Kết quả thực hiện kế hoạch mua vào và tiêu thụ hàng hoá trong 3 năm (2009-2011)

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm tại công ty cổ phần vật tư nông nghiệp quảng bình qua 3 năm (2009 2011) (Trang 34 - 39)

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP QUẢNG BÌNH

2.2. Kết quả thực hiện kế hoạch mua vào và tiêu thụ hàng hoá trong 3 năm (2009-2011)

Công ty cổ phần vật tư nông nghiệp Quảng Bình là một công ty thương mại. Do hoạt động mua vào và bán ra có mối quan hệ chặt chẽ trong quá trình tái sản xuất xã hội nên phân tích kết quả quá trình tiêu thụ tất yếu không thể không đề cập đến kết quả của hoạt động mua vào. Thông thường kết quả của quá trình mua vào bán ra có quan hệ cùng chiều. Nếu hoàn thành công tác mua vào đảm bảo về mặt chất lượng, giá cả… sẽ góp phần rất lớn cho việc tiêu thụ được thực hiện dễ dàng và ngược lại.

2.2.1. Tình hình mua vào của công ty qua 3 năm

Để chủ động trong việc ổn định nguồn hàng, công ty đã tổ chức tốt mối quan hệ giao dịch với các công ty sản xuất phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trên cả nước như: Công ty Supe phốt phát và hoá chất Lâm Thao, công ty phân lân nung chảy Văn Điển, công ty cổ phần vật tư nông nghiệp II Đà Nẵng, công ty thuốc trừ sâu Sài Gòn, công ty thuốc bảo vệ thực vật An Giang…

Đế hiểu rõ hơn về tình hình mua hàng của Công ty ta nghiên cứu bảng 4.

Qua bảng 4 ta thấy lượng vật tư nông nghiệp mua vào của Công ty qua 3 năm có nhiều biến động. Đi sâu tìm hiểu hơn ta thấy, trong tổng lượng vật tư phân bón

Trường Đại học Kinh tế Huế

SVTH: Đinh Thị Hồng Hạnh - Lớp: K42B - KTNN 25 mua vào của công ty thì đạm Urê, Supe lân và NPK là ba loại phân bón chiếm tỷ trọng cao, được coi là ba mặt hàng chủ lực của công ty.

+ Lượng đạm Urê mua vào năm 2009 là 2.958 tấn; năm 2010 là 1.965 tấn;

năm 2011 là 1.616 tấn. So sánh giữa năm 2010 với năm 2009, lượng đạm Urê mua vào giảm 993 tấn . Năm 2011 lượng đạm mua vào giảm 349 tấn so với năm 2010.

+ Lượng đạm Sunphat mua vào của Công ty cũng biến động lên xuống, do nhu cầu sử dụng của bà con nông dân, lượng phân đạm Sunphat mua vào tăng từ 433 tấn năm 2009 lên 902 tấn năm 2010 và giảm xuống còn 656 tấn năm 2011.

Để giải thích cho sự biến động phức tạp trong tình hình mua vào của công ty qua 3 năm và chủ yếu là hai loại phân bón đạm Urê và đạm Sunphat, được biết nguyên nhân lượng đạm mua vào liên tục giảm từ năm 2009 đến 2011 là do nhà nước xoá bỏ chính sách trợ giá cước vận chuyển vật tư nông nghiệp đối với các tỉnh từ Quảng Bình trở vào mặt khác do nhu cầu dùng đạm của người nông dân ngày càng giảm.

Bảng 4: Số lượng mua vào các loại vật tư nông nghiệp của Công ty trong 3 năm (2009-2011)

Chỉ tiêu 2009 2010 2011 So sánh

2010/2009 2011/2010

Tấn Tấn Tấn +/- % +/- %

1.Đạm Urê 2.958 1.965 1.616 -993 66,4 -349 82,2

2.Đạm Sunphat 433 902 656 469 208,3 -246 72,7

3.Supe Lân 2.757 2.153 2.539 -604 78,1 386 117,9

4.Lân nung chảy 901 1.656 1.016 755 183,8 -640 61,3

5.Kali 541 624 812 83 115,3 188 130,1

6.NPK 5.726 5.625 4.274 -101 98,2 -1.351 75,9

7.Vi sinh 100 128 139 28 128,0 11 108,5

8.Vôi 138 124 98 -14 89,9 -26 79,0

Nguồn: Phòng kế toán tài vụ Công ty

Trường Đại học Kinh tế Huế

+ Về phân lân, lượng Supe lân mua vào năm 2009 là 2.757 tấn; năm 2010 là 2.153 tấn; năm 2011 là 2.539 tấn. So sánh giữa năm 2010 với năm 2009 lượng Supe lân mua vào giảm 604 tấn, năm 2011 lượng Supe lân mua vào tăng 386 tấn so với năm 2010. Lượng phân lân nung chảy mua vào tăng nhanh trong năm 2010 từ 901 năm 2009 tấn lên 1.656 tấn, và giảm mạnh xuống còn 1.016 tấn năm 2011.

