Một số khó khăn, mong muốn của các hộ khi áp dụng mô hình lúa – cá

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình lúa – cá của các nông hộ trên địa bàn phường thủy dương, thị xã hương thủy, tỉnh thừathiên huế (Trang 53 - 56)

CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ MÔ HÌNH LÚA CÁ CỦA CÁC NÔNG HỘ TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG THỦY DƯƠNG THỊ XÃ HƯƠNG THỦY, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

2.7. Một số khó khăn, mong muốn của các hộ khi áp dụng mô hình lúa – cá

Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, chủ yếu và không thể thay thế được trong sản xuất nông nghiệp. Quy mô đất đai ảnh hưởng tới giá trị sản xuất cũng như ảnh hưởng rõ rệt đến hiệu quả kinh tế của mô hình lúa – cá.

Qua quá trình điều tra tôi nhận thấy rằng, chi phí bình quân trên 1 ha của các nông hộ giảm dần theo quy mô hình đất đai, ngược lại giá trị sản xuất thì tỉ lệ thuận với quy mô đất đai. Khi quy mô đất đai càng lớn thì khi đó dễ tập trung sản xuất, dễ đầu tư chi phí và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật nên làm cho giá trị gia tăng nâng lên, đồng thời chi phí đầu tư càng được giảm xuống do giảm thiểu công thu hoạch, chăm sóc. Ngoài ra, với quy mô đất đai lớn thì các hộ nông dân có thể sản xuất mô hình lúa - cá – vịt hoặc lúa - cá – lợn, bằng cách xây dựng chuồng trại bên

Trường Đại học Kinh tế Huế

bờ đê, nhằm cung cấp phân bón cho ruộng lúa và cung cấp thức ăn cho cá, nâng cao thu nhập.

Vì vậy, mong muốn của các hộ nông dân ở đây là các cấp chính quyền phường Thủy Dương cần hoàn thiện hơn trong việc chuyển đổi đất đai, khi đất đai liền khoảnh sẽ tạo điều kiện cho bà con nông dân dễ dàng đầu tư vốn, khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp nói chung và mô hình lúa - cá nói riêng.

2.7.2. Thủy lợi

Thủy lợi trong mô hình lúa - cá là một trong những vấn đề khó khăn của bà con nông dân nơi đây. Hầu hết, các hộ nông dân đều phải tự túc trong việc bơm nước, mà chi phí dầu máy cho việc bơm nước ngày càng tăng cao, giá một lít dầu là 20 nghìn đồng (2011), bình quân một sào đất lúa - cá cần phải chi ra 10 lít dầu để bơm nước vào, nước ra. Đây là khoản mục chi phí rất đáng kể trong tổng chi phí của mô hình lúa – cá. Điều này là cho chi phí sản xuất của các nông hộ tăng lên rất nhiều. Vì vậy, hợp tác xã nông nghiệp Thủy Dương cần thực hiện dịch vụ tưới tiêu không chỉ riêng cho mô hình lúa - cá hình độc canh cây lúa mà còn ở mô hình lúa – cá, giúp bà con đỡ vất vả hơn và tiết kiệm được nhiều chi phí cho khâu bơm nước.

Đó là mong muốn chung của các hộ nông dân nơi đây.

2.7.3. Kỹ thuật

Tuy đã có các lớp tập huấn về kỹ thuật sản xuất của mô hình nhưng số lượng bà con đến tham gia không nhiều. Dó đó, các cấp chính quyền nên tổ chức vào thời gian thích hợp để bà con tham gia. Cán bộ giảng dạy phải trực tiếp nắm bắt được chất đất, quy mô đất đai cũng như tình hình chung về các hộ áp dụng mô hình của địa phương để nhằm truyền tải những biện pháp kỹ thuật cho thích hợp.

Ví dụ như:

Về kỹ thuật chọn giống: vì giống quy định năng suất tiềm năng tối đa mà cây trồng vật nuôi có thể đạt được và khả năng chống chịu với điều kiện bên ngoài, do vậy đòi hỏi các hộ cần phải chọn những giống phù hợp cho điều kiện của từng vùng.

Trong sản xuất nông nghiệp thì kinh nghiệm đóng một vai trò hết sức quan trọng, nó quyết định đến hiệu quả sản xuất của các nông hộ. Trong mô hình lúa – cá

Trường Đại học Kinh tế Huế

SVTH: Lê Thị Thanh Trang - K42BKTNN 55

thì lại càng đòi hỏi nhiều kinh nghiệm thực tiễn, nếu chỉ dựa vào kiến thức sách vở thì chưa đủ bởi thực tế phức tạp hơn nhiều. Hộ nào có kinh nghiệm thì sẽ biết rút ra những phương thức thích hợp và tốt hơn, vừa giảm được chi phí vừa nâng cao hiệu quả sản xuất. Do đó, đòi hỏi bà con cần phải biết kết hợp giữa kỹ thuật và kiến thức thực tế.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình lúa – cá của các nông hộ trên địa bàn phường thủy dương, thị xã hương thủy, tỉnh thừathiên huế (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)