Tình hình thực hiện doanh thu bán hàng theo các địa bàn

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm tại công ty cổ phần vật tư nông nghiệp quảng bình qua 3 năm (2009 2011) (Trang 53 - 56)

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP QUẢNG BÌNH

2.4. Doanh thu tiêu thụ vật tư nông nghiệp của công ty từ 2009-2011

2.4.3. Tình hình thực hiện doanh thu bán hàng theo các địa bàn

Công ty cổ phần vật tư nông nghiệp Quảng Bình là doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực cung ứng vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh.

Một trong những tiền đề cơ bản để nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty là tổ chức mạng lưới tiêu thụ hợp lý và phù hợp với điều kiện của Công ty, với yêu cầu của thị trường nhằm cung cấp nhanh chóng, kịp thời về mặt số lượng, chất lượng, giảm bớt dự trữ cung vượt cầu.

Để có kế hoạch tổ chức cung ứng kịp thời và có hiệu quả, ta cần xác định lượng vật tư tiêu thụ theo các vùng thị trường. Xuất phát từ điều kiện tự nhiên của từng khu vực như đất đai, khí hậu, tổng diện tích gieo trồng, cơ cấu cây trồng, trình độ thâm canh trong sản xuất mà lượng vật tư phân bón tiêu thụ tại mỗi địa phương là không giống nhau. Bên cạnh đó tại những thời điểm khác nhau thì mức độ thuận tiện cũng như khó khăn do cạnh tranh thị trường cũng khác nhau. Điều này làm cho khối lượng vật tư phân bón của Công ty có nhiều sự biến động. Sản phẩm vật tư phân bón được tiêu thụ chủ yếu tại các thị trường trong tỉnh bao gồm:

TP Đồng Hới, huyện Minh Hóa, Tuyên Hóa, Quảng Trạch, Bố Trạch, Quảng Ninh và Lệ Thủy.

Qua bảng 9 ta thấy doanh thu tại các thị trường có sự khác nhau. Địa phương có mức tiêu thụ vật tư phân bón, thuốc BVTV lớn nhất là huyện Lệ Thủy với 17.247 triệu đồng năm 2009 chiếm 29,5% tổng doanh thu, và tăng lên 20.759 triệu đồng trong năm 2011, chiếm 32,5% tổng doanh thu. Trong đó năm 2010 thì mức tiêu thụ giảm xuống còn 17.199 triệu đồng. So sánh năm 2010 với năm 2009 thì mức tiêu thụ giảm 48 triệu đồng, tương đương giảm 0,3%. Năm 2011 với năm 2010 thì mức tiêu thụ tăng lên khá cao với mức tăng 3.560 triệu đồng, tương ứng tăng 20,7%.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bảng 9: Tình hình thực hiện doanh thu bán hàng tại các địa phương Địa phương

