CHƯƠNG III:ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP
Qua quá trìnhđiều tra, tìm hiểu đểcó thể rút ra được những giải pháp thiết thực khắc phục được những khó khăn trong sản xuất lạc của xã, cần thiết phải nắm rõđược những khó khăn cũng như nguyện vọng của người dân địa phương.
Về thuận lợi trong sản xuất lạc địa phương
- Được sự quan tâm của chính quyền địa phương, ban nông nghiệp, ban chủ nhiệm HTX, ban cán sự các xóm chỉ đạo sâu sát, kịp thời tới người nông dân. Hệ thống cơ chế chính sách của nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện phát triển sản xuất lạc.
- Có nhiều giống lạc mới năng suất cao được đưa vào sản xuất.
- Bà con nông dân tận dụng được nhiều loại sản phẩm phụ.
- Có lịch thời vụ gieo trồng sát đúng, cộng thêm vào kinh nghiệm trồng lạc lâu đời và sựsáng tạo trong sản xuất của người dân.
-Giao thông nông thôn, đường xá đang ngày càng hoàn thiện và được bê tông hóa.
- Sản xuất lạc ngày càng phát triển để đảm bảo cho nhu cầu tiêu dùng ngày càng caoởcả trong nước và xuất khẩu.
Về khó khăn trong sản xuất lạc
- Thời tiết diễn biến phức tạp, dịch bệnh sâu hại nhiều, chất lượng thuốc sâu và thuốc cỏ chưa cao. Bên cạnh đó, thiếu kinh nghiệm và kỹthuật sản xuất cũng là những khó khăn cản trởsản xuất củangười nông dân. Vấn đềnổi trội gần đây mà đa số người dân than phiền là vấn đề sâu bệnh ở lạc. Sâu bệnh nhiều ảnh hưởng tới năng suất và sản lượng lạc. Hầu hết các hộ trồng lạc đều chưa có biện pháp trị dứt điểm sâu bệnh.
Các loại sâu bệnh chính ở đây là sâu xanh cuốn lá, sâu keo, nấm thân. Trong đó, sâu xanh cuốn lá là loại sâu phá hại nhất và sinh trưởng cũng nhanh nhất.
- Chất lượng giống còn thấp, giá cảlại cao.
-Đất đai ít màu mỡ, bạc màu.
- Việcứng dụng khoa học công nghệvào sản xuất còn ít, đất đai manh mún nhỏ lẻ, gây khó khăn cho canh tác và áp dụng các tiến bộkỹthuật vào trong sản xuất.
- Tình trạng ép giá vẫn đang diễn ra trong tiêu thụsản phẩm lạc. Hiện nay chưa có một công ty nào chính thức đứng ra thu mua lạc của bà con nông dân, thông tin về
Trường Đại học Kinh tế Huế
giá cả thị trường chưa đến được với người nông dân. Người dân chủ yếu bán cho những người thu gom của địa phương.
Từnhững thận lợi và khó khăn trên, bà con nông dân cũng có rất nhiều nguyện vọng, mong muốn đối với chính quyền địa phương để có những giải đáp thiết thực giúp người dân trong sản xuất lạc. Điều họ mong muốn nhất là diệt trừ được sâu bệnh, sâu hại, đầu vào đầu raổn định, có được thông tin giá cảthị trường tiêu thụ… Nếu các HTX đứng ra thu mua và bao tiêu sản phẩm thì sẽvừa được lợi cho dân, đồng thời sẽ mởrộng dịch vụnông nghiệp cho HTX.
Xuất phát từ những điều trên tôi đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao năng suất và hiệu quảsản xuất lạc của địa phương như sau:
3.2.1. Giải pháp về kỹ thuật
Các kỹthuật về khâu chọn giống, bón phân, chăm sóc… như thế nào là có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả và hiệu quả sản xuất. Nhận thức được điều đó nên tôi xin đưa ra biện pháp cụthểsau:
3.2.1.1. Đối với giống lạc
Giống là yếu tốhết sức quan trọng quyết định đến năng suất chất lượng và giá trị của sản phẩm. Vì vậy việc lựa chọn giống để đưa vào sản xuất là rất quan trọng.
