PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.4. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LẠC LAI
2.4.2. Ảnh hưởng của chi phí trung gian đến kết quả sản xuất
Chi phí trung gian là một bộphận trong tổng giá trị sản xuất. Ở phạm vi đềtài, chi phí trung gian bao gồm các chi phí như: giống, phân bón, thuốc hóa học, chi phí dịch vụ… Các yếu tốtrên ít nhiều để ảnh hưởng tới kết quảvà hiệu quả sản xuất. Nếu xem xétảnh hưởng của từng nhân tốbằng phương pháp phân tổthì rất phức tạp và khó theo dõi.Ở đây tôi phân tổthống kê theo chi phí trung gian đểxem xétảnh hưởng của chi phí trung gian tới hiệu quảsản xuất một cách chung nhất, tức chỉ xem được xu hướng chứ không phải là cụ thể hóa ảnh hưởng của từng thành tố trong chi phí trung gian tới kết quảcũng như hiệu quảsản xuất lạc, kết quả này được trình bày trong bảng 13:
Trường Đại học Kinh tế Huế
Bảng 13: Ảnh hưởng của chi phí trung gian đến kết quả và hiệu quả sản xuất lạc lai ( Tính bình quân trên sào) Tổ Khoảng
cách tổ (1000 đ)
Số hộ GO
(1000 đ) IC (1000 đ)
VA (1000 đ)
GO/IC (lần)
VA/IC (lần)
VA/GO (lần) Hộ %
I <660 29 36,25 2.391,38 625,02 1.766,36 3,83 2,83 0,74 II 660 - 760 40 50,00 2.655,25 717,20 1.938,05 3,70 2,70 0,73 III >760 11 13,75 2.988,18 825,51 2.162,67 3,63 2,63 0,72 BQC 80 100 2.605,38 698,68 1.906,70 3,74 2,74 0,73
(Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2011) Tổ I: có mức đầu tư chi phí trung gian bình quân <660 nghìn đồng/sào, có 29 hộ chiếm 36,25%. Chi phí trung gian bình quân đạt mức 625,02 nghìn đồng/sào, thấp nhất trong ba tổ. Giá trị gia tăng bình quânđạt 1.766,36 nghìnđồn/sào, cũng là con số thấp nhất trong ba tổ. Tuy nhiên chỉ tiêu tổng giá trị sản xuất trên chi phí trung gian (GO/IC), giá trị gia tăng trên chi phí trung gian (VA/IC) lại cao nhất trong ba tổ, lần lượt đạt 3,83 lần và 2,83 lần. Tức là cứ bỏ ra một đồng chi phí trung gian thì các hộ trong tổ này thu được 3,83đồng giá trịsản xuất và 2,83đồng giá trị gia tăng.
TổII: có mức đầu tư chi phí trung gian bình quân nằm trong nửa khoảng 660– 760 nghìnđồng/sào, có 40 hộchiếm 50,00%. Chi phí trung gian bình quân cao hơn so với tổ I, đạt mức 717,20 nghìnđồng. Và giá trị gia tăng đạt được lại cao hơn tổ I và đạt 1.938,05 nghìn đồng/sào. Trong khi đó chỉ tiêu tổng giá trị sản xuất trên chi phí trung gian (GO/IC), giá trị gia tăng trên chi phí trung gian (VA/IC) lần lượt đạt 3,70 lần và 2,70 lần, cảhai chỉ tiêu này đều thấp hơn so với tổI.
TổIII: có mức đầu tư chi phí trung gian bình quân ≥ 760 nghìnđồng/sào, có 11 hộ chiếm 13,75%. Chi phí trung gian bình quân đạt mức 825,51 nghìn đồng/sào, cao nhất trong ba tổ. Và giá trị gia tăng cũng cao nhất trong ba tổ, đạt 2.162,67 nghìn đồng/sào. Hai chỉ tiêu hiệu quảgiá trị sản xuất trên chi phí trung gian (GO/IC), giá trị gia tăng trên chi phí trung gian (VA/IC) lần lượt đạt 3,63 lần và 2,63 lần; tức là cứbỏ ra một đồng chi phí trung gian thì các hộ trong tổ này thu được 3,63 đồng giá trị sản xuất và 2,63đồng giá trị gia tăng. Hai chỉtiêu này của tổ đều thấp nhất trong ba tổ.
