Phân tích các hoạt động của chuỗi cung lạc

Một phần của tài liệu Hiệu quả kinh tế một số giống lạc lai vụ đông xuân ở xã kỳ đồng, huyện kỳ anh, tỉnh hà tĩnh (Trang 66 - 70)

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.5. TÌNH HÌNH TIÊU THỤ LẠC Ở XÃ KỲ ĐỒNG

2.5.2. Phân tích các hoạt động của chuỗi cung lạc

Trong chuỗi cung ứng lạc của xã Kỳ Đồng có các tác nhân tham gia như sau:

người sản xuất, thu gom nhỏ, người bán buôn, người bán lẻ, cơ sởchếbiến và người tiêu dùng. Mỗi tác nhân tham gia vào chuỗi cungứng sản phẩm lạc của xã lại có những đặc trưngvà vai trò khác nhau góp phần làm cho chuỗi cung hoạt động thông suốt.

a. Người sản xuất

Người sản xuất ở đây là các hộ trồng lạc, là nhân tố rất quan trọng của chuỗi cungứng sản phẩm lạc. Họ là những người dùng sức lao động của mìnhthông qua tư liệu lao động tác động vào đối tượng lao động để tạo ra sản phẩm. Người sản xuất ở đây thường bán lạc cho những người thu gom nhỏ trong xã hoặc một số ít bán cho người tiêu dùng tại địa phương. Lạc được những người dân thu hoạch xong và phơi khô trước khi đem bán.

b. Người thu gom nhỏ

Tác nhân thứ hai trong chuỗi cung là người thu gom nhỏ. Họlà mắt xích trung gian giữa người sản xuất với người bán buôn. Những người thu gom nhỏ thường là những người trong xã hoặc các xã lân cận. Họlà những đầu mối quen thuộc của người sản xuất. Họmua lạc từ người sản xuất rồi cung cấp cho những người bán buôn.

c. Người bán buôn

Người bán buôn là tác nhân cungứng đa dạng nhất, họmua lạc từnhững người thu gom nhỏ sau đó có thể bán cho các thu gom lớn ở kho nông sản, bán cho người bán lẻ, bán cho các cơ sởchếbiến hoặc bán trực tiếp cho người tiêu dùng. Họcó phạm vi hoạt động rộng hơn những người thu gom nhỏ và mua với số lượng lớn. Những người bán buôn thường đã hoạt động khá lâu nên họlà bạn hàng quen thuộc của nhiều thu gom nhỏ.

Trường Đại học Kinh tế Huế

d. Người bán lẻ

Đây là một trong những tác nhân trực tiếp trao đổi sản phẩm tới tay người tiêu dùng. Họ có thể bán cho người tiêu dùng các sản phẩm qua sơ chế hoặc đã qua chế biến công nghiệp. Nếu họ mua lạc từ những người bán buôn sẽ sơ chế rồi bán cho người tiêu dùng. Nếu mua sản phẩm của các cơ sở chế biến thì bán cho người tiêu dùng dưới dạng các sản phẩm đã qua chế biến công nghiệp như dầu lạc hay các loại bánh kẹo. Họ cũng là những người trực tiếp tiếp nhận những thông tin từ người tiêu dùng, từ đó phản hồi đến các tác nhân khác ở kênh trước, giúp họ có thể điều chỉnh sản xuất phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng vềcảchất lượng, số lượng và chủng loại sản phẩm.

e. Người tiêu dùng

Người tiêu dùng là tác nhân cuối cùng trong chuỗi cung, là tác nhân trực tiếp sử dụng sản phẩm lạc. Những người tiêu dùng cuối cùng là các hộ gia đình, các cá nhân trong và ngoài nước có những nhu cầu tiêu dùng khác nhau, họmua các sản phẩm thô hay đã qua chếbiến như bánh kẹo, dầu lạc… Tác nhân tiêu dùng rất rộng lớn và phức tạp. Trong điều kiện hạn chếvềthời gian và năng lực nghiên cứu, đềtài không thể đi sâu nghiên cứu tác nhân tiêu dùng.