Khi đã chọn được giống lạc phù hợp thì việc gieo trồng với mật độphải hợp lý. Mật độ và kỹ thuật gieo cấy phụ thuộc vào giống lạc, thời vụ, đất và dinh dưỡng, trình độ thâm canh… Mật độ quá dày hay quá thưa đều ảnh hưởng đến năng suất, đồng thời ảnh hưởng đến sự phát sinh và phát triển của sâu bệnh và cỏ dại. Do vậy mật độ gieo trồng không phù hợp làm tăng thêm chi phí vềthuốc cỏ, sâu bệnh và chăm sóc. Vấn đề đặt ra là phải phổbiến kỹthuật gieo trồng cho từng loại giống lạc tới người dân trước mỗi vụgieo trồng.
3.2.1.2. Đối với phân bón
Để đạt kết quảtrong quá trình sản xuất thì các hộnông dân phải kết hợp bón cả phân hữu cơ và vô cơ. Bón phân phải theo nguyên tắc đúng liều đúng lượng, đúng thời gian và biện pháp. Hiện nay hầu hết các hộ đã nắm hết kỹ thuật bón đúng thời điểm đúng quy định. Mỗi giai đoạn sinh trưởng của cây lạc có nhu cầu khác nhau về phân bón. Song liều lượng bón phân còn phải tùy thuộc vào giống lạc, chất đất. Để tăng
Trường Đại học Kinh tế Huế
hiệu quả sản xuất lạc mà không làm ảnh hưởng đến môi trường, đồng thời để bảo vệ và cải tạo đất trong sản xuất bà con nông dân nên tăng cường sử dụng phân hữu cơ, phân chuồng.
3.2.1.3. Đối với thuốc hóa học
Sâu bệnh là mối đe dọa của những người sản xuất nông nghiệp nói chung và người trồng lạc nói riêng. Việc sửdụng thuốc hóa học hợp lí sẽgiảm được chi phí, giữ được cân bằng sinh học, hạn chế ô nhiễm môi trường. Việc lạm dụng thuốc quá nhiều sẽ ảnh hưởng tới môi trường, chất lượng sản phẩm và gây ra hiện tượng kháng thuốc nên hiệu quả đạt được không cao. Thường xuyên thăm đồng phát hiện và phòng trừ kịp thời bằng biện pháp: Bắt sâu tuổi nhỏ lúc chưa phát tán và ngắt ổtrứng. Trong quá trình chăm sóc, xới xáo kết hợp diệt sâu, khi mật độ cao có thể sử dụng một số loại thuốc hóa học có hiệu lực trừ sâu cao. Đối với bệnh héo rũ: Nhổbỏcây bệnh trên đồng ruộng khi bệnh mới phát sinh. Biện pháp sinh học: Sử dụng chế phẩm Trichoderma viride xửlý hạt giống trước khi gieo...
3.2.2. Giải pháp về đất đai
Cũng như nhiều địa phương khác trong cả nước, hiện nay ở xã Kỳ Đồng việc giao quyền sử dụng đất bình quân và bị phân tán manh mún, nếu không có phương cách phù hợp thì điều đó sẽ gây cản trở cho việc tích tụ và tập trung ruộng đất vào người có vốn, có trình độ và khả năng sản xuất kinh doanh tốt. Chúng ta đang hướng đến một nền sản xuất hàng hóa trình độcao, một nền kinh tếhoạt động theo cơ chếthị trường có sự quản lý vĩ mô của nhà nước trong đó các thành phần kinh tế được bình đẳng trước pháp luật. Việc tích tụ và tập trung ruộng đất được đặt ra như là yêu cầu cấp bách từthực tế khách quan đó. Điều này cho phép dần dần kinh tếhộnông dân tự cung tự cấp sang kinh tế nông trại trang trại tạo điều kiện ứng dụng rộng rãi tiến bộ khoa học kỹthuật vào sản xuất kinh doanh nông nghiệp, kích thích việc di chuyển vốn và lao động sang phát triển ngành nghềkhác.
