Kết quả và hiệu quả sản xuất của các hộ điều tra

Một phần của tài liệu Hiệu quả kinh tế một số giống lạc lai vụ đông xuân ở xã kỳ đồng, huyện kỳ anh, tỉnh hà tĩnh (Trang 51 - 54)

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.3. HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT LẠC LAI CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA

2.3.4. Kết quả và hiệu quả sản xuất của các hộ điều tra

Hiệu quảkinh tếlà tiền đề đánh giá hiệu quảcủa quá trình sản xuất kinh doanh, là cơ sở đểlựa chọn phương án tối ưu trong sản xuất. Nó phản ánh kết quả làm ăn của doanh nghiệp hay của hộ nông dân. Để biết kết quả, hiệu quảsản xuất lạc lai chúng ta đi nghiên cứu sốliệu bảng 10.

Bảng 10: Kết quả và hiệu quả sản xuất lạc lai

( Tính bình quân sào)

Chỉ tiêu ĐVT L26 L14 BQ

Năng suất Tạ 1,42 1,33 1,38

GO 1000 đ 2.693,25 2.517,50 2.605,38

IC 1000 đ 707,78 689,58 698,68

VA 1000 đ 1.985,47 1.827,92 1.906,70

GO/IC Lần 3,82 3,66 3,74

VA/IC Lần 2,82 2.66 2,74

VA/GO Lần 0,74 0,73 0,73

( Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2011) Qua bảng sốliệu trên ta thấy, đểtiến hành sản xuất 1 sào lạc lai hộnông dân ở đây phải đầu tư bình quân 698,68 nghìn đồng chi phí trung gian, họ thu được 1,38 tạ/sào, tương ứng 2.605,38 nghìnđồng giá trị sản xuất.

Với năng suất đạt được của giống lạc L26 là 1,42 tạ/sào và giống lạc L14 là 1,33 tạ/sào thì tổng giá trị sản xuất bình quân trên sào của hai giống lạc lần lượt đạt 2.693,25 nghìnđồng và 2.517,50 nghìnđồng. Như vậy tổng giá trị sản xuất của giống lạc L26 cao hơngiống lạc L14 là 175,75 nghìnđồng/ sào.

Chi phí trung gian IC là những chi phí vật chất và chi phí dịch vụdùng cho sản xuất. Nó là một chỉ tiêu quan trọng có ảnh hưởng đến kết quảvà hiệu quả kinh tếsản xuất lạc của nông hộ. Qua bảng số liệu ta thấy chi phí trung gian của hai giống lạc có

Trường Đại học Kinh tế Huế

sựchênh lệch khá lớn.Ởgiống lạc L26 thì chi phí trung gian là 707,78 nghìn đồng và giống lạc L14 là 689,58 nghìn đồng/sào. Có sự chênh lệch này là do lạc L26 là giống lạc mới được đưa về sản xuất trên địa bàn nên bà con nông dân chú trọng vào đầu tư với hi vọng thu được kết quả cao. Mặc dù, trong sản xuất lạc các hộ nông dân đã có một lượng phân chuồng khá lớn để bón cho lạc nhưng chi phí trung gian của hai loại giống này vẫn khá lớn. Vì về cơ bản khi tiến hành sản xuất người nông dân phải đầu tư một khoản chi phí khá lớn cho việc bón phân hóa học và thuê ngoài một số dịch vụ phục vụcho sản xuất.

Với kết quả thu được và chi phí bỏ ra như vậy nên giá trị gia tăng cũng có sự khác biệt giữa hai giống lạc. Bình quân giá trị gia tăng VA của lạc L26 là 1.985,47 nghìnđồng/sào trong khi đó giống L14 là 1.827,92 nghìnđồng/sào.

Để đánh giá hiệu quảkinh tếcủa các giống lạc chúng ta dựa trên một sốchỉ tiêu như: GO/IC, VA/IC và VA/GO. Đối với hai giống lạc lai (L14 và L26) các chỉ tiêu này lần lượt đạt 3,74 lần; 2.74 lần và 0,73 lần. Đây là những con sốrất khảquan, cho thấy được hiệu quảsản xuất lạc trên địa bàn khá cao.

Khi tiến hành so sánh các chỉ tiêu hiệu quả của hai giống lạc ta cũng thấy được có sựkhác nhau. Chỉ tiêu GO/IC của giống lạc L26 là 3,82 lần tức là cứmột đồng chi phí bỏ ra thì thu được 3,82 đồng giá trị sản xuất. Chỉ tiêu này ở giống lạc L14 thấp hơn, cụthểkhi bỏ ra 1 đồng chi phí thì thuđược 3,66đồng giá trị sản xuất.

Chỉ tiêu VA/IC là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả sản xuất, chỉ tiêu này khi so sánh giữa hai giống lạc thì cao nhất là ở giống L26 đạt 2,82 lần. Khi cùng đầu tư một chi phí trung gian thì ở giống lạc L26 tạo ra 3,82 đồng giá trị sản xuất và 2,82 đồng giá trị gia tăng, ởgiống lạc L14 đã tạo ra 3,66đồng giá trị sản xuất và 2,66 đồng giá trị gia tăng.

