PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất lạc
Về đất đai
Lạc có khả năng thích ứng lớn đối với các loại đất khác nhau. Có thểnói lạc là loại cây trồng không có yêu cầu nghiêm khắc đối với các đặc tính của đất. Các loại đất từ đất cát nhẹ đến đất sét nặng đều có thểtrồng lạc được. Nhưng đối với cây lạc phù hợp với các loại đất cát pha, nhẹ, xốp, sáng màu. Đất trồng lạc tốt nhất là các chân đất thoát nước tốt, kết cấu xốp và mịn, chưa bịrửa trôi màu.
Lạc phát triển tốt trên các chân đất có phảnứng trung tính, tốt nhất là độpH của đất không thấp dưới 6. Nếu đất chua, pH dưới 5 thì phải bón vôi. Lạc chịu được đất mặn vừa, ưa thích chân đất có chất vôi. Lạc sinh trưởng và phát triển tốt trên đất sạch cỏ, đặc biệt yêu cầu đất sạch cỏvào lúc mới mọc.
Về nhiệt độ
Lạc là loài cây có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới, phát triển thích hợp trong điều kiện khí hậuấm áp. Hiện nay cây lạc được gieo trồng và đã thích nghi với điều kiện ở khá thấp. Tuy vậy, cây lạc không chịu được rét. Nhiệt độ xuống dưới 10C cây con bị chết, dưới 30C quảthu hoạch có hạt bịmất sức nảy mầm.
Thích hợp nhất cho sinh trưởng phát triển lạc là từ24 - 330C, nhiệt độ giới hạn dưới cho nảy mầm là 120C
Nhu cầu đối với nước và độ ẩm
Nước và độ ẩm, nhất là độ ẩm là điều kiện chủyếu đảm bảo cho sinh trưởng và phát triển của cây lạc. Ởcác vùng trồng lạc thích hợp, lượng mưa trung bình hằng năm vào khoảng 1000 - 1300mm là đủ. Nếu mưa ít hơn 1000mm thì lạc cần được tưới nước. Trong một vụ trồng lạc, nếu tính riêng cho nhu cầu sinh trưởng của cây lạc, thì chỉ cần lượng mưa là 500 - 600mm, nếu lượng mưa trung bình ít hơn 350mm thì lạc cần được tưới, nhất là vào lúc ra hoa rộvà kết quả.
Nhu cầu đối với ánh sáng
Trường Đại học Kinh tế Huế
Cây lạc có phản ứng nhất định đối với tác động của ánh sáng. Các thời kỳsinh trưởng khác nhau có phảnứng khác nhau đối với ánh sáng.
Các giống lạc ở Việt Nam thuộc chủng Spanish không mẩn cảm với độ dài ngày và thích nghi tốt với điều kiện ánh sáng ít, trời âm u kéo dài trong vụ Xuân ở miền Trunng. Tuy nhiên số lượng hoa phụthuộc nhiều vào số lượng nắng.
Sốgiờ nắng/ ngày có ảnh hưởng rõ rệt tới sinh trưởng của lạc. Quá trình nở hoa thuận lợi khi số giờ nắng đạt trên 200giờ/tháng. Ở các tỉnh miền Trung trong nhiều điều kiện vụ Xuân nên bố trí thời vụ trồng để lạc ra hoa vào tháng 4 dương lịch. Nếu lạc ra hoa sớm (tháng 3) thì sốgiờnắng/ngày giảm, tổng lượng hoa/ cây giảm.
Như vậy, trong các yếu tố khí hậu thì ánh sáng là yếu tố ít ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và khả năng cho năng suất của lạc hơn so với yếu tốkhí hậu khác.
1.1.4.2. Các nhân tố thuộc về sinh học
Giống
Thực tế sản xuất nông nghiệp cho thấy là một giống tốt cần có 3 đặc điểm: cho năng suất cao, cho nông sản tốt, có khả năng chống chịu sâu bệnh cao. Vì vậy, để đạt hiệu quảkinh tếcao trong trồng lạc cần lựa chọn giống thích hợp với điều kiện cụthể với từng nơi trồng lạc.
Dinh dưỡng khoáng
Lạc yêu cầu thấp về dinh dưỡng khoáng, do đó lạc không đáp ứng với lượng phân khoáng cao. Bón từ75 - 150 kg/ha, trong đó chủyếu là lân (P) coi như là đủvới cây lạc.
+ Vai trò và sựhấp thu Nitơ (N)
Nitơ là thành phần của axít amin, yếu tố để tạo nên prôtêin. N cũng là đơn vị cấu trúc của diệp lục, do đó N có mặt ở nhiều hợp chất tham gia vào sự thay đổi chất của cây lạc.
Vì vậy, thiếu N cây sinh trưởng kém, lá vàng, chất khô tích lũy bị giảm, số quả và trọng lượng quả đều giảm, nhất là thiếuở thời kỳ sinh trưởng cuối. Thiếu N nghiêm trọng dẫn tới cây ngừng phát triển quảvà hạt.
Lượng N hấp thụrất lớn, để đạt 1 tấn lạc quảkhô, cần sửdụng tới 50 - 75 kg N.
nguồn N cố định có thể đáp ứng được 50 - 70% nhu cầu N của cây.
+ Vai trò hấp thu của Lân (P)
Trường Đại học Kinh tế Huế
Thiếu P bộphận rễkém phát triển, hoạt động cố định N giảm.
