PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP QUẢNG BÌNH
2.3. Giá cả các loại vật tư phân bón của Công ty trong 3 năm 2009-2011
Giá cả là một phạm trù kinh tế khách quan có tính tổng hợp. Nó biểu hiện đồng thời giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa. Giá cả có tầm quan trọng đặc biệt trong quá trình sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp bởi vì nó ảnh hưởng đến thu nhập, lợi nhuận của doanh nghiệp.
Đối với CTCP vật tư nông nghiệp Quảng Bình, việc xác lập được mức giá hợp lý cho từng loại sản phẩm là vấn đề hết sức quan trọng. Địa bàn hoạt động của Công ty là vùng có nền sản xuất lạc hậu so với cả nước, thu nhập của nông dân còn tương đối thấp, mức độ đầu tư thâm canh chưa cao. Vì vậy, giá cả vật tư sẽ tác động rất lớn đến ý thức của người nông dân.
Qua nghiên cứu tình hình của Công ty, tôi thấy Công ty đã xác định mức giá trên cơ sở các khoản mục cấu thành chi phí. Ngoài ra, còn có một lượng lớn phân bón bán ra theo mức giá ấn định của Nhà nước (trợ giá cước vận chuyển đối với
Trường Đại học Kinh tế Huế
các xã miền núi). Để tìm hiểu rõ hơn ta đi sâu phân tích giá cả một số mặt hàng chủ yếu chiếm số lượng lớn trong tổng doanh thu của Công ty.
Qua bảng ta thấy rõ hơn giá các loại vật tư mà Công ty kinh doanh:
- Giá đạm Urê: Nhìn chung giá bán đạm Urê có xu hướng tăng qua 3 năm, năm 2009 giá bán ra là 6.018 đ/kg và năm 2011 là 9.084 đ/kg. Chênh lệch giữa giá mua giá bán gần như ổn định trong 2 năm 2010 và năm 2011. Thể hiện, năm 2009 chênh lệch giá là 246 đ/kg, 2010 là 432 đ/kg, năm 2011 là 423 đ/kg,
- Giá đạm Sunphat: So với Đạm Urê trong 2 năm 2009 và 2010 thì giá đạm Sunphat rẻ hơn nhiều. Tuy nhiên sang năm 2011 giá bán và chênh lệch giá đạm Sunphat tăng đột biến. Thể hiện, năm 2009 giá bán đạm Sunphat là 3.384 đ/kg với chênh lệch giá là 580 đ/kg; giá bán đạm năm 2011 là 9.972 đ/kg với chênh lệch là 783 đ/kg. Nguyên nhân làm giá bán đạm Urê và đạm Sunphat tăng nhanh là do giá ở các cơ sở cung ứng tăng đột biến, đơn vị kinh doanh mặt hàng này trong toàn tỉnh cũng nâng mức giá bán của mình lên, thêm vào đó là các khoản chi phí như vận chuyển, bốc dỡ tăng do đó đã xảy ra tình trạng giá tăng như trên.
- Giá Lân nung chảy: Lân là mặt hàng sản xuất trong nước. Đối với lân nung chảy thì giá bán qua 3 năm biến động phức tạp, năm 2009 giá bán lân nung chảy là 2.510 đ/kg, năm 2010 giảm xuống còn 2.379 đ/kg, năm 2011 lại tăng lên 2.821đ/kg. Tương tự như giá bán thì chênh lệch giá cũng giảm xuống vào năm 2010 và tăng lên trong năm 2011, cụ thể là 480 đ/kg năm 2009, 387 đ/kg năm 2010, và 531 đ/kg năm 2011. Giá lân nung chảy biến động nguyên nhân cũng là do yếu tố thị trường.
- Giá Supe Lân: Đây là một trong những mặt hàng chủ lực của Công ty. Qua 3 năm giá bán supe lân có tăng lên tuy không nhiều. Cả giá bán và chênh lệch giá trong 2 năm 2009 và 2010 có thể nói là khá ổn định, đến năm 2011 mới tăng lên, từ 2.373 đ/kg năm 2010 lên 2.984 đ/kg năm 2011.
Trường Đại học Kinh tế Huế
SVTH: Đinh Thị Hồng Hạnh - Lớp: K42B - KTNN 31 - Giá NPK: Trong 3 năm qua giá bán NPK có biến động tăng và tăng nhanh.
Đáng chú ý là trong năm 2009 1kg NPK bán ra lỗ 494 đồng, sang năm 2010 thì lãi được 536 đ/kg, năm 2011 chênh lệch giá giảm xuống không đáng kể còn 516 đ/kg. Nguyên nhân là do năm 2008, NPK bị tồn đọng không bán được và để giải quyết số hàng tồn sắp hết hạn sử dụng công ty đã chấp nhận bán lỗ, thêm nữa là do phía nhà cung ứng tăng giá lên rất nhanh nên khiến cho giá bán của công ty cũng tăng nhanh.
- Giá Kali: Đây là mặt hàng có số lượng tiêu thụ tương đối nhỏ. Giá bán Kali qua 3 năm có sự tăng giảm rõ rệt là do ảnh hưởng của giá cả thị trường và do cạnh tranh. Năm 2009, 1kg Kali có giá 11.665 đồng, qua năm 2010 giảm xuống còn 8.957 đ/kg, tức giảm 2.708 đ/kg, năm 2011 lại tăng lên 10.594 đ/kg. Chênh lệch giá thì giảm nhanh qua 3 năm từ 1.294 đ/kg năm 2009 xuống còn 431 đ/kg năm 2011.
- Giá vôi và lân vi sinh: Đây là 2 mặt hàng được khai thác thác trong tỉnh nên giá bán tương đối thấp và đóng góp vào doanh thu của công ty không lớn.
Trường Đại học Kinh tế Huế
Bảng 6: Giá bán bình quân các loại vật tư nông nghiệp của Công ty trong 3 năm 2009-2011
ĐVT: đồng/kg
Tên vật tư
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Giá mua Giá bán Chênh
lệch Giá mua Giá bán Chênh
lệch Giá mua Giá bán Chênh lệch
1.Đạm Urê 5.772 6.018 246 6.066 6.498 432 8.661 9.084 423
2.Đạm Sunphat 2.804 3.384 580 3.149 3.546 397 9.189 9.972 783
3.Lân nung chảy 2.030 2.510 480 1.992 2.379 387 2.290 2.821 531
4.Supe Lân 1.915 2.282 367 1.997 2.373 376 2.511 2.984 473
5.NPK 4.028 3.534 -494 4.334 4.870 536 5.179 5.695 516
6.Kali 10.371 11.665 1.294 7.948 8.957 1.009 10.163 10.594 431
7.Vi sinh 1.040 1.020 -20 998 1.240 242 1.200 1.626 426
8.Vôi bột 554 792 238 778 894 116 937 1.215 278
Nguồn: Phòng kế toán tài vụ Công ty
Trường Đại học Kinh tế Huế