Tình hình thực hiện doanh thu bán hàng của Công ty trong 3 năm

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm tại công ty cổ phần vật tư nông nghiệp quảng bình qua 3 năm (2009 2011) (Trang 43 - 47)

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP QUẢNG BÌNH

2.4. Doanh thu tiêu thụ vật tư nông nghiệp của công ty từ 2009-2011

2.4.1. Tình hình thực hiện doanh thu bán hàng của Công ty trong 3 năm

Doanh thu đóng vai trò quan trọng trong quá trình tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Đó vừa là cơ sở quan trọng để đảm bảo cho sự tồn tại của một doanh nghiệp, vừa là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Doanh thu của Công ty được thể hiện bằng số tiền bán sản phẩm. Để phân tích sự biến động doanh thu của mỗi mặt hàng do giá cả thường xuyên thay đổi ta đi sâu phân tích bảng 7.

Qua bảng 7 ta thấy doanh thu bán hàng của Công ty có nhiều biến động đáng kể. Năm 2009 doanh thu đạt 58.460 triệu đồng, năm 2010 doanh thu giảm xuống còn 53.249 triệu đồng, tức giảm 5.211 triệu đồng tương ứng giảm 8,9% so với năm 2009. Đến năm 2011 doanh thu đạt 63.875 triệu đồng, tăng 10.626 triệu đồng hay tăng 20% so với năm 2010. Nguyên nhân chung làm cho doanh thu năm 2010 giảm xuống là do hậu quả của lũ lụt và rét đậm kéo dài đầu năm làm cho lượng tiêu thụ phân bón trong năm này giảm xuống đáng kể. Bước sang năm 2011 Công ty đã tích cực mở rộng thị trường, nhập về các loại phân bón có chất lượng cao, chính sách giá cả hợp lý hơn… đã góp phần làm tăng doanh thu bán hàng cho Công ty.

Tìm hiểu doanh thu từng mặt hàng của Công ty có ý nghĩa hết sức quan trọng cho việc đề ra định hướng lựa chọn mặt hàng chủ lực và mặt hàng kinh doanh trong những năm tiếp theo. Cụ thể các mặt hàng có doanh thu lớn qua 3 năm như sau:

Mặt hàng đem lại doanh thu lớn nhất cho Công ty qua 3 năm liên tiếp là NPK.

Thể hiện năm 2009, doanh thu thu được từ NPK là 22.840 triệu đồng chiếm 39,1%

tổng doanh thu, năm 2010 giảm xuống còn 22.477 triệu đồng, qua năm 2011 doanh thu từ NPK tăng lên 25.332 triệu đồng, chiếm 39,7% tổng doanh thu. So sánh năm 2011 với năm 2010, doanh thu từ NPK đã tăng 2.855 triệu đồng, tức tăng 12,7%.

Nguyên nhân làm cho doanh thu từ NPK giảm trong năm 2010 là do lượng tiêu thụ giảm và doanh thu tăng trong năm 2011 là do giá tăng.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bảng 7: Doanh thu bán hàng của Công ty trong 3 năm 2009-2011 Chỉ tiêu

2009 2010 2011 So sánh

2010/2009 2011/2010

Tr.đ % Tr.đ % Tr.đ % +/ - % +/- %

Tổng DT 58.460 100 53.249 100 63.875 100 -5.211 91,1 10.626 120,0

1.Đạm 19.689 33,7 14.921 28,0 19.802 31,0 -4.768 75,8 4.881 132,7

-Urê 18.007 30,8 12.151 22,8 13.390 21,0 -5.856 67,5 1.239 110,2

-Sunphat 1.682 2,9 2.770 5,2 6.412 10,0 1.088 164,7 3.642 231,5

2.Lân 9.544 16,3 8.350 15,7 10.577 16,6 -1.194 87,5 2.227 126,7

-Nung chảy 1.996 3,4 2.923 5,5 3.595 5,6 927 146,4 672 123,0

-Supe Lân 7.548 12,9 5.427 10,2 6.982 10,9 -2.121 71,9 1.555 128,7

3.Kali 5.436 9,3 6.100 11,5 7.109 11,1 664 112,2 1.009 116,5

4.NPK 22.840 39,1 22.477 42,2 25.332 39,7 -363 98,4 2.855 112,7

5.Vi sinh 89 0,2 168 0,3 187 0,3 79 188,8 19 111,3

6.Vôi 103 0,2 55 0,1 79 0,1 -48 53,4 24 143,6

7.Thuốc BVTV 760 1,3 1.178 2,2 789 1,2 418 155,0 -389 70,0

Trường Đại học Kinh tế Huế

SVTH: Đinh Thị Hồng Hạnh - Lớp: K42B - KTNN 35 Nguồn: Phòng kế toán tài vụ Công ty