Trường Đại học Kinh tế Huế
Qua kết quả phân tích trên ta thấy, tổ I có mức đầu tư chi phí trung gian bình quân thấp nhất nhưng hiệu quả đạt mức là cao nhất. Có được thành tích này là nhờ hiểu biết kỹthuật thâm canh của các hộtrong tổnày, biết đầu tư đúng và đủ. Trong khi đó tổII và tổIII có mức đầu tư chi phí trung gian cao hơn nhưng hiệu quả đạt được lại thấp hơn tổ I. Điều này chứng tỏcác hộ ởhai tổ này đầu tư chi phí trung gian chưa hợp lý. Tốc độ tăng chi phí trung gian nhanh hơn tôc độ tăng của tổng giá trị sản xuất, làm lãng phí vốn đầu tư cho sản xuất lạc cũng như cho ngành nông nghiệp. Kết quảkhông chỉ như thế mà còn làm cho đất đai ngày càng hoang hóa, bạc màu, mất cân bằng sinh thái. Như thế làm tổn hại đến khả năng sản xuất trong tương lai. Trước thực trạng này yêu cầu đạt ra là phải sửdụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật hợp lý, cân đối, đúng kỹthuật cho các loại giống có năng suất cao, phẩm chất tốt, chống chịu sâu bệnh, chịu rét tốt. Ngoài những nguyên nhân chủquan làm cho kết quảmà tổII và tổ III thu được thấp còn do nguyên nhân khách quan như: sâu bệnh, lạc ra hoa gặp rét dẫn đến mất mùa, làm giảm năng suất. Do đó, phải tạo điều kiện thuận lợi một cách toàn diện để khắc phục cả nguyên nhân khách quan lẫn nguyên nhân chủ quan. Có như vậy mới tăng năng suất, tăng giá trịsản xuất, tăng giá trị gia tăng, mục đích cuối cùng là nâng cao hiệu quảsản xuất cải thiện và nâng cao đời sống cho bà con.
2.4.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lạc qua hàm sản xuất Cobb – Douglas
Để thấy rõ hơn ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đến năng suất lạc của các hộ điều tra, tôi sử dụng phương pháp tương quan hồi quy với hàm sản xuất Cobb- Douglas.
Năng suất lạc là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quảsản xuất lạc. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởngđến năng suất lạc. Nhưng trong điều kiện và phạm vi nhỏhẹp của đề tài, tôi chỉ đi sâu phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lạc đó là:
Giống (X1); Phân lân (X2); Đạm (X3); Vôi (X4); Thuốc BVTV (X5); Phân chuồng (X6). Còn các yếu tố khác như nguồn nước, thời tiết khí hậu, diện tích đất trồng… tôi không đưa vào.
Hàm sản xuất Cobb - Douglas có dạng:
Y=AX1α1X2α2X3α3X4α4X5α5X6α6
Trường Đại học Kinh tế Huế
Lấy logarit 2 vế ta có phương trình
LnY= LnA + α1LnX1 + α2LnX2+ α3LnX3+ α4LnX4+ α5LnX5 + α6LnX6 Trong đó:
Y: Năng suất lạc tính trên 1 sào
A : Hằng số/ hệ sốtựdo, cho biết ảnh hưởng của các yếu tố khác ngoài mô hình đến năng suất lạc.
αi(i=1,6): Hệ số ước lượng, phản ánh sự tác động của các yếu tố đầu vào Xilên đầu ra Y. Trong điều kiện cố định các yếu tố đầu vào khác, nếu tăng yếu tố đầu vào Xi lên 1% thì năng suất lạc trung bình tăng lên αi%.
X1: Giống (kg/sào)
X2: Lượng phân lân (kg/sào) X3: Lượng đạm (kg/sào) X4: Lượng vôi (kg/sào) X5: Thuốc BVTV (gói/sào) X6: Phân chuồng (tạ/sào)
Bảng14: Kết quả xử lý hàm sản xuất Cobb - Douglas của các hộ điều tra sản xuất lạc Đông Xuân năm 2011
Chỉ tiêu Hệ số P - Value T - stat
Hệsốchặn 1,538 0,000 10,135
1. Lượng giống 0,263 0,002 3,196
2. Phân lân 0,103 0,014 2,522
3. Đạm 0,155 0,000 3,654
4. Vôi 0,154 0,003 3,124
5. Thuốc BVTV 0,051 0,051 1,981
6. Phân chuồng 0,172 0,000 4,044
Hệsố xác định R2 0,88 - -
Sốquan sát 80 - -
F - stat 87,76 - -
(Nguồn: số liệu điều tra và tính toán)
Trường Đại học Kinh tế Huế
Từbảng số liệu ta thấy: hệsố tương quan R2=0,88; điều này có nghĩa là 88% sự biến động của năng suất lạc trên địa bàn nghiên cứu được giải thích bởi các biến đưa vào mô hình.