Ngoài những vai trò sinh lý bình thường đối với cây lạc, P còn đóng vai tròđối với sựcố định Nitơ và sựtổng hợp lipit trong thời kỳchín của hạt. Ngoài ra, bón P còn kéo dài thời kỳ ra hoa và tăng tỉ lệ hoa có ích. Ở hạt khi chín, phân nằm trong các enzim xúc tiến việc tổng hợp lipít. Trong thời kỳ này, 50% lượng P của cây tập trungở hạt. Bón đủ P hàm lượng dầu trong hạt tăng.
+ Vai trò và sựhấp thu Kali (K)
Kali trong cây dưới dạng muối vô cơ hòa tan và muối axít hữu cơ trong tếbào.
Kali không trực tiếp đóng vai trò là thành phần cấu tạo của cây, nhưng tham gia vào các hoạt động của enzim, nó đóng vai trò điều chỉnh và chất xúc tác. Vì vậy, K tham gia chủyếu vào các hoạt động chuyển hóa chấtởcây.
Thiếu K thân chuyển thành màu đỏsẫm và lá chuyển thành màu xanh nhạt. Tác hại lớn nhất của thiếu K là cây bịlùn, khả năng quang hợp và hấp thu N giảm, tỉ lệmột quả tăng, trọng lượng hạt giảm và năng suất giảm rõ rệt. Lạc có khả năng hút lượng K rất lớn, trong môi trường giàu K, nó có khả năng hấp thu K quá mức cần thiết. Lượng K lạc hấp thụ cao hơn lượng P nhiều, khoảng 15kg K2O/1 tấn quả khô, khoảng 80 - 90% tập trungởlá.
+ Các nguyên tố vi lượng
Các nguyên tố vi lượng đóng vai trò là chất xúc tác, hoặc là 1 thành phần của các enzim hoặc chất hoạt hóa của hệenzim cho quá trình sống của cây. Đối với lạc là cây họ đậu có 2 nguyên tố vi lượng quan trọng nhất là Moliđen và Bo.
Ngoài ra, một số nguyên tố vi lượng khác như Fe, Cu, Zu…cũng đóng vai trò rất quan trọng đối với năng suất lạc. Tuy nhiên, thường cây có thể hấp thu lượng dinh dưỡng này từ đất đủcho quá trình sinh trưởng và phát triển của cây, do đó ít khi phải bổsung các loại phân vi lượng này, nhất làđối với Fe.
+ Vôi
Lạc rất cần vôi. Khi thiếu vôi, cây lạc có nhiều quảkhông có hạt. Vôi giúp cho lạc huy động được K, làm quả chắc, hạt đầy. Trên các chân đất chua được bón vôi thì quảchắc tăng lên, tỉlệquả lép ít đi.
1.1.4.3. Yếu tố kinh tế xã hội
Thị trường và giá cả tiêu thụ
Trường Đại học Kinh tế Huế
Giá cảvà thị trường tiêu thụlà yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sản xuất lạc của nhà nông. Hiện nay, người nông dân sản xuất và bán sản phẩm thường bị tư thương ép giá, giá bán trên thị trường cao nhưng người dân lại bán với mức giá thấp, vì vậy việc tiêu thụ còn gặp khó khăn. Mặt khác, giá các yếu tố đầu vào như giống, phân bón…
ngày càng tăng cao, thời tiết ngày càng khắc nghiệt làm cho lợi ích của người sản xuất có phần suy giảm.
Bên cạnh đó, người nông dân lại thiếu thông tin về thị trường, không hiểu biết được thị trường mua một sốsản phẩm hàng giả, hàng nhái kém chất lượng với mức giá lại cao do người bán tựthỏa thuận đặt giá với nhau làm cho chi phí của người sản xuất tăng lên, mức lợi nhuận thu về ít, người nông dân thường “lấy công làm lãi”.
Vốn
Vốn có vai trò rất quan trọng trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, trong sản xuất nông nghiệp cũng vậy. Đối với người nông dân thường thiếu vốn để sản xuất nên việc chuẩn bị vật tư còn gặp nhiều khó khăn, chủ yếu là có gì dùng nấy, trang bị kỹ thuật thô sơ lạc hậu nên việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật còn gặp nhiều khó khăn. Việc đầu tư cho cây lạc so với các cây trồng khác còn thấp, mà chủyếu là đầu tư vào lao động sống.
Tập quán canh tác
Cây lạc là cây truyền thống từ đời xa xưa, ở đâu cũng trồng lạc. Qua nhiều năm sản xuất người nông dân đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm trồng những loại cây trồng nào là phù hợp, trồng trên loại đất nào và thời kỳgieo trồng thích hợp.
Cùng với sựphát tiển của khoa học công nghệlàm cho người nông dân đã nhận thức và học hỏi được nhiều kinh nghiệm kết hợp với tập quán canh tác làm tăng năng suất cây trồng, giảm một phần chi phí đáng kể cho người sản xuất vềgiống, khâu làm đất, các biện pháp chăm sóc… Tuy nhiên cần có sựquan tâm của các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương hỗ trợ người nông dân hơn nữa vềcả kỹthuật và kinh nghiệm, cần thay đổi một số kỹ thuật canh tác cũ lạc hậu như giống để lại từ lâu đời, sản xuất thủ công… đã gâyảnh hưởng không tốt cho sản xuất, làm giảm năng suất.
Điều kiện về chủ trương và chính sách
Trường Đại học Kinh tế Huế
Nhà nước có vai trò rất quan trọng đối với người nông dân trong việc hỗ trợ về vốn, đầu ra cho người nông dân. Thông qua nhiều chính sách vềthuế, đất đai… và đặc biệt là quyết định 80 của Thủ tướng Chính phủvềhợp đông sản xuất kinh doanh trên cơ sởliên kết 4 nhà: Nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà nông dân nhằm hỗ trợnông dân mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao hơn.