Vì những vấn đề đó, việc giải quyết ruộng đất trong nông thôn phải tạo cơ sở cho việc phát triển kinh tếhộ và đảm bảo các yêu cầu sau đây:
- Nông dân yên tâm bỏsức lao động và vốn đầu tư vào ruộng đất.
Trường Đại học Kinh tế Huế
- Tạo điều kiện tích tụ ruộng đất và ruộng đất thực sự trở thành yếu tố quan trọng của việc vận động theo xu hướng kinh doanh sản xuất hàng hóa.
-Thúc đẩy phân công lao độngởnông thôn.
-Thúc đẩy đưa nông nghiệp lên sản xuất hàng hóa.
- Không xáo trộn gâyảnh hưởng đến sựphát triển của từng hộ nông dân nhưng phải đảm bảm sựcông bằng, sựtôn trọng lịch sửvà góp phần thực hiện tốt các yêu cầu nêu trên.
Từnhững vấn đềnêu trên, theo tôi phải thực hiện một sốgiải pháp sau:
Thứ nhất:Thừa nhận ruộng đất là một hàng hóa đặc biệt. Khi xem ruộng đất là hàng hóa, được mua bán cho thuê không những sẽtạo cơ hội cho việc tích tụ, tập trung ruộng đất mà còn là nhân tố phát huy sức mạnh của kinh tế tiền tệtrong việc phá vỡ cấu trúc kinh tế tựnhiên, từng bước hình thành cấu trúc kinh tế hàng hóa trong nông nghiệp. Có như vậy, sản xuất nông nghiệp nói chung, sản xuất lạc nói riêng mới có cơ hội phát triển rộng lớn với quy mô lớn hơn, tập trung hơn và dần dần hình thành các trang trại.
Thứ hai: Thực hiện triệt để chính sách giao quyền sử dụng ruộng đất ổn định, lâu dài cho nông dân. Làm tốt điều này sẽkhắc phục được hai vấn đềsau:
- Loại trừtrạng thái khôngổn định của người nông dân, giải tỏa mối lo sợ chính sách nông nghiệp luôn thay đổi. Củng cố lòng tin của nông dân với sự ổn định của chính sách ruộng đất.
- Khắc phục khuynh hướng sản xuất theo phương thức truyền thống lạc hậu, không muốn đầu tư vốn, cải tạo bảo vệ độmàu mỡcủa đất. Kích thích nông dân đi vào đầu tư thâm canh, mạnh dạn đầu tư nâng cao độphì nhiêu của đất.
Tuy nhiên, khi cấp giấy chứng nhận quyền sửdụng đất cho các hộnông dân cần xác định căn cứ tính toán để giao đất một cách khoa học đảm bảo tính công bằng, tránh xáo động lớn, nhưng phải tính đến thực tế các hộ khác nhau về điều kiện sản xuất, cần ưu tiên cho những hộ có điều kiện thuận lợi.
Thứ ba: Nhà nước cần quy định cụ thể vềquyền lợi và trách nhiệm của người sử dụng đất. Với tư cách là người quản lý toàn bộ ruộng đất, Nhà nước một mặt phải thực hiện tốt việc phân vùng và quy hoạch nông nghiệp. Mặt khác cần xây dựng các
Trường Đại học Kinh tế Huế
văn bản pháp quy vềquản lý và sửdụng ruộng đất như: các cấp quản lý vềruộng đất, chức năng và quyền lợi của người sử dụng đất… Xây dựng các chính sách có liên quan đến đất như thuếsửdụng đất và tài nguyên… Phải xây dựng quy chếchặt chẽvề việc chuyển đổi mục đích sửdụng đất. Hiện nay, có tình trạng phổbiến là đất phục vụ cho sản xuất nông nghiệp vốn đã có hạn lại do quá trình đô thịhóa với tốc độ cao nên bị thu hẹp nhiều. Vì vậy phải ngăn chặn tình trạng các hộ nông dân bán đất được giao đểsửdụng vào mục đích khác.