Giống:giống là yếu tốquan trọngảnh hưởng đến năng suất lạc. Hiện nay trên địa bàn sử dụng 2 giống lạc chủ yếu đó là giống lạc L14 và L26 cho năng suất cao. Kết quả hồi quy cho thấy P-val=0,002 hệ số α=0,263; có nghĩa với độ tin cậy 95% khi cố định các yếu tố đầu vào khác nếu tăng lượng giống lên 1% thì năng suất lạc sẽ tăng lên 0,263%.
Lân:lân là loại phân có tác dụng rõ rệt đối với lạc. Lạc được bón phân lân có bộ rễ mạnh, tỷ lệ dầu trong hạt lớn, năng suất quả cao. Lạc có phản ứng mạnh với phân lânở các loại đất bị xói mòn. Tuy nhiên, bón phân lân cho lạcở các loại đất trồng lạc đều có hiệu quả.
Với p-val=0,014 và α=0,103, các kiểm định khác đều chấp nhận được, có nghĩa là khi các yếu tố đầu vào khác được cố định nếu tăng lượng phân lân lên 1% thì năng suất lạc sẽ tăng 0,103%.
Đạm: là chất dinh dưỡng rất cần thiết và rất quan trọng đối với cây lạc. Đạm là nguyên tố tham gia vào thành phần chính của clorophin, prôtit, các axit amin, các enzym và nhiều loại vitamin trong cây. Bón đạm thúc đẩy quá trình tăng trưởng của cây, làm cho cây ra nhiều nhánh, phân cành, ra lá nhiều; lá cây có kích thước to, màu xanh; lá quang hợp mạnh, do đó làm tăng năng suất cây. Phân đạm cần cho cây trong suốt quá trình sinh trưởng, đặc biệt là giai đoạn cây sinh trưởng mạnh.
Kết quả hồi quy p-val=0,000 cho thấy nhân tố đạm có ảnh hưởng tới năng suất lạc. Hệsố α=0,155 cho biết khi cố định các yếu tố đầu vào khác, nếu tăng lượng đạm lên 1% thì năng suất lạc sẽ tăng lên 0,155%
Vôi: vôi có ý nghĩa đặc biệt đối với cây lạc, nhất là vùng đất bạc màu. Lạc muốn có năng suất cao phẩm chất tốt không thểthiếu vôi. Vôi có tác dụng cải tạo đất chua, tạo môi trường thích hợp cho vi khẩn cố định đạm hoạt động, tạo điều kiện cho lạc phát triển, vôi còn là chất dinh dưỡng cần thiết đối với lạc và tham gia vào thành phần vỏvà hạt lạc. Lạc được bón vôi , cây mọc khỏe cứng cáp, quảmẩy chắc, vỏmỏng, tỷlệhạt lép thấp tăng tính chống chịu của cây đối với kiến mối, hạn chếtác hại của sâu bệnh.
Trường Đại học Kinh tế Huế
Kết quả hồi quy cho thấy: hệ số α=0,154 và p-val-0,003 điều này cho biết khi tăng lượng vôi lên 1% thì năng suất lạc tăng lên 0,154% với điều kiện cố định các yếu tố đầu vào khác.
Thuốc BVTV:là loại hóa chất có thểtiêu diệt hoặc phòng trừdịch hại. Dịch hại ở đây có thểlà sinh vật, vi sinh vật, các loại sâu hại, các loài gậm nhấm ... cỏ khả năng gây hại cho cây trồng và lương thực. Đối với cây lạc có các loại sâu bệnh phổ biến như: sâu khoang, sâu xám, sâu cuốn lá, bệnh héo rũ và bệnh đốm nâu… Thuốc BVTV chỉ sửdụng khi trên đồng ruộng xuất hiện sâu bệnh nặng không dập tắt được bằng các phương pháp thủ công và các phương pháp sinh học.
Với p-val=0,051 thì nhân tốthuốc BVTV không có ý nghĩathống kê trong mô hình.
Phân chuồng:có nhiều loại phân hữu cơ để bón cho lạc nhưng qua điều tra thực tếtôi thấy các hộnông dân sửdụng chủyếu là phân chuồng và tro. Phân chuồng và tro là loại phân vừa cung cấp nhiều chất dinh dưỡng tương đối cân đối cho lạc, vừa có tác dụng cải tạo đất thành đất tươi xốp, tăng khả năng giữphân giữ nước cho đất.
Với p-val=0,000 và hệsố α=0,172 có nghĩa là với độtin cậy 95% khi cố định các yếu tố đầu vào khác nếu tăng lượng phân chuồng lên 1% thì năng suất của lạc sẽ tăng lên 0,172%.