Chỉ tiêu về hiệu quả kinh doanh của Công ty

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm tại công ty cổ phần vật tư nông nghiệp quảng bình qua 3 năm (2009 2011) (Trang 64 - 74)

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP QUẢNG BÌNH

2.7. Một số chỉ tiêu kết quả và hiệu quả kinh doanh của Công ty qua 3 năm 2009-2011

2.7.2. Chỉ tiêu về hiệu quả kinh doanh của Công ty

Hiệu quả kinh tế (hiệu quả sản xuất kinh doanh) của doanh nghiệp là một

Trường Đại học Kinh tế Huế

SVTH: Đinh Thị Hồng Hạnh - Lớp: K42B - KTNN 55 phạm trù kinh tế, biểu hiện của sự tập trung phát triển theo chiều sâu, phản ánh trính độ khai thác các nguồn lực và trình độ chi phí các nguồn lực đó trong quá trình sản xuất thực hiện mục tiêu kinh doanh. Mà mục tiêu kinh doanh của mỗi doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận. Để đạt được điều đó thì nâng cao hiệu quả kinh tế là nhiệm vụ cấp bách đối với mọi doanh nghiệp. Để đánh giá đúng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty ta có thể sử dụng các chỉ tiêu sau:

1. Tỷ suất lợi nhuận/vốn:

Tỷ suất lợi nhuận/vốn của năm 2009 đạt 3,58%, nghĩa là cứ 100 đồng vốn bỏ vào kinh doanh thì thu được 3,58 đồng lợi nhuận. Năm 2010 tỷ suất lợi nhuận là 3,23% nghĩa là cứ 100 đồng vốn bỏ vào kinh doanh thì thu được 3,23 đồng lợi nhuận; năm 2011 là 4,23% nghĩa là cứ 100 đồng vốn bỏ vào kinh doanh thì thu được 4,23 triệu đồng. Chỉ tiêu này qua 3 năm đều mang dấu dương, như vậy thì Công ty đã từng bước sử dụng có hiệu quả đồng vốn của mình.

2. Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu:

Năm 2009 tỷ suất lợi nhuận/doanh thu là 1,51% nghĩa là cứ 100 đồng doanh thu thu được thì Công ty có 1,51 đồng lợi nhuận, năm 2010 tỷ suất lợi nhuận/doanh thu là 1,77% nghĩa là cứ 100 đồng doanh thu Công ty thu được 1,77 đồng lợi nhuận, so sánh năm 2010 với năm 2009 thì tỷ suất này tăng 0,26% nghĩa là cùng 1 đồng doanh thu thu được thì năm 2010 lợi nhuận trong một đồng doanh thu thu được cao hơn so với năm 2009. Năm 2011 tỷ suất này đạt 2,49% nghĩa là cứ 100 đồng doanh thu thu được thì Công ty có được 2,49 đồng lợi nhuận. Nếu so với năm 2010 thì tỷ suất này tăng 0,72% tức là cùng một đồng doanh thu thu được thì năm 2011 lợi nhuận trong một đồng doanh thu cao hơn so với năm 2010.

3. Tỷ suất lợi nhuận/chi phí:

Năm 2009 tỷ suất lợi nhuận/chi phí là 1,53%, tức là cứ 100 đồng chi phí bỏ vào sản xuất kinh doanh thì Công ty thu được 1,53 đồng lợi nhuận. Năm 2010 tỷ suất lợi nhuận/chi phí là 1,80% có nghĩa là cứ 100 đồng vốn bỏ vào sản xuất kinh doanh thì Công ty thu được 1,80 đồng lợi nhuận. Năm 2011 tỷ suất này là 2,56%

nghĩa là cứ 100 đồng chi phí bỏ ra thì Công ty thu được 2,56 đồng lợi nhuận. So

Trường Đại học Kinh tế Huế

sánh năm 2010 với năm 2009 thì tỷ suất này tăng 0,27% và năm 2011 so với năm 2010 tăng 0,75 % chứng tỏ Công ty đã ngày càng tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, cơ cấu bộ máy hợp lý, thực hiện tiết kiệm trong kinh doanh nên tỷ suất lợi nhuận/chi phí ngày càng tăng lên.

4.Tỷ suất doanh thu/chi phí:

Chỉ tiêu này phản ánh cứ 100 đồng chi phí bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng doanh thu. Nhìn vào bảng số liệu ta thấy trong hai năm 2009 và 2010 tỷ số này là bằng nhau và bằng 1,02 lần, năm 2011 tăng lên 1,03 lần.

