PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.3. HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT LẠC LAI CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA
2.3.1. Năng lực sản xuất của các hộ
Bảng 7: Năng lực sản xuất của các hộ
(Tính bình quân hộ)
Chỉ tiêu ĐVT Số lượng
1. Tình hình nhân khẩu và lao động Hộ
Tuổi bình quân của chủhộ Tuổi 49,85
Trìnhđộhọc vấn bình quân của chủhộ Lớp 7,65
Sốnhân khẩu bình quân hộ Khẩu 4,98
Số lao động bình quân hộ Laođộng 3,16
2. Diện tích Sào 12,94
Diện tích đất vườn Sào 1,92
Diện tích đất trồng lúa Sào 5,70
Diện tích đất trồng lạc Sào 4,43
Diện tích đất trồng cây khác Sào 0,89
3. Trang bị tư liệu sản xuất 1000 đ 8.287,38
Trâu, bò cày kéo 1000 đ 2.100,00
Cày, bừa tay 1000 đ 220,00
Máy cày, bừa 1000 đ 2.850,00
Xe cải tiến 1000 đ 1.050,00
Xe bò 1000 đ 1.875,00
Bình phun thuốc 1000 đ 105,00
Nông cụnhỏ 1000 đ 87,38
(Nguồn: số liệu điều tra năm 2011) Trong sản xuất, để có thểtiến hành sản xuất thì đòi hỏi người sản xuất phải có được 3 yếu tố cơ bản sau: đất đai, lao động và vốn. Qua điều tra 80 hộta thấy: sốnhân khẩu của các hộ là khá lớn (4,98khẩu/hộ); độ tuổi trung bình của các chủ hộ đạt 49,85tuổi - đây là điều kiện khá thuận lợi đểtiến hành sản xuất, các chủhộ đã cóđược kinh nghiệm trong sản xuất đểhạn chế được các rủi ro có thểxảy ra.
Trường Đại học Kinh tế Huế
Lực lượng lao động đóng vai trò rất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp nói chung và trong sản xuất lạc nói riêng. Trong sản xuất nông nghiệp thì hầu như người nông dân đều “lấy công làm lãi”. Nguồn lao động dồi dào sẽ tạo điều kiện chủ động trong các khâu của sản xuất lạc, đặc biệt vào trong lúc mùa vụ.
Theo kết quả điều tra, thì bình quân mỗi hộ có 3,16 lao động, mức lao động bình quân này tương đối lớn, nó tạo ra lực lượng lao động dồi dào tạo đà cho sự phát triển. Nhưng mặt khác nó đang là nhân tố gây sức ép cho xã hội, đó là vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động, đồng thời đặt ra nhiều vấn đề phức tạp trong quá trình phát triển xã hội.
Trình độ văn hóa cũng là nhân tố ảnh hưởng đến khả năng đổi mới tư duy sản xuất, trình độ thâm canh, khả năng áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật góp phần nâng cao hiệu quảsản xuất. Theo kết quả điều tra, trìnhđộ học vấn bình quân của các hộ điều tra là 7,65. Mặcdù chưa đạt ngưỡng phổcập giáo dục của nước ta song con số đó cũng là một kết quả không phải thấp so với tình hình chung của cả nước. Hầu hết lao động ở đây đều chưa qua đào tạo, chất lượng lao động còn hạn chế, người nông dân sản xuất chủ yếu dựa vào kinh nghiệm đểáp dụng cho mùa vụsản xuất. Điều này đặt ra cho các tổ chức như: trung tâm khuyến nông, hợp tác xã sản xuất… phải có các chương trình tập huấn, phổ biến kỹ thuật sản xuất, cải tiến trang thiết bị, tư liệu sản xuất cũng như học hỏi các kinh nghiệm sản xuất của người nông dân.
Cũng như ở nhiều vùng khác, lao động ở xã Kỳ Đồng vẫn mang tất cả các đặc trưng của lao động nông nghiệp. Tính thời vụ là nét đặc trưng điển hình tuyệt đối không thể xóa bỏ, nó gây khó khăn cho quá trình sử dụng nguồn lực trong nông nghiệp. Xu hướng chung hiện nay là chuyển một bộphận lao động trong sản xuất nông nghiệp sang các ngành nghề khác, trước hết là công nghiệp với những lao động trẻcó sức khỏe, có trình độ văn hóa và tay nghề. Vì thế, số lao động ở lại nông nghiệp thường là những người có độ tuổi trung bình cao và tỷ lệ này có xu hướng tăng lên.