Thứ tư: Cần thực hiện các chính sách và biện pháp khuyến khích đầu tư và khuyến khích tập trung ruộng đất. Sau khi giao quyền sử dụng đất lâu dài cho các hộ nông dân, cần tạo cơ chế tự tổ chức, điều chỉnh nhằm khuyến khích tập trung ruộng đất. Điều này sẽ tác động mạnh mẽ đến việc phát triển kinh tế hàng hóa trong nông nghiệp nông thôn. Thực tế, việc giao ruộng đất hiện nay dẫn đến kết quả ruộng đất phân chia một cách manh mún, hộ nông dân khó có thể phát triển sản xuất theo quy mô lớn. Hơn nữa ruộng đất được phân chia đều cho các khẩu, các hộ ở nông thôn nhưng hiện nay có một sốhộchuyển hướng sản xuất kinh doanh sang các ngành nghề phi nông nghiệp. Việc xác định cơ chế tự điều chỉnh cho phép quá trình phân công lao động ở nông nghiệp nông thôn diễn ra nhanh chóng sẽhình thành các hộ chuyên, phát huy được lợi thế so sánh và hiệu quả quy mô của ngành nghề, tạo điều kiện áp dụng các biện pháp kỹthuật vào sản xuất.
3.2.3. Giải pháp về khuyến nông
Từthực trạng phát triển kinh tế của hô sản xuất lạc cho thấy, cần phải tổ chức chủ động đưa các tiến bộkhoa học kỹthuật vào các hộnông dân nói chung và các hộ sản xuất lạc nói riêng. Trên cơ sở đó từng hộ đầu tư thâm canh trên ruộng đất được giao. Chỉcó như vậy mới tạo ra được bước chuyển biến vềchất trong sản xuất, thực sự làm cho quá trình chuyển đổi hộnông dân trồng lạc sang sản xuất hàng hóa được thực hiện. Như vậy, trong điều kiện ngày nay đẩy mạnh công tác khuyến nông là một yêu cầu cấp bách và là giải pháp hữu hiệu để phát triển ngành sản xuất lạc theo hướng hàng hóa.
Trong quá trình khuyến nông cho bà con nông dân, để nội dung công tác khuyến nông có thểthực hiện được và người dân trồng lạc dễtiếp thu chấp nhận, công
Trường Đại học Kinh tế Huế
tác này cần thực hiện theo phương châm: đơn giản, dễ tiếp thu, phải để cho người nông dân tự thực hành và ghi nhớ bằng trực quan sinh động hơn là để ghi chép, suy luận từsách vở. Làm cho người trồng lạc thấy được kết quảvà hiệu quảcụthểcủa tiến bộ khoa học kỹ thuật, mọi nội dung cần phải liên quan đến cuộc sống hàng ngày và phù hợp với tình hình thực tiễnở địa phương, tất cả đều nhằm nâng cao thu nhập, nâng cao mức sống, mang lại lợi ích cho người dân. Vì vậy, hoạt động khuyến nông có thể thực hiện theo các phương pháp chủyếusau đây:
- Thực hiện mô hình trồng lạc trình diễn trên đồng ruộng sau đó mời người nông dân đến tham quan, học tập huấn luyện, tập huấn kỹthuật ngay trên những mô hình trình diễn, đó là phương pháp lớp đào tạo không chính thức rất sinh động.
- Lựa chọn những hộtrồng lạc giỏi, tiên tiến giúp họxây dựng mô hình mẫu có hiệu quả kinh tế cao trên cơ sở đó mời nông dân đến tham quan học tập kinh nghiệm và qua đó đểnông dân tựhội thoại. Mô hình mẫu của nông dân tiên tiến được xem như là một mẫu mực, một bằng chứng thực tế sinh động, tiếng nói thuyết phục đối với các hộkhác trong vùng.
- Tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng như phát thanh truyền hình, truyền thông nông thôn, báo chí … xây dựng mạng lưới ngững người làm khuyến nông được đào tạo có trình độ chuyên môn, có tâm huyết để hướng dẫn cho các hộnông dân các kỹthuật tròng lạc mới có hiệu quả.
-Thường xuyên tổchức các cuộc hội thảo, hội nghịcác giống lạc mới, kỹthuật mới… Ngoài ra, để đảm bảo cho các hộ trồng lạc trồng đúng thời vụ, tránh thiên tai dịch bệnh thìđịa phương cần có các tổchức trực tiếp đồng ruộng kiểm tra, khảo sát để đưa ra các biện pháp kịp thời và phù hợp, mặt khác phối hợp chặt chẽvới hộ trồng lạc trong công tác khuyến nông nhằm giảm thiểu tối đa những thiên tai và dịch bệnh.
3.2.4. Giải pháp về vốn
Vốn là yếu tố quyết định đến đầu tư cho sản xuất. Nhiều hộ gia đình do thiếu vốn nên đã đầu tư không đúng thời điểm hoặc do phải mua chịu phân bón với giá cao hơn nhiều so với giá trả tiền liền. Song hiện nay việc vay vốn thủ tục còn rườm rà, phức tạp và khókhăn.
Trường Đại học Kinh tế Huế
Sau khi tiến hành xác định nền kinh tế tồn tại nhiều thành phần và hộ gia đình nông dân được xem là một đơn vịkinh tếtựchủtrong sản xuất kinh doanh, những chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về vốn và tín dụng cho phát triển nông nghiệp, nông thôn những năm qua đã thực sự đi vào cuộc sống của người nông dân ở khắp các vùng trong cả nước. Việc đầu tư vốn cho các lĩnh vực sản xuất và kinh doanh dịch vụ phục vụ đời sống và sản xuất đã được cụ thể hóa và có hiệu quả trong từng lĩnh vực. Hiện nay, ở vùng nông thôn xã Kỳ Đồng số hộ nghèo vẫn còn chiếm tỷ lệ khá lớn. Thông thường các hộ này thường thiếu vốn, không những phải vay nặng lãi để đầu tư cho sản xuất mà còn phải vay mượn để giải quyết những nhu cầu trong đời sống vì vậy họ thường chịu lãi suất cao. Tình hìnhđó luôn đặt cho họtrong vòng luẩn quẩn của sự nghèo đói. Qua nghiên cứu thực tếcó thểrút ra một sốnguyên nhân chính của tình trạng trên là:
- Nguồn vốn cho vay của ngân hàng nông nghiệp còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu vay vốn của hộ nông dân, trong khi đó thì HTX tín dụng trong nông thôn chưa được củng cố.
- Điều kiện cho vay đối với hộnghèo và nhiều hộ trung bình còn vướng mắc ở khâu thế chấp vì vậy mà nhiều hộ nông dân không vay được vốn để phát triển sản xuất.
- Nhìn chung chưa huy động được nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư nông thôn vào hoạt động tín dụng nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn của các nông hộ.
Sựthiếu vốn sản xuất là một trong những nguyên nhân chủyếu hạn chếsựphát triển của kinh tếhộhiện nay.
Do vậy, cùng với các giải pháp khác, giải pháp khả thi về vốn có vị trí và ý nghĩa rất quan trọng đối với các hộtrồng lạc trong thời gian tới.
Theo điều tra thì chi phí trung gian cho một sào lạc là 787,08 nghìn đồng/sào.
Tuy con số này không lớn nhưng đối với các hộ nghèo và trung bình trên địa bàn xã thìđây là một khoản chi phí không nhỏ, nó vượt ra ngoài khử năng tích lũy của các hộ, nếu vay tư nhân thì phải chịu lãi suất rất cao và khôngổn định, hoặc là hình thức mua chịu vật tư thì tính ra mua chịu còn chịu lãi suất cao hơn lãi vay, nếu vây chủnậu (hình thức bán lạc trước) thì không phải chịu lãi suất cao nhưng hộ trồng lạc bị ràng buộc
Trường Đại học Kinh tế Huế