Qua phân tích các chỉ tiêu kết quả và hiệu quả kinh doanh của Công ty cho ta thấy được rằng tình hình kinh doanh của Công ty đang ngày càng tốt lên, lợi nhuận tăng qua các năm tao điều kiện cho Công ty trích giữ lại một phần bổ sung vào nguồn vốn chủ sở hữu, giúp cho Công ty có khả năng tự chủ ngày càng cao về tài chính. Đó là yếu tố rất quan trọng đối với một công ty kinh doanh thương mại để có nguồn vốn chủ động khi mua hàng.

Trường Đại học Kinh tế Huế

SVTH: Đinh Thị Hồng Hạnh - Lớp: K42B - KTNN 57 Bảng 12 : Kết quả và hiệu quả kinh doanh vật tư nông nghiệp của Công ty qua 3 năm 2009-2011

Chỉ tiêu ĐVT 2009 2010 2011

So sánh

2010/2009 2011/2010

+/- % +/- %

I. KẾT QUẢ

1. Tổng doanh thu Tr.đ 58.460 53.249 63.875 -5.211 91,1 10.626 120,0

2. Tổng chi phí Tr.đ 57.577 52.306 62.283 -5.271 90,8 9.977 119,1

3. Lợi nhuận Tr.đ 883 943 1.592 60 106,8 649 168,8

4. Vốn Tr.đ 24.676 29.160 37.620 4.484 118,2 8.460 129,0

II. HIỆU QUẢ

1.Tỷ suất LN/vốn % 3,58 3,23 4,23 -0,34 1,00

2.Tỷ suất LN/DT % 1,51 1,77 2,49 0,26 0,72

3.Tỷ suất LN/CP % 1,53 1,80 2,56 0,27 0,75

4.Tỷ suất DT/CP Lần 1,02 1,02 1,03 0,00 0,01

Nguồn: Phòng kế toán tài vụ và tính toán của sinh viên

Trường Đại học Kinh tế Huế

Để thấy sự biến động tăng, giảm doanh thu giữa các năm ta có thể sử dụng phương pháp chỉ số tổng hợp để phân tích sự ảnh hưởng của giá bán và sản lượng tới doanh thu. Cách phân tích và kết quả phân tích được thể hiện trong bảng 13.

Bảng 13: Mức ảnh hưởng của sản lượng và giá cả các loại phân bón đến doanh thu bán hàng của Công ty trong 3 năm 2009-2011

Chỉ tiêu Nhân tố ảnh hưởng

2010/2009 2011/2010 Tuyệt

đối % Tuyệt

đối %

1.Đạm Urê

Doanh thu thay đổi -5.856 -32,5 1.239 10,1

Do: + giá 897 5 3.812 31,3

+ Sản lượng tiêu thụ -6.753 -37,5 -2.573 -21,2 2.Đạm

Sunphat

Doanh thu thay đổi 1.088 64,6 3.642 131,4

Do: + giá 127 7,5 4.132 149

+ Sản lượng tiêu thụ 961 57,1 -490 -17,6 3.Lân

nung chảy

Doanh thu thay đổi 927 46,4 672 23

Do: + giá -162 -8,2 564 1,3

+ Sản lượng tiêu thụ 1.089 54,6 108 3,7 4.Supe

lân

Doanh thu thay đổi -2.121 -28,1 1.555 28,6

Do: + giá 209 2,8 1.429 26,3

+ Sản lượng tiêu thụ -2.330 -30,9 126 2,3

5.NPK

Doanh thu thay đổi -363 -1,6 2.855 12,7

Do: + giá 6.168 27 3.670 16,3

+ Sản lượng tiêu thụ -6.531 -28,6 -815 -3,6

6.Kali

Doanh thu thay đổi 664 12,2 1.009 16,5

Do: + giá -1.844 -33,9 1.099 18

+ Sản lượng tiêu thụ 2.508 46,1 -90 -1,5

Trường Đại học Kinh tế Huế

SVTH: Đinh Thị Hồng Hạnh - Lớp: K42B - KTNN 59 Nhận xét :

Đối với phân đạm Urê

*So sánh năm 2010/2009:

Doanh thu tiêu thụ đạm Urê năm 2010 so với năm 2009 giảm 5.856 triệu đồng hay giảm 32,5% là do:

- Giá bán đạm Urê tăng 8% làm doanh thu tăng lên 897 triệu đồng hay tăng 5%.

- Do lượng đạm Urê được tiêu thụ giảm 37,5% làm doanh thu giảm 6.753 triệu đồng hay giảm 37,5%.

