụ sảm phẩm, đồng thời căn cứ vào mục tiêu của công ty trong thời gian tới, tôi xin mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm tại công ty.

3.2.1. Hoàn thiện và đẩy mạnh công tác điều tra nghiên cứu thị trường

Công ty đã thành lập được bộ phận maketing nhưng hoat động của các thành viên trong bộ phận vẫn chưa được phối hợp nhịp nhàng, chặt chẽ và chưa tách khỏi phòng kinh doanh. Do đó, để bộ phận maketing hoạt động có hiệu quả cần phải thành lập phòng maketing riêng, kết hợp với phòng kinh doanh để theo dõi, đánh giá tình hình biến động của thị trường, xác lập những báo cáo về tình hình thị trường có độ tin cậy cao làm cơ sở cho các quyết định kinh doanh của lãnh đạo công ty. Đặc biệt phải đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghiên cứu thị trường cho đội ngũ nhân viên nhằm nâng cao hoạt động của họ.

Trên thị trường hiện nay cũng đã và đang xuất hiện nhiều doanh nghiệp kinh doanh vật tư nông nghiệp. Trước tình hình đó, Công ty cần đưa ra một số biện pháp cụ thể như giảm giá bán trong điều kiện cần thiết, thay đổi mức chiết khấu và tăng cường các dịch vụ khách hàng tiêu dùng sản phẩm của Công ty.

Hiện nay Công ty chỉ chú trọng tập trung nguồn lực vào thị trường trong tỉnh mà chưa có sự đầu tư sâu rộng ra thị trường ngoài tỉnh. Đây là những thị trường tiềm năng trong tương lai, mang lại nguồn lợi nhuận lớn cho Công ty. Bởi thế Công ty cần có sự đầu tư chiều sâu hơn vào công tác nghiên cứu thị trường ngoại tỉnh nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ ngày một lớn hơn.

3.2.2. Hoàn thiện chính sách sản phẩm

Trường Đại học Kinh tế Huế

bổ sung thêm nhiều chủng loại sản phẩm mới. Tuy nhiên, hiện nay trên thị trường xuất nhiều đối thủ cạnh tranh với sự đa dạng và phong phú về chủng loại sản phẩm.

Song song với sự phát triển thì các hiện tượng làm hàng giả , hàng kém chất lượng cũng diễn ra thường xuyên, bởi thế Công ty cần phát huy và cố gắng hơn nữa để đưa ra chính sách sản phẩm đúng đắn, chỉ nhập về các sản phẩm có chất lượng tốt đáp ứng ngày càng cao nhu cầu khác nhau của khách hàng, có như vậy mới có thể tăng giá trị tiêu thụ trong thời gian tới. Cụ thể là:

-Phải thường xuyên đầu tư cho cán bộ nghiệp vụ đi thực tế nơi sản xuất, tìm hiểu thực trạng sản xuất nông nghiệp để hiểu rõ hơn nhu cầu dùng vật tư nông nghiệp cũng như là thói quen tiêu dùng của bà con nông dân.

-Công ty cần thành lập thêm ban kiểm tra chất lượng sản phẩm để kiểm tra chất lượng trước khi tung ra thị trường tiêu thụ, cần đầu tư thêm hệ thống bảo quản như hệ thống sấy khô, hút ẩm nhằm giảm lượng hàng hóa kém chất lượng.

3.2.3. Hoàn thiện chính sách giá cả

Giá cả là một trong những yếu tố góp phần quan trọng đến kết quả kinh doanh của Công ty. Làm sao cho sản phảm vừa có chất lượng tốt đồng thời giá cả vừa phải là điều mà mọi khách hàng đều mong muốn. Đặc biệt đối tượng khách hàng chủ yếu là những người nông dân, thu nhập thấp nên việc xác định giá bán cho từng loại sản phẩm là việc làm khá phức tạp, do đó Công ty cần phải đa dạng hóa biểu giá cho phù hợp đồng thời phải hoạch toán rõ ràng các khoản chi phí để định giá bán cho phù hợp với từng khu vực. Và để thực hiện được điều đó Công ty cần phải chủ động trong vấn đề điều chỉnh giá bán, áp dụng chính sách giá linh hoạt như:

* Chủ động giảm giá: áp dụng khi lượng hàng của Công ty tồn kho quá nhiều, lượng hàng hóa bán ra chậm hay chịu áp lực về giá so với các đối thủ cạnh tranh cùng loại…thì Công ty có thể tiến hành giảm giá một cách phù hợp với từng mặt hàng khác nhau để tránh hàng hóa bị ứ đọng, chậm thu hồi vốn, phát sinh các chi phí hao hụt, bảo quản…không hiệu quả, nhất là hàng bị trả lại Công ty nên tiến hành giảm giá để khuyến khích khách hàng mua lại từ đó tăng doanh thu cho Công ty.