Qua bảng số liệu trên ta thấy rằng rõ ràng hiệu quả mà giống lạc L26 mang lại là lớn hơn so với giống L14. Qua điều tra tôi thấy do việc đầu tư một cách phù hợp cùng với việc sản xuất tuân theo đúng quy trình sản xuất hơn nên các hộtrồng giống lạc L26 mang lại kết quả, hiệu quả cao hơn giống lạc L14.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Đểkhẳng định lại một lần nữa hiệu quảkinh tếcủa lạc lai tôi tiến hành so sánh hiệu quả kinh tếcủa lạc lai với lạc địa phương thông qua điều tra các hộnông dân và thu được bảng sốliệu sau:

Bảng 11: So sánh hiệu quả kinh tế của giống lạc lai với giống lạc địa phương ( Tính bình quân sào)

Chỉ tiêu ĐVT Lạc lai Lạc địa phương

Năng suất Tạ 1,38 0,99

GO 1000 đ 2.605,38 1.885,38

IC 1000 đ 698,68 712,38

VA 1000 đ 1.906,70 1.173,00

GO/IC Lần 3,74 2,65

VA/IC Lần 2,74 1,65

VA/GO Lần 0,73 0,62

( Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2011) Qua bảng sốliệu trên ta thấy, tổng giá trị sản xuất bình quân trên sào của lạc lai là 2.605,38 nghìn đồng/sào, trong khi đó tổng giá trị sản xuất của lạc địa phương chỉ đạt 1.885,38 nghìn đồng/sào. Như vậy, tổng giá trị sản xuất của giống lạc lai cao hơn lạc địa phương 720,00 nghìn đồng, tương ứng với 1,38 lần, điều này là do năng suất của lạc lai cao hơn năng suất của lạc địa phương.

Đểtiến hành sản xuất thì người nông dân cần phải đầu tư một khoản lớn chi phí để mua phân bón, vật tư nông nghiệp và thuê dịch vụ… Ở đây, chúng ta thấy có sự chênh lệch vềchi phí đầu tư của giống lạc địa phương và các giống lạc lai, cụthểchi phí trung gianở giống lạc địa phương là 712,38 nghìn đồng/sào trong khi đó ở giống lạc lai chỉlà 698,68 nghìnđồng/sào. Người nông dân đã quá chú trọng vào việc đầu tư để tăng năng suất lạc lai. Tuy nhiên, do đặc tính của các giống lạc địa phương nên mặc dù đầu tư nhiều nhưng năng suất tăng lên không đáng kể.

Với mức tổng giá trị sản xuất GO và chi phí trung gian IC như vậy nên giá trị gia tăng cũng có sựkhác biệt giữa hai giống lạc. Bình quân giá trị gia tăng VA của lạc lai là 1.906,70 nghìn đồng/sào trong khi đó của lạc địa phương là 1.173,00 ngìn đồng/sào.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Khi tiến hành so sánh các chỉ tiêu hiệu quả ta cũng thấy được chỉ tiêu GO/IC bình quân của hai giống lạc trên chênh lệch rất lớn. Với giống lạc lai con số này là 3,74 lần, tức là cứmột đồng chi phí bỏ ra thu được 3,74 đồng giá trị sản xuất trong khi đó chỉtiêu này của lạc địa phương chỉ đạt 2,65 lần.

Chỉ tiêu VA/IC là chỉtiêu quan trọng để đánh giá hiệu quảsản xuất, khi so sánh giữa hai giống lạc thì ta thấy có sựchênh lệch rất lớn.Ở giống lạc lai chỉ tiêu này đạt 2,74 lần còn ở lạc địa phương chỉ đạt 1,65 lần. Như vậy khi cùng đầu tư một đồng chi phí trung gian thìở giống lạc lai tạo ra 3,74 đồng giá trị sản xuất và 2,74 đồng giá trị gia tăng; ở giống lạc địa phương thì tạo ra 2,65 đồng giá trị sản xuất và 1,65 đồng giá trị gia tăng,

Qua bảng số liệu trên ta thấy rõ ràng hiệu quả mà các giống lạc lai mang lại là lớn hơn nhiều so với giống lạc địa phương. Qua điều tra tôi thấy do việc đầu tư một cách phù hợp, cùng với việc mạnh dạn trong việc đổi giống mới và áp dụng tiến bộ khoa học kỹthuật đã mang lại kết quảcao cho các hộtrồng lạc lai. Rõ ràng với kết quả này thì trong tương lai nó sẽlà lựa chọn phù hợp đểtrởthành giống lạc chủlực tại địa phương. Với người nông dân thì vụ Đông Xuân luôn là vụ lạc quan trọng nhất trong năm. Vì vậy, việc nghiên cứu để hạn chếtối thiểu rủi ro kết hợp với đầu tư phòng trừ sâu bệnh tăng năng suất sẽ có ý nghĩa rất quan trọng góp phần nâng cao thu nhập và đời sống của người dân.

Một phần của tài liệu Hiệu quả kinh tế một số giống lạc lai vụ đông xuân ở xã kỳ đồng, huyện kỳ anh, tỉnh hà tĩnh (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)