Trường Đại học Kinh tế Huế

đạm năm 2009 là 19.689 triệu đồng chiếm 33,7% tổng doanh thu. Sang năm 2010, doanh thu từ đạm giảm 4.768 triệu đồng xuống còn 14.921 triệu đồng, nhưng sang năm 2011 doanh thu tăng lên 19.802 triệu đồng tức tăng 4.881 triệu đồng tương ứng tăng 32,7% so với năm 2010. Trong tổng thu từ đạm thì doanh thu từ đạm Urê chiếm tỷ trọng lớn hơn so với đạm Sunphat. Năm 2009, doanh thu từ đạm Urê là 18.077 triệu đồng chiếm 30,7% tổng thu, năm 2011 đạt 13.390 triệu đồng chiếm 21% tổng thu. Trong khi đó doanh thu từ đạm Sunphat có tăng lên qua 3 năm nhưng vẫn chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng thu. Cụ thể năm 2009 doanh thu đạt 1.682 triệu đồng chiếm 2,9%, năm 2011 doanh thu tăng lên 6.412 triệu đồng chiếm 10% tổng thu. Nguyên nhân làm doanh thu từ đạm Urê giảm mạnh trong năm 2010 là do lượng tiêu thụ đạm Urê giảm mạnh trong lúc đó thì giá tăng rất ít. Qua năm 2011 lượng tiêu thụ vẫn tiếp tục giảm xuống nhưng do giá cả tăng cao nên đã làm doanh thu tăng nhẹ.

Doanh thu đứng thứ 3 sau NPK và đạm là phân lân. Doanh thu từ phân lân cũng biến động lên xuống qua các năm. Năm 2009 doanh thu đạt 9.544 triệu đồng chiếm 16,3% tổng thu, năm 2010 giảm 12,5% tức giảm 1.194 triệu đồng xuống còn 8.350 triệu đồng, sang năm 2011 doanh thu từ lân tăng lên 10.577 triệu đồng chiếm 16,6% tổng thu. Trong đó, doanh thu tiêu thụ Supe lân chiếm tỷ trọng lớn hơn lân nung chảy. Năm 2009 doanh thu của Supe lân là 7.548 triệu đồng chiếm 12,9%, của lân nung chảy là 1.996 triệu đồng chiếm 3,4% tổng thu. Năm 2011 doanh thu từ Supe lân đạt 6.982 triệu đồng chiếm 10,9% tổng thu, còn lân nung chảy là 3.595 triệu đồng chiếm 5,6% tổng thu. Nguyên nhân làm doanh thu lân nung chảy tăng là do lượng tiêu thụ tăng và giá bán trong năm 2011 cũng tăng. Còn đối với Supe lân thì do trong năm 2009 việc trồng lạc không đem lại hiệu quả nên lượng tiêu thụ trong năm 2010 giảm, giá bán thì gần như ổn định trong 2 năm đó cho nên doanh thu từ Supe lân năm 2010 giảm xuống, qua năm 2011 giá bán và lượng tiêu thụ đã tăng lên nên làm cho doanh thu tăng.

Trường Đại học Kinh tế Huế

SVTH: Đinh Thị Hồng Hạnh - Lớp: K42B - KTNN 37 Do doanh thu của năm 2010 thấp hơn năm 2009 nên hầu như doanh thu các sản phẩm vật tư của Công ty năm 2010 đều giảm so với năm 2009. Tuy nhiên doanh thu từ mặt hàng Kali thì có xu hướng tăng qua 3 năm. Cụ thể là, năm 2009 doanh thu đạt 5.436 triệu đồng chiếm 9,3% tổng doanh thu, năm 2010 doanh thu tăng lên 6.100 triệu đồng, năm 20110 doanh thu đạt 7.109 triệu đồng. So với năm 2009 thì doanh thu từ Kali năm 2010 tăng 664 triệu đồng tức tăng 12,2%, doanh thu năm 2011 tăng 1.009 triệu đồng tức tăng 16,5% so với năm 2010.

Ngoài các mặt hàng trên còn phân vi sinh, vôi bột, thuốc BVTV cũng đóng góp một phần vào tổng doanh thu bán hàng của Công ty.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm tại công ty cổ phần vật tư nông nghiệp quảng bình qua 3 năm (2009 2011) (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)