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 2010/2009 2011/2010

Tr.đ % Tr.đ % Tr.đ % +/- % +/- %

Tổng cộng 58.460 100 53.249 100 63.875 100 -5.211 91,1 10.626 120,0

1.Đồng Hới 2.513 4,3 2.130 4,0 2.172 3,4 -383 84,8 42 102,0

2.Minh Hóa 2.221 3,8 2.183 4,1 2.683 4,2 -38 98,3 500 122,9

3.Tuyên Hóa 4.209 7,2 3.621 6,8 4.663 7,3 -588 86,0 1.042 128,8

4.Quảng Trạch 12.569 21,5 12.088 22,7 14.755 23,1 -481 96,2 2.667 122,1

5.Bố Trạch 9.997 17,1 8.733 16,4 10.539 16,5 -1.264 87,4 1.806 120,7

6.Quảng Ninh 9.704 16,6 7.295 13,7 8.304 13,0 -2.409 75,2 1.009 113,8

7.Lệ Thủy 17.247 29,5 17.199 32,3 20.759 32,5 -48 99,7 3.560 120,7

Nguồn: Phòng kinh doanh tổng hợp của Công ty

Trường Đại học Kinh tế Huế

SVTH: Đinh Thị Hồng Hạnh - Lớp: K42B - KTNN 45 Đứng thứ 2 sau huyện Lệ Thủy về giá trị tiêu thụ sản phẩm vật tư nông nghiệp là huyện Quảng Trạch. Năm 2009 mức tiêu thụ hàng hóa của Công ty tại địa bàn này đạt 12.569 triệu đồng, chiếm 21,5% tổng doanh thu, sang năm 2010 mức tiêu thụ giảm 481 triệu đồng xuống còn 12.088 triệu đồng, tức giảm 5,8%.

Tuy nhiên qua năm 2011 mức tiêu thụ tăng lên 14.755 triệu đồng. So với năm 2010 thì năm 2011 doanh thu thu được ở địa bàn này tăng lên 2.667 triệu đồng (tương ứng tăng 22,1%).

Ở các huyện khác như Bố Trạch và Quảng Ninh, giá trị vật tư được tiêu thụ cũng đạt khá cao. Năm 2009 mức tiêu thụ vật tư lần lượt là 9.997 triệu đồng và 9.704 triệu đồng, sang năm 2011 giá trị vật tư tiêu thụ đã tăng lên và đạt 10.539 triệu đồng chiếm 16,5 % và triệu đồng 8.304 chiếm 13 % tổng doanh thu. Nguyên nhân khiến cho doanh thu thu được tại địa bàn huyện Bố Trạch tăng lên là do tại địa bàn này người dân tiến hành khai hoang đất đồi núi để trồng cây cao su làm lượng tiêu thụ phân bón tăng lên cao.

Ngoài ra các địa bàn có mức tiêu thụ vật tư phân bón, thuốc BVTV không lớn như huyện Tuyên Hóa, huyện Minh Hóa, TP Đồng Hới nhưng cũng đóng góp một phần vào doanh thu của Công ty. Minh Hóa là một trong hai địa bàn có giá trị tiêu thụ vật tư ít nhất, chỉ đạt 2.221 triệu đồng năm 2009 chiếm 3,8%, năm 2011 tăng lên 2.683 triệu đồng chiếm 4,2% tổng doanh thu tiêu thụ.

Doanh thu đạt được ở các thị trường qua 3 năm có sự không đồng đều. Bên cạnh những thị trường có sức tiêu thụ lớn và ngày càng tăng như Lệ Thủy, Quảng Trạch, Bố Trạch thì lại có những thị trường có khối lượng tiêu thụ rất hạn chế như TP Đồng Hới, huyện Minh Hóa. Nguyên nhân chung dẫn đến sự biến động trong tiêu thụ vật tư tại các địa phương đó là: Tại các huyện miền núi do mức đầu tư, điều kiện thâm canh còn hạn chế, tập quán canh tác lạc hậu, diện tích gieo trồng ít, manh mún; còn ở thành phố thì diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp để đầu tư vào xây dựng cơ bản làm cho diện tích canh tác ngày càng ít đi nên lượng phân bón tiêu thụ đạt thấp. Tại các huyện khác như Lệ Thủy, Quảng Trạch, Bố Trạch, Quảng Ninh bà con nông dân ở đây có điều kiện sản xuất khá hơn, biết

Trường Đại học Kinh tế Huế

thực phẩm thu được ngày càng cao do đó càng tập trung vào đầu tư thâm canh hơn. Đặc biệt huyện Lệ Thủy ngoài 2 mùa lúa chính thì còn có một mùa lúa tái sinh với yêu cầu về phân bón và thuốc BVTV cũng giống với các vụ mùa khác.

Ngoài ra, huyện Lệ Thủy còn là nơi cung cấp nhiều loại rau quanh năm cho thị trường trong tỉnh do đó khối lượng phân bón và thuốc BVTV được tiêu thụ là khá lớn dẫn đến doanh thu tiêu thụ lớn.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm tại công ty cổ phần vật tư nông nghiệp quảng bình qua 3 năm (2009 2011) (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)