Lực lượng lao động nông nghiệp của xã thường tham gia vào các ngành nghềphi nông nghiệp trong thời điểm nông nhàn như: thợmộc, thợ xây, thợ may, buôn bán… để tăng thêm thu nhập và cải thiện đời sống trong lúc nhàn rỗi. Qua đó một vấn đề đặt ra cho chính quyền địa phương là tìm cáchđể mở rộng các ngành nghềvà các làng nghề, các
Trường Đại học Kinh tế Huế
khu công nghiệp vừa và nhỏ, tiểu thủ công nghiệp… để tạo việc làm cho người dân, tận dụng lao động nông nghiệp trong thời điểm nông nhàn, cải thiện đời sống người dân đồng thồi ổn định an ninh trật tựvùng.
Trong nông nghiệp, đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu, đặc biệt, vừa là đối tượng lao động vừa là tư liệu lao động. Qua bảng sốliệu trên cho thấy, bình quân mỗi hộ có 12,94 sào đất, trong đó có 1,92 sào là đất vườn và đất nhà ở; 5,70 sào đất trồng lúa; 4,43 sào đất trồng lạc và 0,89 sào đất trồng hoa màu khác. Như vậy ta có thểthấy đất trồng lạc chiếm 1 phần rất lớn trong tổng diện tích đất canh tác. Lạc là một trong những cây trồng phổ biến và chủ yếu trong mỗi hộ gia đình, là cây đem lại thu nhập cho người dân nơi đây. Ở trên địa bàn xã diện tích đất trồng các loại hoa màu khác chiếm một phần nhỏ, đa số là trồng khoai, đậu tương và sắn. Nhìn chung quy mô đất của mỗi hộ khá cao và đất canh tác chủyếu là đểtrồng lúa và trồng lạc.
Trong quá trình sản xuất con người dùng công cụ sản xuất để tác động vào đối tượng sản xuất để tạo ra sản phẩm mong muốn. Khác với ngành công nghiệp, nông nghiệp bị chi phối mạnh mẽbởi tính thời vụ, tạo ra những giai đoạn căng thẳng trong quá trình sản xuất. Nếu trang bị cơ sởvật chất kỹthuật không đầy đủsẽ gây ra khó khăn trong quá trình sản xuất vàảnh hưởng đến kết quảsản xuất. Do đó đánh giá tình hình trang bị tư liệu sản xuất là cần thiết khi nghiên cứu tình hình sản xuất lạc tại địa phương.
Ởxã Kỳ Đồng các khâu quan trọng trong sản xuất cơ bản đã được cơ giới hóa.
Các máy nông nghiệp như: máy cày, bừa, xe cải tiến… đã được các nông hộ có điều kiện kinh tế mua làm việc gia đình vừa làm dịch vụ cho các hộ khác. Trung bình mỗi hộ đầu tư 2.850 nghìn đồng để mua máy cày bừa, 1.050 nghìn đồng mua xe cải tiến tương ứng với số lượng 0,08 cái/hộvà 0,09 cái/hộ.
Ngoài máy móc phục vụ các khâu cơ bản nặng nhọc, các hộcòn trang bị các tư liệu sản xuất cũng như các công cụ khác để sản xuất như: bình phun thuốc sâu, xe bò và các nông cụ nhỏ khác. Trung bình mỗi hộ bỏ ra 1.870 nghìn đồng để mua xe bò tương ứng với số lượng 0,31 cái/hộ, để vận chuyển lạc về nhà và tiện cho việc kéo phân chuồng bón cho lạc. Nhờ hầu hết các hộ đều trang bịxe bò, xe cải tiến hoặc thuê chở nên lạc được bón phân chuồng đầy đủ góp phần tăng năng suất lạc. Do dịch vụ phục vụ sản xuất ngày càng phát triển nên những nông cụ thủ công như: trâu bò kéo,
Trường Đại học Kinh tế Huế
cày bừa tay hiện nay còn ít hộcó, bình quân mỗi hộcòn lại 0,3 con trâu và 1,1 cái bừa tay tương ứng với sốtiền 2.100 nghìnđồng và 220 nghìnđồng.
Như vậy bình quân mỗi hộbỏ ra 8.278,38 nghìn đồng để trang bị tư liệu phục vụsản xuất của hộ. Nhìn chung trang bị vật chất kỹthuật phục vụsản xuất của các hộ tương đối đầy đủ, mức độ cơ giới hóa cao.