Trường Đại học Kinh tế Huế

SVTH: Đinh Thị Hồng Hạnh - Lớp: K42B - KTNN 67

* Chủ động tăng giá: Khi trên thị trường thiếu hụt mặt hàng nào đó, có thể gây ra mất cân đối cung cầu do một số trung gian lợi dụng đầu tư gây khan hiếm thị trường để hưởng chênh lệch giá, hoặc cũng có thể do chiến lược cạnh tranh của mỗi công ty là khác nhau, từ đó Công ty có thể chủ động tăng giá theo từng thời điểm thích hợp.

Mặt khác, Công ty cần áp dụng chính sách giá cả hợp lý đối với từng vùng miền, cụm dân cư cũng như từng đối tượng tiêu dùng khác nhau. Từ đó nắm được mức sống thực tế của từng địa bàn dân cư để có chính sách bố trí sản phẩm kinh doanh và xác định mức giá cho phù hợp.

3.2.4. Cải tiến và hoàn thiện phương thức tiêu thụ

Công ty cần xây dựng chiến lược xây dựng sản phẩm một cách thống nhất, không tách rời chiến lược sản phẩm. Việc xây dựng kế hoạch kinh doanh tổng hợp cần được quan tâm đúng mức nhằm khai thác được các thế mạnh cũng như cơ sở vật chất hiện có của Công ty.

Phải đẩy mạnh dịch vụ sau bán hàng như vận chuyển hàng hóa cho khách hàng khi họ có nhu cầu. Việc vận chuyển là một khâu quan trọng trong tổ chức tiêu thụ sản phẩm nên phải đảm bảo tính văn minh thương mại.

Phải kiểm tra và yêu cầu các cửa hàng báo cáo về hàng hóa tiêu thụ chậm, kém phẩm chất để có các biện pháp xử lý kịp thời như luân chuyển giữa các cửa hàng khác vùng để tiêu thụ hoặc hạ giá bán để nhanh chóng thu hồi vốn.

Phải quan tâm đúng mức đến công tác dự trữ hàng hóa theo quy định, không dự trữ quá lớn để ảnh hưởng hiệu quả kinh doanh hoặc dự trữ quá ít sẽ không có hàng phục vụ kịp thời nhu cầu của khách hàng.

3.2.5. Đào tạo và nâng cao trình độ cho đội ngũ nhân viên bán hàng

Doanh thu bán hàng từ các đại lý mang lại cho Công ty lớn hơn nhiều so với các kênh tiêu thụ khác. Mặt khác, thực tế cho thấy thái độ nhân viên phục vụ ở các đại lý là tốt hơn so với các cửa hàng của Công ty, điều đó cho ta biết rằng đội ngũ nhân viên bán hàng của Công ty còn thiếu kinh nghiệm và linh hoạt trong công tác

Trường Đại học Kinh tế Huế

quy định rồi nhận lương hàng tháng.

Công ty cần đào tạo và nâng cao kinh nghiệm cho đội ngũ nhân viên bán hàng này, cần phải có thái độ ân cần hơn với khách hàng và lấy mục tiêu “ phục vụ khách hàng là trên hết”. Ngoài ra, Công ty cần có những khuyến khích tặng thưởng những các nhân bán hàng vượt chỉ tiêu. Như vậy sẽ góp phần làm tăng khối lượng hàng hóa bán ra, nâng cao doanh thu tiêu thụ cho Công ty.

3.2.6. Hoàn thiện các hoạt động chiêu thị

Các hoạt động chiêu thị bao gồm: Quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, khuyến mãi… Nhìn chung công tác quảng cáo của Công ty đã được đầu tư theo chiều sâu nhưng cũng cần phải áp dụng nhiều hơn nữa các hình thức chiêu thị khác nữa. Sau đây là một số hoạt động chiêu thị mà Công ty có thể tham khảo như:

* Khuyến mãi: Hiện nay Công ty chỉ mới có hình thức khuyến mãi là chiết khấu từ 1-2% giá trị đơn hàng. Trong khi đó các doanh nghiệp khác thì ngoài chiết khấu theo đơn giá sản phẩm họ còn khuyến mãi tặng thêm sản phẩm nếu mua với khối lượng lớn, phân phát hàng mẫu miễn phí. Đối tượng khách hàng chủ yếu của Công ty là những người nông dân, là chủ các trang trại họ luôn mong muốn được hỗ trợ ưu đãi. Việc bổ sung thêm những cách thức khuyến mãi khác nữa sẽ thu hút khách hàng đến với sản phẩm Công ty.

* Thiết kế website riêng cho Công ty: Hiện tại Công ty chưa có một website riêng cho mình, trong thời gian tới Công ty cần thiết tạo một website riêng, đây là cách quảng cáo được nhiều hơn về hình ảnh và sản phẩm của Công ty từ đó dẫn đến việc bán hàng bằng ký kết hợp đồng qua mạng nhằm làm giảm chi phí giao dịch, phù hợp với nền công nghiệp hóa hiện đại hóa của đất nước.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm tại công ty cổ phần vật tư nông nghiệp quảng bình qua 3 năm (2009 2011) (Trang 74 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)