PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.2.1. Tình hình sản xuất lạc trên thế giới
Trên thế giới cây lạc được phân bố rộng rãi từ các nước nhiệt đới có khí hậu nóngẩm và nóng khô, cho tới một số nước vùng ôn đới lên đến vĩ độ 500 Bắc và 500 Nam. Hiện nay, nhiều nước đang có chủ trương phát triển mạnh cây lạc như Braxin, Thái Lan, Nam Phi, Xu Đăng… Các nước phát triển lạc chủ yếu để xuất khẩu. Lạc là cây trồng đứng thứ 2 sau đậu tương vềdiện tích trồng cũng như sản lượng. Năm 2008 diện tích trồng lạc của thếgiới đạt 25,21 triệu ha, đạt sản lượng 36,49 triệu tấn. Trong đó, Châu Á có diện tích trồng lạc lớn nhất chiếm tới 63,17%, Châu Phi chiếm 31,81%, Châu Mỹchiếm 4.80% và Châu Âu là 0.22%. Qua bảng sốliệu 1 ta có thểthấy sựbiến động vềdiện tích, năng suất, sản lượng của một số nước trên thếgiới.
Trường Đại học Kinh tế Huế
Nhìn vào bảng sốliệu 1 ta thấyẤn Độ là nước có diện tích trồng lớn nhất (6,70 triệu ha) tính đến năm 2010, đứng thứ 2 là Trung Quốc với 4,69 triệu ha sau đó là Nigeria là 2,23 triệu ha, theo sau là Sudan, Indonesia, Mỹ, Myanmar.
Tình hình tăng năng suất ở một số nước nói lên quá trình thâm canh lạcở nước đó được đẩy lên cùng với những tiến bộcủa khoa học công nghệ mới. Tuy nhiên, tình trạng chênh lệch năng suất ở các nước là rất đáng kể. Nước có năng suất lớn nhất (tính đến 2010) là Mỹvới 4,00tấn/ha, tiếp theo là Trung Quốc với 3,16 tấn/ha, Indonesia là 1,79 tấn/ha. Sở dĩ các nước này đạt được năng suất lớn như vậy là nhờ việc sử dụng rông rãi các giống lạc cải tiến và áp dụng đồng bộcác kỹthuật thâm canh, sửdụng các máy móc hiện đại để làm đất. Các biện pháp thâm canh đã được sử dụng là: cày sâu, bón phân cân đối, gieo dày hợp lý, phòng trừdich hại và áp dụng kỹthuật phủnilon.
Bảng 1: Tình hình sản xuất lạc một số nước trên thế giới giai đoạn 2008 - 2010 Tên nước Diện tích (triệu ha) Năng suất (tấn/ha) Sản lượng (triệu tấn)
2008 2009 2010 2008 2009 2010 2008 2009 2010 Thếgiới 25,21 22,12 21,23 1,37 1,49 1,64 34,49 32,92 34.76
Ấn Độ 6,72 5,64 6,70 1,15 0,87 0,96 7,70 4,91 6,40
Trung Quốc 4,68 4,72 4,69 3,08 3,12 3,16 14,40 14.74 14,80
Nigeria 2,19 2,22 2,23 1,59 1,73 1,72 3,48 3,83 3,84
Sudan 0,96 0,96 0,92 0,54 0,37 0,92 0,52 0,36 0,85
Indonesia 0,72 0,71 0,70 2,03 2,06 1.79 1,46 1,46 1,25
Mỹ 0,66 0.49 0,48 3,35 3,22 4,00 2,21 1,58 1,92
Myanmar 0,58 0,58 0,60 1,57 1,57 1,67 0,91 0,91 1,00
(Nguồn:www.fao.org) Mặc dù Ấn Độ là nước đứng đầu vềdiện tích trồng lạc nhưng năng suất lạc bình quân còn thấp chỉ đạt 0,96 tấn/ha do cây lạc thường trồng chủ yếu ở điều kiện khô hạn, kinh nghiệm cònởmức độhạn chếthiếu sự đầu tư vềkỹthuật, phân bón chăm sóc.
Sản lượng lạc của một số nước năm 2010 đạt (triệu tấn): Trung Quốc 14,80;Ấn Độ: 6,40; Nigeria: 3,84; Mỹ: 1,92; Indonesia: 1,25…
Như vậy diện tích, năng suất, sản lượng của một số nước trên thếgiới không có biến động đáng kể nhưng lại có sựchênh lệch rất lớn. Do đó, theo nhận định của các
Trường Đại học Kinh tế Huế
nhà khoa học, tiềm năng để nâng cao năng suất và sản lượng ở các nước còn rất lớn.