2.5.2.2. Phân tích kênh tiêu thụ lạc của các hộ trồng lạc

Một hộ gia đình trồng lạc thường bán sản phẩm của mình cho nhiều đối tượng khác nhau, họ có thể bán cho người thu gom nhỏ hay bán trực tiếp cho người tiêu dùng. Lạc ở xã Kỳ Đồng đi từ tay người sản xuất đến tay người tiêu dùng cuối cùng qua nhiều kênh phân phối khác nhau. Nhìn chung có 5 kênh phân phối chính như sau:

Kênh I: Người sản xuất Thu gom nhỏ Người bán buôn Người bán lẻ Người tiêu dùng

Tham gia vào kênh phân phối này có 5 tác nhân đó là: người sản xuất, thu gom nhỏ, người bán buôn, người bán lẻ và người tiêu dùng. Những người thu gom nhỏ sau khi mua lạcở những người sản xuất sẽbán cho những người bán buôn. Hầu hết những người thu gom nhỏ này là người trong xã, họ có quan hệ rất tốt với những người sản xuất ở nơi đây. Theo kênh này, lạc phải qua nhiều khâu trung gian mới đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Các thu gom nhỏsẽ tới các hộ trồng lạc để mua lạc tại gia đình.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Họmua 96% khối lượng lạc của các hộ bán ra. Sau đó, những người thu gom nhỏ này đem toàn bộ lạc mua được bán cho những người bán buôn trong huyện và từ những người bán buôn lạc được đưa tới tay người tiêu dùng. Điều này tạo ra sự khác biệt về giá của người sản xuất nhận được và giá mà người tiêu dùng phải trả. Người sản xuất phải bán với mức giá thấp hơn giá thị trường, nhưng bù lại họ có thể bán với khối lượng lớn, điều này giúp người sản xuất có thể tránh được tình trạng lạc bị ứ đọng và có thểquay vòng vốn nhanh hơn.

Kênh II: Người sản xuất Thu gom nhỏ Người bán buôn Cơ sở chế biến Người bán lẻ Người tiêu dùng

Đây là kênh khá dài qua nhiều trung gian sản phẩm mới đến tay người tiêu dùng. Khác với kênh I, sau khi mua lạc từ những người thu gom nhỏ thì người bán buôn sẽ bán lạc cho các cơ sở chế biến trong nước. Các cơ sở chế biến mua lạc thô hoặc lạc nhân vềchếbiến ra các sản phẩm hàng hóa như dầu lạc hay các loại bánh kẹo rồi bán cho người tiêu dùng trong. Chênh lệch giá giữa người sản xuất và người tiêu dùng ở kênh này rất lớn do phải trải qua nhiều trung gian, hơn nữa sản phẩm người tiêu dùng sửdụng trong kênh này là dạng sản phẩm đã qua chếbiến.

Kênh III: Người sản xuất Thu gom nhỏ Người bán buôn Người tiêu dùng Khác với kênh I và kênh II, sau khi mua lạc từ những người thu gom nhỏ, các bán buôn bán trực tiếp cho người tiêu dùng. Khối lượng lạc bán buôn bán cho người tiêu dùng không nhiều. Chênh lệch giá cả giữa người sản xuất và người tiêu dùng ở kênh này thấp hơn kênh I và kênh II.

Kênh IV: Người sản xuất Người thu gom nhỏ Người bán buôn sở chế biến Xuất khẩu Người tiêu dùng

Đây là kênh dài nhất, có số lượng trung gian nhiều nhất. Cũng giống như kênh II sau khi mua lạc từnhững người thu gom nhỏthì người bán buôn sẽbán lạc cho các cơ sở chế biến trong nước. Các cơ sở chế biến này tạo ra các sản phẩm tốt, có chất lượng cao và xuất khẩu ra nước ngoài. Chênh lệch giá ở kênh này là lớn nhất, các cơ sở chế biến phải lựa chọn các loại lạc có chất lượng cao để chế biến thành các sản phẩm tốt mới có thể xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Do đó, giá mà người tiêu dùng phải trả ởkênh này rất cao.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Kênh V: Người sản xuất Người tiêu dùng

Đây là kênh phân phối đơn giản nhất, vì ở kênh này chỉ xuất hiện người sản xuất và người tiêu dùng mà không có bất kỳ một trung gian nào. Người tiêu dùng đa phần là các hộ phi nông nghiệp trong và ngoài xã. Họ mua lạc thô về để sử dụng cho nhu cầu gia đình. Theo đó thì giá cảmà giá cả mà người sản xuất bán ra cao hơn các kênh khác. Tuy vậy, người sản xuất chỉ phân phối 4% lượng lạc theo kênh này.

Tóm lại, sản phẩm lạc có thểsửdụng dưới nhiều hình thức khác nhau như lạc thô, lạc đã qua sơ chế (rang, luộc…) hoặc đã qua chế biến công nghiệp (dầu, các loại bánh kẹo…). Vì thế, kênh tiêu thụ lạc của các hộtrồng lạc khá đa dạng, có nhiều tác nhân tham gia. Đây cũng là một điểm mạnh trong vấn đề tiêu thụ đối với những hộ trồng lạcở đây.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Một phần của tài liệu Hiệu quả kinh tế một số giống lạc lai vụ đông xuân ở xã kỳ đồng, huyện kỳ anh, tỉnh hà tĩnh (Trang 66 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)