PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.3. HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT LẠC LAI CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA
2.3.3. Tình hình đầu tư sản xuất lạc lai của các hộ điều tra
Chi phí đầu tư là một trong những nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến kết quả và hiệu quả sản xuất. Để nâng cao hiệu quả kinh tế thì cần tối đa hóa doanh thu và tối thiểu hóa chi phí. Chúng ta phải đầu tư để nâng cao năng suất cây lạc, nhưng đồng thời phải đảm bảo chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó phải giảm bớt các khoản chi phí không cần thiết để đảm bảo hiệu quảtrong sản xuất. Để thấyđược mức độ đầu tư cho sản xuất lạc của các hộ điều tra chúng ta theo dõi bảng 9.
Đểsản xuất một sào lạc trong một vụ, hộnông dânở đây đầu tư 1.327,93 nghìn đồng. Trong đó chi phí trung gian là 698,68 nghìn đồng, tương ứng 52,61% tổng chi phí; chi phí tựcó là 629,25 nghìnđồng, tương ứng 47,39% tổng chi phí.
Trường Đại học Kinh tế Huế
Bảng 9: Tình hình đầu tư sản xuất lạc lai của các hộ điều tra
( Tính bình quân sào) Giống lạc
Chỉ tiêu
L26 L14 BQ
Số lượng (1000đ)
Cơ cấu(%)
Số lượng (1000đ)
Cơ cấu (%)
Số lượng (1000đ)
Cơ cấu (%) 1. Chi phí trung
gian
707,78 52,14 689,58 53,11 698,68 52,61
Giống 346,00 48,88 342,00 49,60 344,00 49,24
Phân bón 198,03 27,98 181,89 26,37 189,96 27,19
Thuốc hóa học 43,12 6,09 41,25 5,98 42,19 6,04
LĐ thuê ngoài 67,50 9,53 71,44 10,37 69,47 9,94
Chi phí dịch vụ 53,13 7,52 53,00 7,68 53,06 7,59
2.Chi phí tự có 649,75 47,86 608,75 46,89 629,25 47,39
Phân chuồng 158,50 24,39 151,25 24,85 154,88 24,61
LĐ gia đình 491,25 75,61 457,50 75,15 474,38 65,39
3.Tổng chi phí 1.357,53 100,00 1.298,33 100,00 1.327,93 100,00 (Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2011) Trong chi phí trung gian thì chi phí giống chiếm nhiều nhất, một sào lạc hộnông dân phải đầu tư 344,00 nghìn đồng, tương ứng 49,24% trong tổng chi phí trung gian.
Bình quân một sào thường sửdụng 8,6kg lạc giống, giá lạc giống trên thị trường là 40 nghìnđồng/kg lạc vỏ. Thứhai là chi phí phân bón, chi phí này chiếm 27,19% trong tổng chi phí trung gian, tương ứng là 189,96 nghìnđồng. Phân bón mà các hộnông dânở đây sửdụng gồm có: lân, đạm, kali và vôi; giá của các loại phân bón trên thị trường lần lượt là: 3.200 đồng/kg, 9.500 đồng/kg, 8.000 đồng/kg và 1.500 đồng/kg. Như vậy ta có thể thấy giống là chi phí chủyếu trong chi phí trung gian. Khoản chi phí thứba là chi phí thuê lao động, bình quân một sào hộ phải bỏ ra 69,47 nghìn đồng để thuê lao động, chiếm 9,94% trong tổng chi phí trung gian. Điều này lại khẳng định thêm tính cần thiết của lao
Trường Đại học Kinh tế Huế
động trong lúc mùa vụ, do tính thời vụcủa sản xuất nông nghiệp quy định.Các lao động thuê ngoài này đều là những lao động nông nghiệp, được thuê để cùng với lao động gia đình thu hoạch lạc. Ngoài các khoản chi phí trên thì chi phí thuốc hóa học và chi phí dịch vụcũng chiếm một phần không nhỏ, chiếm 13,63% trong tổng chi phí trung gian. Các hộ trồng lạc phải bỏ ra một khoản để thuê máy cày phục vụ cho khâu làm đất và thuê xe chuyên chởlạc vềnhà (chi phí dịch vụ).
Mức đầu tư cho hai giống lạc L26 và L14 có sựchênh lệch khá đáng kể. Để sản xuất một sào lạc L26 hộphải đầutư 1.357,53 nghìn đồng trong khi đó đểsản xuất một sào lạc L14 thì cần 1.298,33 nghìnđồng. Vì vậy, tỷtrọng đầu tư cho sản xuất các loại giống lạc khác nhau có sựkhác nhau. Cụthể: sản xuất lạc L26 hộphải đầu tư chi phí trung gian là 707,78 nghìnđồng, chiếm 52,14% và chi phí tựcó là 649,75 nghìnđồng, chiếm 47,86% tổng chi phí. Sản xuất lạc L14 thì chi phí trung gian mà hộ đầu tư là 689,58 nghìn đồng, chiếm 53,11% và chi phí tự có là 608,75 nghìn đồng chiếm 46,89% thấp hơn chi phí tựcó của giống L26 là 59,20 nghìnđồng.
Các loại chi phí trong chi phí trung gian như: chi phí giống, phân bón, dịch vụ… cũng có sự khác nhau. Cụ thể: chi phí giống đối với lạc L26 là 346,00 nghìn đồng và L14 là 342,00 nghìnđồng. Có sựchênh lệnh này là do lượng giống mà các hộ nông dân sửdụng để gieo trồng của lạc L26 nhiều hơn lạc L14. Về chi phí phân bón thì mức đầu tư của các hộcho lạc L26 và L14 chênh lệch khá đáng kể. Trung bình mỗi hộ nông dân đầu tư 198,03 nghìn đồng cho một sào lạc L26 và 181,89 nghìn đồng đối với lạc L14. Qua bảng sốliệu chúng ta thấy không có sựchênh lệch vềchi phí dịch vụ của hai giống lạc, hộphải bỏra 53,13 nghìnđồng đối với lạc L26 và 53,00 nghìnđồng cho lạc L14 đểthuê dịch vụ. Dịch vụmà các hộ thuê ở đây chủ yếu là xe chuyên chở lạc về nhà. Đặc trưng của sản xuất nông nghiệp là người nông dân lấy công làm lãi. Vì vậy, ta thấyở đây khoản chi phí lao động gia đình bỏra rất lớn. Để sản xuất một sào lạc L14 hộ phải bỏ ra 3,28 công lao động gia đình và sản xuất lạc R14 cần 3,05 công lao động gia đình.
Trường Đại học Kinh tế Huế
Như vậy ta có thể thấy rằng để tiến hành sản xuất trên một sào lạc thì cần một lượng chi phí rất lớn, bao gồm các loại chi phí trung gian và cảcác chi phí tựcó trong gia đình.