Tình hình cơ bản của phường Thủy Phương

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình lúa – cá của các nông hộ trên địa bàn phường thủy dương, thị xã hương thủy, tỉnh thừathiên huế (Trang 20 - 24)

CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ MÔ HÌNH LÚA CÁ CỦA CÁC NÔNG HỘ TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG THỦY DƯƠNG THỊ XÃ HƯƠNG THỦY, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

2.1 Tình hình cơ bản của phường Thủy Phương

Thủy Dương là điểm nối giữa thành phố Huế và thị xã Hương Thủy, là cửa ngõ phía nam thành phố Huế. Địa giới hành chính của phường như sau:

- Phía Bắc giáp phường An Đông và An Tây thành phố Huế - Phía Nam giáp phường Thủy Phương

- Phía Đông giáp xã Thủy Thanh - Phía Tây giáp xã Thủy Bằng

Với diện tích tự nhiên là 1250 ha, số hộ: 2604 hộ, 11.493 nhân khẩu được bố trí ở 20 tổ dân phố. Có đường Quốc lộ 1A và đường sắt Bắc Nam đi qua , đường Thủy Dương – Tự Đức, đường Dương – Phương nên mạng lưới giao thông rất thuận tiện trong việc đi lại và vận chuyển hàng hóa. Trên địa bàn được các ngành của Trung ương, tỉnh và thị xã xây dựng nhiều công trình quan trọng như: khu đô thị Đông Nam Thủy An, các dự án Nhà rường, du lịch sinh thái… các công ty, xí nghiệp đóng trên địa bàn kinh doanh có hiệu quả như Công ty cổ phần Dệt May Huế, Công ty May Thiên An Phát…thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội, với cơ cấu kinh tế Công nghiệp – Dịch vụ - Nông nghiệp có nguồn nhân lực và trình độ dân trí khá cao nên Thủy Dương được xem là phường trọng điểm của thị xã về phát triển kinh tế - xã hội.

- Đất đai chủ yếu là đất chiêm trũng, thuận tiện cho việc áp dụng mô hình lúa – cá.

- Khí hậu chia làm hai mùa, mùa khô và mùa mưa, mùa khô kéo dài từ tháng 3 đến tháng 9, mùa mưa từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau.

- Thêm vào đó, phường có con sông Lợi Nông chảy qua nên cung cấp một lượng nước khá dồi dào cho sản xuất nông nghiệp.

- Diện tích đất nông nghiệp chiếm tới 62,60% với 782,54 ha (2011). Diện

Trường Đại học Kinh tế Huế

SVTH: Lê Thị Thanh Trang - K42BKTNN 21

tích đất canh tác chiếm 52,53% trong tổng diện tích đất nông nghiệp, trong đó đất trồng lúa luôn chiếm tỷ trọng cao nhất đến 68,83%. Đất nuôi trồng thủy sản của phường mới được khai hoang trong những năm trở lại đây. Diện tích này khá nhỏ chỉ có 28,22 ha chiếm 3,61%, chủ yếu là nuôi cá hồ và ương cá.

- Với những phương án quy hoạch và kế hoạch điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất của phường Thủy Dương sẽ tạo ra tổng sản lượng lương thực, các chỉ tiêu kinh tế xã hội tăng hơn nhiều, việc bảo vệ môi trường sống, bảo vệ tài nguyên đất đai, ưu tiên phát triển cơ sở hạ tầng, tạo đà cho việc phát triển kinh tế, xã hội chung cho toàn phường.

- Thủy Dương có dân số là 11.493 người (2011). Trong đó, hộ nông nghiệp chiếm 24,58% với 640 hộ. Về lao động năm 2011 toàn phường có 7.526 lao động.

Bình quân lao động ở mỗi hộ gia đình năm 2011 là 2.89 người, trong đó có 2.351 lao động trong nông nghiệp chiếm 31,24% trong tổng lao động của phường.

2.1.2 Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế xã hội của phường Thủy Dương

- Lợi thế về điều kiện tự nhiên

Nhìn chung, với vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên phường Thủy Dương có rất nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội.

+ Với vị trí trung tâm giữa thành phố Huế và xã Thủy Phương (là hai thị trường có khả năng tiêu thụ rất lớn các sản phẩm nông nghiệp…), có hệ thống đường giao thông đường bộ, đường sắt rất phát triển (tuyến quốc lộ 1A, đường tránh thành phố Huế, đường sắt thống nhất Bắc Nam), Thủy Dương có rất nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển một nền kinh tế đa dạng và phong phú theo hướng:

Dịch vụ - công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp – nông nghiệp.

+ Điều kiện tự nhiên (khí hậu, địa hình, thổ dưỡng…) của phường phù hợp với nhiều loại cây trồng, phù hợp với nền sản xuất nông lâm sản hàng hóa theo hướng tập trung thành các vùng chuyên canh lớn trồng lương thực, thực phẩm, cây ăn quả có giá trị kinh tế cao.