*So sánh năm 2011/2010:

Doanh thu tiêu thụ đạm Urê năm 2011 tăng 10,1% so với năm 2010, tương ứng tăng 1.239 triệu đồng, là do:

- Do giá bán đạm Urê tăng 39,8% làm doanh thu tăng 3.812 triệu đồng, tức tăng lên 31,3%.

- Do lượng đạm tiêu thụ giảm 21,2% làm doanh thu tiêu thụ giảm 2.573 triệu đồng, hay giảm 21,2%.

Như vậy, trong hai năm 2010 và 2011 giá đạm Urê tăng lên làm lượng tiêu thụ giảm xuống nhưng năm 2011 hiệu ứng giá tăng lớn hơn hiệu ứng lượng tiêu thụ giảm do đó doanh thu năm 2011 đã tăng lên so với năm 2010. Vì vậy trong những năm tới Công ty nên có kế hoạch điều chỉnh lại giá cả hợp lý hơn.

Đối với đạm Sunphat:

*So sánh năm 2010/2009:

Doanh thu bán đạm Sunphat năm 2010 tăng 64,6% so với năm 2009 tương đương tăng 1.088 triệu đồng là do:

- Do giá bán đạm Sunphat tăng 4,8% làm doanh thu tiêu thụ đạm Sunphat tăng 7,5% tương ứng tăng 127 triệu đồng.

- Do lượng tiêu thụ đạm Sunphat tăng 57,1% làm cho doanh thu tiêu thụ đạm Sunphat tăng 961 triệu đồng, tức tăng 57,1%.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Doanh thu tiêu thụ đạm Sunphat năm 2011 tăng 131,4% tương ứng tăng 3.642 triệu đồng so với năm 2010 là do:

- Do giá bán đạm Sunphat tăng 181,2% làm doanh thu tăng 4.132 triệu đồng tương ứng tăng 149%.

- Do lượng tiêu thụ đạm Sunphat giảm 17,7% làm doanh thu giảm 490 triệu đồng tức giảm 17,6%.

Như vậy, doanh thu từ đạm Sunphat năm 2010 tăng lên là do cả giá bán tăng và lượng tiêu thụ cũng tăng, sang năm 2011 doanh thu đạm Sunphat cũng tăng lên nhưng là do giá bán tăng còn lượng tiêu thụ lại giảm xuống. Trong những năm tới Công ty nên điều chỉnh giá bán hợp lý để duy trì sự tăng lên của doanh thu như trong năm 2010.

Đối với Supe lân:

* So sánh năm 2010/2009:

Doanh thu tiêu thụ Supe lân năm 2010 giảm 28,1% tương ứng giảm 2.121 triệu đồng so với năm 2009, là do:

- Do giá bán Supe lân tăng 3,9% làm doanh thu tiêu thụ Supe lân tăng 209 triệu đồng, tức tăng 2,8%

- Do lượng tiêu thụ Supe lân giảm 30,9% làm doanh thu tiêu thụ Supe lân giảm 2.330 triệu đồng, hay giảm 30,9%.

* So sánh năm 2011/2010:

Doanh thu tiêu thụ Supe lân năm 2011 so với năm 2010 tăng 28,6% tương ứng tăng 1.555 triệu đồng, là do:

- Do giá bán Supe lân tăng 25,7% làm cho doanh thu tiêu thụ Supe lân tăng 26,3% tương ứng tăng 1.429 triệu đồng.

- Do lượng Supe lân được tiêu thụ tăng 2,3% làm cho doanh thu tiêu thụ tăng 126 triệu đồng, tức tăng 2,3%.

Doanh thu từ Supe lân năm 2010 giảm so với năm 2009 là do giá bán tăng nhẹ làm lượng tiêu thụ giảm mạnh. Năm 2011 doanh thu tăng lên do cả giá bán và

Trường Đại học Kinh tế Huế

SVTH: Đinh Thị Hồng Hạnh - Lớp: K42B - KTNN 61 lượng tiêu thụ cùng tăng. Ta thấy, việc tăng lên của giá bán trong năm 2010 có ảnh hưởng rất lớn đến việc giảm mạnh của lượng tiêu thụ, hơn nữa Supe lân là một trong những mặt hàng chủ lực của Công ty do đó Công ty nên áp dụng mức giá hợp lý, mở rộng thị trường để tăng lượng tiêu thụ đối với loại phân bón này.