Lượng phân lân mua vào qua 3 năm có sự tăng giảm rất rõ rệt, nguyên nhân chủ yếu là do nhà nước có chính sách trợ giá lân để hỗ trợ cho bà con nông dân trồng lạc trên toàn tỉnh nhưng sau đó thì nhận thấy việc trồng lạc không đem lại hiệu quả ở một số vùng nên sang năm 2010 lượng Supe lân mua vào của Công ty đã giảm do nhu cầu của bà con nông dân giảm, sang năm 2011 lượng phân Supe lân và lân nung chảy mua vào của Công ty đều tăng lên là do chuyển đổi cơ cấu cây trồng làm nhu cầu sử dụng 2 loại phân bón này tăng lên.

+ Lượng NPK mua vào trong 3 năm qua cũng có xu hướng giảm dần. Năm 2009 lượng NPK mua vào là 5.726 tấn, năm 2010 là 5.625 tấn, năm 2011 tiếp tục giảm xuống còn 4.274 tấn. So với năm 2009 thì lượng NPK mua vào trong năm 2010 giảm 101 tấn, so sánh năm 2011 với năm 2010 thì lượng mua vào trong năm 2011 giảm mạnh đến 1.351 tấn, tương ứng giảm hơn 24%.

Bảng 4 còn cho thấy ngoài đạm, lân và NPK là các mặt hàng chủ yếu thì hàng năm công ty còn kinh doanh một số mặt hàng như: Kali, vi sinh, vôi bột… lượng mua vào của các mặt hàng này chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng lượng hàng hóa mua vào của Công ty và ít biến động qua các năm.

Qua thực tế trên cho thấy số lượng vật tư mua vào rất phong phú điều đó đã chứng tỏ công ty đã rất tích cực trong công tác tạo nguồn hàng nhằm đảm bảo nhu cầu kinh doanh và đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.

2.2.2. Tình hình tiêu thụ vật tư của công ty qua 3 năm gần đây

Công ty cổ phần vật tư Quảng Bình là đơn vị kinh doanh có nhiệm vụ cung ứng các loại vật tư nông nghiệp cho địa bàn toàn tỉnh. Sản xuất nông nghiệp mang tính mùa vụ, do đó mà kinh doanh mặt hàng phân bón phục vụ cho sản xuất nông nghiệp cũng mang tính thời vụ cao đòi hỏi Công ty có các biện pháp dự trữ hàng và

Trường Đại học Kinh tế Huế

SVTH: Đinh Thị Hồng Hạnh - Lớp: K42B - KTNN 27 nhập hàng đúng thời điểm để đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp của bà con và để sản phẩm của mình được tiêu thụ mạnh là điều cần thiết.

Trong cơ chế thị trường hiện nay, đặc biệt khi mà mước ta đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức WTO thì sự cạnh tranh trên thị trường, tìm kiếm thị trường cho sản phẩm của mình có chỗ đứng là điều rất khó khăn, khi mà hàng hóa nước ngoài được nhập vào thị trường nội địa nhưng mức đánh thuế thấp. Đối thủ kinh doanh của Công ty không phải là ít, do đó công tác tìm hiểu thị trường và tìm hiểu đối thủ là công việc không thể bỏ qua để ban giám đốc và phòng kinh doanh của Công ty có thể đưa ra thị trường những sản phẩm phù hợp với yêu cầu của bà con nông dân về số lượng cũng như chất lượng. Để tìm hiểu thêm tình hình tiêu thụ sản phẩm của CTCP vật tư nông nghiệp Quảng Bình trong 3 năm qua ta đi vào nghiên cứu bảng 5.