- Hạn chế về điều kiện tự nhiên:

+ Điều kiện khí hậu, thời tiết một số năm gần đây biến động thất thường gây nên lũ lụt và hạn hán ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp và sinh

Trường Đại học Kinh tế Huế

hoạt của người dân (trận lũ lụt năm 1999, hạn hán năm 2002, dịch cúm gia cầm và trận lụt tháng 11 năm 2004).

+ Một số gò đồi của phường đất xấu, thiếu nguồn nước, dân cư thưa thớt, gặp khó khăn trong việc phát triển kinh tế xã hội.

- Tình hình kinh tế xã hội:

Toàn phường Thủy Dương đoàn kết, có quyết tâm cao trong chủ trương phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng của Đảng bộ và chính quyền trong thời kỳ đổi mới. dân cư tập trung thuận tiện cho việc bố trí các công trình phúc lợi công cộng. Trong những năm qua, nhờ có sự chỉ đạo đúng đắn của các cấp, các ngành, phường đã có những đổi mới, có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý, phường đã 2 lần thực hiện chủ trương “dồn điền đổi thửa”.

Bên cạnh đó, hệ thống giao thông trên địa bàn phường rất phát triển và được phân bố khá hợp lý với đường quốc lộ, tỉnh lộ, đường giao thông liên khu vực, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa. Hệ thống thủy lợi cơ bản phục vụ đủ nước tưới; cơ cấu cây trồng vật nuôi đa dạng, theo hướng sản xuất hàng hóa. Với điều kiện cơ sở hạ tầng như vậy đã tạo điều kiện cho phường chuyển dịch cơ cấu kinh tế khá nhanh, đã thực sự khai thác và tận dụng đúng tiềm năng hiện có.

2.1.3. Tình hình kinh tế phường Thủy Dương

- Cơ cấu kinh tế phường Thủy Dương năm 2011 Cơ cấu kinh tế phường Thủy Dương

44,70%

36%

19,30%

Nông - Lâm Nhiệp Công nghiệp

Thương mại - Dịch vụ

Biểu đồ 1: Cơ cấu kinh tế phường Thủy Dương năm 2011

Trường Đại học Kinh tế Huế

SVTH: Lê Thị Thanh Trang - K42BKTNN 23

Nhìn vào biểu đồ ta thấy, Thủy Dương là phường phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa khá nhanh. Trong cơ cấu kinh tế của phường ngành thương mại dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất là 44,7% tương ứng với 199,39 tỷ đồng, chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực: sữa chữa xe máy, điện tử, kinh doanh xăng dầu, vật liệu xây dựng. đặc biệt, dịch vụ vận tải, dịch vụ ăn uống, giải khát… phát triển mạnh, chất lượng của các dịch vụ cũng được nâng lên, nổi bật là cụm dịch vụ dọc đường quốc lộ 1A. Ngành chiếm tỷ trọng cao thứ hai là ngành tiểu thủ công nghiệp và xây dựng với tỷ trọng là 36% tương ứng với 160,58 tỷ đồng. Các ngành nghề truyền thống như mộc, nề, gò hàn… có hướng phát triển khá ổn định. Mặc dù nông nghiệp chiếm tỷ trọng thấp nhất trong cơ cấu kinh tế của phường, chỉ với 86,09 tỷ đồng chiếm 19,3% trong tổng giá trị sản xuất, nhưng nó cũng đóng một vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp phát triển của phường Thủy Dương.

- Tình hình sản xuất nông nghiệp:

Trong những năm qua, tình hình sản xuất nông nghiệp của phường đã có những thành tích đáng khích lệ. Mặc dù gặp nhiều khó khăn về thời tiết như lũ lụt và sâu bệnh, nhưng nhờ làm tốt công tác chuyển dịch cơ cấu cây trồng, chuyển đổi ruộng đất nên phường Thủy Dương đã đạt được những thành quả nhất định.

Diện tích đất gieo trồng là 533,5 ha (2011), trong đó diện tích lúa Đông Xuân là 240 ha, với năng suất 6,1 tấn/ha với sản lượng đạt được là 1.464 tấn. Các loại cây ngắn ngày như sắn: 40 ha, rau màu: 13,5 ha. Đây là một diện tích khá nhỏ so với diện tích trồng lúa nhưng nó cũng mang lại một thu nhập đáng kể cho người dân nơi đây.

Giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi phường Thủy Dương liên tục tăng trong 3 năm 2009 – 2011. Năm 2011, tổng đàn trâu bò, dê nghé có 256 con, tổng đàn lợn 978 con, tổng số gia cầm 4.160 con.

Trong 3 năm, diện tích nuôi trồng thủy sản đã tăng lên. Năm 2009 là 24 ha, năm 2010 là 27 ha và năm 2011 là 28,22 ha với sản lượng là 189.074 tấn.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình lúa – cá của các nông hộ trên địa bàn phường thủy dương, thị xã hương thủy, tỉnh thừathiên huế (Trang 20 - 24)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)