Đối với phân lân nung chảy:

* So sánh năm 2010/2009:

Doanh thu tiêu thụ phân lân nung chảy năm 2010 tăng 46,4% so với năm 2009, tương ứng tăng 927 triệu đồng là do:

- Do giá bán phân lân nung chảy giảm 5,3% làm cho doanh thu giảm 162 triệu đồng, hay giảm 8,2%.

- Do lượng tiêu thụ lân nung chảy tăng 54,6% làm cho doanh thu tiêu thụ tăng 54,6% tương ứng tăng 1.089 triệu đồng.

* So sánh năm 2011/2010:

Doanh thu tiêu thụ lân nung chảy năm 2011 tăng 23% hay tăng 672 triệu đồng so với năm 2010 là do:

- Do giá bán lân nung chảy tăng 18,6% làm doanh thu tiêu thụ lân nung chảy tăng 564 triệu đồng hay tăng 19,3%.

- Do lượng tiêu thụ lân nung chảy tăng 3,7% làm doanh thu từ lân nung chảy tăng 3,7% hay 108 triệu đồng.

Như vậy, doanh thu từ phân lân nung chảy trong 2 năm 2010 và 2011 đều tăng. Năm 2011 doanh thu tăng là do cả giá bán và lượng tiêu thụ đều tăng, trong những năm tới Công ty cần có các biện pháp để duy trì sự gia tăng này.

Đối với NPK:

* So sánh năm 2010/2009:

Doanh thu tiêu thụ NPK năm 2010 giảm 1,6% tương ứng giảm 363 triệu đồng so với năm 2009 là do:

- Do giá bán NPK tăng lên 37,8% làm doanh thu tiêu thụ NPK tăng 6.168 triệu đồng hay tăng 27%.

Trường Đại học Kinh tế Huế

triệu đồng hay giảm 28,6%.

* So sánh năm 2011/2010:

Doanh thu tiêu thụ NPK năm 2011 so với năm 2010 tăng 12,7% tương ứng tăng 2.855 triệu đồng là do:

- Do giá bán NPK tăng 16,9% làm doanh thu NPK tăng 16,3% hay tăng 3.670 triệu đồng.

- Do khối lượng tiêu thụ NPK giảm 3,6% làm doanh thu tiêu thụ NPK giảm 3,6% hay giảm 815 triệu đồng.

Ta thấy trong 2 năm 2010 và 2011 đều do ảnh hưởng giá tăng mà làm lượng tiêu thụ NPK giảm mạnh, tuy nhiên năm 2011 hiệu ứng tăng giá lớn hơn hiệu ứng giảm khối lượng tiêu thụ do đó doanh thu trong năm 2011 tăng so với năm 2010.

Đối với Kali:

* So sánh năm 2010/2009:

Doanh thu tiêu thụ phân Kali trong năm 2010 so với năm 2009 tăng 12,2%

tương ứng tăng 664 triệu đồng là do:

- Do giá bán Kali năm 2010 giảm 23,2% làm doanh thu giảm 1.844 triệu đồng tương ứng giảm 33,9%.

- Do lượng tiêu thụ Kali tăng lên 46,1% làm doanh thu tiêu thụ Kali tăng 2.508 triệu đồng hay tăng 46,1%.

* So sánh năm 2011/2010:

Doanh thu tiêu thụ Kali năm 2011 tăng 1.009 triệu đồng hay tăng 16,5% so với năm 2010 là do:

- Do giá bán Kali tăng 18,3% làm cho doanh thu tiêu thụ Kali tăng 18% hay tăng 1.099 triệu đồng.

- Do lượng tiêu thụ Kali giảm 1,5% làm cho doanh thu Kali giảm 1,5% hay giảm 90 triệu đồng.

Tóm lại, doanh thu từ hoạt động kinh doanh của CTCP vật tư nông nghiệp Quảng Bình đang có bước khởi sắc sau một năm kinh doanh gặp khó khăn. Có

Trường Đại học Kinh tế Huế

SVTH: Đinh Thị Hồng Hạnh - Lớp: K42B - KTNN 63 được như vậy là do giá bán sản phẩm ngày càng cao, chứng tỏ sản phẩm mà Công ty kinh doanh đang có uy tín trên thị trường. Đây là sự nỗ lực rất lớn của tập thể cán bộ công nhân viên của Công ty và ngoài ra là sự tác động của các yếu tố thị trường. Vì vậy trong những năm tới Công ty cần cố gắng hơn nữa để đẩy nhanh tốc độ tăng khối lượng tiêu thụ và giá bán để tăng doanh thu và lợi nhuận.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm tại công ty cổ phần vật tư nông nghiệp quảng bình qua 3 năm (2009 2011) (Trang 64 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)