Bảng 5: Tình hình tiêu thụ phân bón của Công ty trong 3 năm 2009-2011

Chỉ tiêu

2009 2010 2011 So sánh

2010/2009 2011/2010

Tấn Tấn Tấn +/- % +/- %

1.Đạm Urê 2.992 1.870 1.474 -1.122 62,5 -396 78,8

2.Đạm Sunphat 497 781 643 284 157,1 -138 82,3

3.Supe lân 3.308 2.287 2.340 -1.021 69,1 53 102,3

4.Lân nung chảy 795 1.229 1.274 434 154,6 45 103,7

5.Kali 466 681 671 215 146,1 -10 98,5

6.NPK 6.463 4.615 4.448 -1.848 71,4 -167 96,4

7.Vi sinh 87 136 115 49 156,3 -21 84,6

8.Vôi bột 130 61 65 -69 46,9 4 106,6

Nguồn: Phòng kế toán tài vụ Công ty Để hiểu rõ hơn sự biến động này, ta đi sâu nghiên cứu tình hình tiêu thụ cụ thể của các mặt hàng phân bón qua 3 năm 2009-2011.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Mặt hàng có số lượng tiêu thụ lớn nhất trong 3 năm là NPK. Tuy nhiên số lượng tiêu thụ có xu hướng giảm dần. Cụ thể, năm 2009 lượng NPK tiêu thụ được là 6.463 tấn, năm 2010 lượng tiêu thụ giảm mạnh xuống còn 4.615 tấn, giảm 1.848 tấn (tức giảm 28,6%), năm 2011 lượng tiêu thụ tiếp tục giảm xuống còn 4.448 tấn, so sánh năm 2011 với năm 2010 lượng tiêu thụ NPK giảm 167 tấn (tức giảm 3,6%). Nguyên nhân khiến lượng NPK bán ra của Công ty giảm qua 3 năm là do bà con nông dân hạn chế mua phân NPK sẵn có mà thay vào đó là mua các loại phân có trong thành phần của NPK về để trộn lẫn với nhau theo từng tỷ lệ phù hợp với từng loại cây.

Đứng thứ hai sau NPK về số lượng tiêu thụ là Supe lân, đây cũng là một trong những mặt hàng chủ lực của Công ty. Tuy nhiên khối lượng Supe lân tiêu thụ trong 3 năm qua cũng có nhiều biến động. Lượng tiêu thụ Supe Lân trong năm 2010 giảm 1.021 tấn (tương ứng giảm 30,9%) so với năm 2009, năm 2011 tăng 53 tấn (tương ứng tăng 2,3%) so với năm 2010. Nguyên nhân khiến lượng tiêu thụ Supe lân biến động như vậy là do việc trồng lạc không đem lại hiệu quả ở một số vùng khiến cho lượng lân bán ra giảm và do sự thay đổi cơ cấu cây trồng làm nhu cầu về lân tăng lên trong năm 2011.

Phân lân nung chảy đặc biệt thích hợp với các loại cây công nghiệp dài ngày như cao su, cà phê, chè… Năm 2010 hai huyện Quảng Trạch và Bố trạch chủ trương khai hoang đồi núi trọc để trồng cây cao su làm cho nhu cầu loại phân bón này tăng nhanh chóng. Năm 2009 lượng tiêu thụ loại phân bón này là 795 tấn, năm 2010 tăng 54,6% (tương ứng 434 tấn), năm 2011 tăng 3,7% (tương ứng tăng 45 tấn) đạt 1274 tấn.

Đạm là loại phân bón cần thiết cho cây trồng. Do bất lợi trong cạnh tranh nên lượng đạm Urê bán ra trong 3 năm qua có chiều hướng giảm xuống, từ 2.292 tấn năm 2009 xuống còn 1.870 tấn năm 2010 và 1.474 tấn năm 2011.

Trường Đại học Kinh tế Huế

SVTH: Đinh Thị Hồng Hạnh - Lớp: K42B - KTNN 29 Với số lượng tiêu thụ không nhiều thì mặt hàng Kali trong 3 năm qua cũng có những biến động lên xuống. Do cơ cấu cây trồng trên địa bàn nên thị trường ít dùng loại phân bón này. Năm 2009 lượng Kali bán ra là 466 tấn, năm 2010 lượng tiêu thụ tăng lên 681 tấn (tương ứng tăng 46,1%) so với năm 2009, qua năm 2011 lượng tiêu thụ Kali giảm 10 tấn xuống còn 671 tấn.

Các mặt hàng khác như phân vi sinh, vôi bột cũng có biến động tuy nhiên không đáng kể. Ngoài ra trong 3 năm gần đây thuốc BVTV cũng đóng góp một vai trò quan trọng trong việc tạo ra doanh thu và lợi nhuận của Công ty (do không lượng hóa được nên không đưa vào bảng).

Nhìn chung khối lượng tiêu thụ các loại vật tư qua các năm đều có xu hướng biến động phức tạp. Công ty cần đề ra được những chiến lược đúng đắn, có giải pháp phù hợp hơn nữa để nâng cao khả năng tiêu thụ, mở rộng thị phần, đây chính là tiền đề để giảm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm tại công ty cổ phần vật tư nông nghiệp quảng bình qua 3 năm (2009 2011) (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)