Vì vậy, nếu được đầu tư đúng mức năng suất lạc sẽ tăng lênvà hiệu quảcủa người sản xuất sẽ cao hơn.
1.2.2. Tình hình sản xuất lạc ở Việt Nam
Việt Nam là một nước nông nghiệp với phần đông diện tích đất đai phục vụcho sản xuất nông nghiệp đáp ứng nhu cầu đời sống của nhân dân, qua đó người nông dân có thêm điều kiện để trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao. Lạc là cây truyền thống của nhân dân Việt Nam, là loại cây công nghiệp ngắn ngày quan trọng hàng đầu, khả năng thích ứng rộng và được trồng nhiều vụ trong năm. Lạc được sản xuất để đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Ở nước ta lạc được trồngở hầu hết các tỉnh từ Bắc vào Nam, tỉnh nào cũng có. Lạc có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau, từnhững chân đất xám bạc màu vùng Trung du, đất đen miền núi đến đất cát ven biển, đất màu mỡ vùng đồng bằng, đất bãi ven sông và trong các cơ cấu trồng khác nhau,ở đâu cũng có thể trồng lạc. Tuy vậy, cho đến nay vẫn chưa có nhận thức đúng đắn và đầy đủ về vai trò của cây lạc trong nông nghiệp cũng như trong đời sống của nhân dân. Vì vậy mà diện tích, năng suất, sản lượng trồng lạc ở nước ta trong những năm gần đây tăng lên không đáng kể, điều đó được thể hiện qua bảng 2 về tình hình sản xuất lạcở Việt Nam qua 3 năm (2008 –2010).
Bảng 2: Tình hình sản xuất lạc ở Việt Nam giai đoạn 2008 - 2010
Chỉ tiêu ĐVT 2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009
+/- % +/- %
Diện tích Nghìn ha 255,3 245,0 231,0 -10,3 -4,0 -14,0 -5,7
Năng suất Tạ/ha 20,8 20,9 21,0 0,1 0,5 0,1 0,5
Sản lượng Nghìn tấn 530,2 510,9 485,7 -19,3 -3,6 -25,2 -4,9 (Nguồn niên giám thống kê của Việt Nam năm 2010) Nhìn vào bảng số liệu ở bảng 2 ta thấy: Diện tích trồng lạc qua các năm giảm đáng kể. Cụ thể: năm 2008 diện tích trồng lạc là 255,3 nghìn ha, đến năm 2009 là 245,0 nghìn ha giảm 10,3 nghìn ha tương ứng với 4,03%. Năm 2010 là 231,0 nghìn ha giảm 14 nghìn ha tương ứng giảm 5,7% so với năm 2009. Điều này là do sự chuyển
Trường Đại học Kinh tế Huế
đổi mục đích sử dụng đất từ trồng trọt sang xây dựng cơ bản. Đồng thời cũng có sự chuyển dịch trong cơ cấu diện tích cây trồng. Người nông dân có xu hướng chuyển một phần diện tích sang trồng đậu tương. Bên cạnh đó thì phong tục canh tác lạc hậu đã làm chođất bị thoái hóa và không thể đem vào sửdụng cũng là một nguyên nhân.
Năng suất lạc qua 3 năm (2008 – 2010) có sự gia tăng nhưng không đáng kể.
Cụ thể: năm 2008 là 20,8 tạ/ha; năm 2009 là 20,9 tạ/ha; năm 2010 là 21 tạ/ha. Tuy vậy, nhưng lại có sự gia tăng đáng kể so với mấy năm trước đây, năm 2006 năng suất chỉ đạt 18,7 tạ/ha. Có được điều này do Nhà nước ta vẫn chú trọng phát triển lạc cùng với những tiến bộkhoa học công nghệmới, trìnhđộ kỹthuật thâm canh được nâng lên cùng với sự áp dụng cơ sở vật chất kỹthuật, sử dụng nhiều giống lạc lai mới đem lại hiệu quả kinh tế cao cho năng suất cao hơn. Tuy không có sự chênh lệch đáng kể về năng suất giữa các năm nhưng lại có sự chênh lệch năng suất lạc giữa các vùng miền, do mỗi vùng có điều kiện về đất đai, khí hậu khác nhau, tập quán sản xuất khác nhau, trồng trên các loại đất khác nhau cho nên năng suất mỗi vùng khác nhau.
Mặc dù năng suất lạc tăng nhưng sản lượng lạc qua 3 năm giảm mạnh do diện tích gieo trồng qua 3 năm giảm. Năm 2008 sản lượng lạc là 530,2 nghìn tấn; năm 2009 là 510,9 nghìn tấn giảm 13,9 nghìn tấn tương đương 3,6% so với năm trước. Năm 2010 là 485,7 nghìn tấn giảm 25,2 nghìn tấn tương ứng giảm 4,9% so với năm 2009.
Sựgiảm mạnh vềsản lượng lạc là một điều đáng lo ngại cho nền kinh tếnói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng. Vì vậy, cần có sựquan tâm của Đảng và Nhà nước để sản xuất lạc ngày càng phát triển đáp ứng nhu cầu cho người tiêu dùng và nâng cao mức sống cho người dân và cho toàn xã hội.
1.2.3. Tình hình sản xuất lạc ở tỉnh Hà Tĩnh
Hà Tĩnh là tỉnh có diện tích gieo trồng lạc khá lớn trong khu vực miền Trung.
Cây lạc là cây trồng có vai trò vị trí quan trọng trong cơ cấu cây trồng hàng năm của tỉnh. Thời gian qua tình hình sản xuất lạcởHà Tĩnh có nhiều biến động theo xu hướng chung của cả nước,được thểhiện qua bảng sau:
Trường Đại học Kinh tế Huế
Bảng 3: Tình hình sản xuất lạc ở Hà Tĩnh giai đoạn 2008 - 2010
Chỉ tiêu ĐVT 2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009
+/- % +/- %
Diện tích Nghìn ha 22,40 20,50 19,56 -1,90 -8,48 -0,94 -4,59 Năng suất Tạ/ha 19,91 20,44 21,10 0,53 2,66 0,66 3,23 Sản lượng Nghìn tấn 44,6 41,90 41,10 -2,7 -6,05 -0,80 -1,91
(Nguồn: báo cáo của UBND tỉnh Hà Tĩnh) Nhìn vào bảng số liệu ta thấy diện tích trồng lạc ở Hà Tĩnh đang có xu hướng giảm dần qua các năm. Cụ thể năm 2008 diện tích trồng lạc là 22,40 nghìn hađến năm 2009 chỉ còn 20,50 nghìn ha, giảm 1,9 nghìn ha tương ứng với 8,48% so với năm 2008. Năm 2010 diện tích trồng lạc tiếp tục giảm xuống chỉ còn 19,56 nghìn ha. Diện tích trồng lạc qua các năm giảm là do một phần đất trồng lạc nơi đây chuyển đổi sang đất xây dựng cơ bản. Tuy nhiên qua 3 năm (2008-2010), năng suất lạc lại có xu hướng tăng lên do người dân sản xuất ngày càng có nhiều kinh nghiệm trong việc áp dụng các thành quảkhoa học kỹthuật cũng như trong việc đưa các giống lạc mới năng suất cao vào sản suất. Năm 2008 năng suất lạc đạt 19,91 tạ/ha, năm 2009 đạt 20,44 tạ/ha và năm 2010 đạt 21,10 tạ/ha. Như vậy, so với năm 2009 thì năng suất lạc của năm 2010 tăng 0,66 tạ/ha tương ướng với 3,23%.
Năng suất lạc qua các năm có xu hướng tăng nhưng tỉ lệ tăng của năng suất lại thấp hơn tỉlệgiảm của diện tích. Điều đó đã làm cho sản lượng lạc qua các năm giảm mạnh, đặc biệt là năm 2009 sản lượng lạc giảm 2,7 nghìn tấn tương ứng với 6,05% so với năm 2008. Sản lượng lạc năm 2008 là 44,6 nghìn tấn tới năm 2010 sản lượng chỉ còn 41,10 nghìn tấn.
Tóm lại, tình hình sản xuất lạc của tỉnh có sự biến động rõ rệt qua các năm, trong đó đáng lưu ý sản lượng lạc có xu hướng giảm mạnh qua 3 năm (2008 -2010).
Điều nàyđặt ra cho Sở Nông Nghiệp và các ban nghành có liên quan là phải quan tâm chỉ đạo hơn nữa tới việc sản xuất lạc trên địa bàn, phải nắm rõ tình hình và có giải pháp cụ thể để cây lạc nơi đây ngày càng phát triển, đóng góp vào GDP chung của toàn tỉnh và của cả nước.
Trường Đại học Kinh tế Huế
CHƯƠNG 2
HIỆU QUẢ KINH TẾ MỘT SỐ GIỐNG LẠC LAI Ở XÃ KỲ ĐỒNG, HUYỆN KỲ ANH, TỈNH HÀ TĨNH