Tình hình thực hiện mô hình lúa - cá qua 3 năm 2009 – 2011 của phường Thủy Dương

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình lúa – cá của các nông hộ trên địa bàn phường thủy dương, thị xã hương thủy, tỉnh thừathiên huế (Trang 24 - 27)

CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ MÔ HÌNH LÚA CÁ CỦA CÁC NÔNG HỘ TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG THỦY DƯƠNG THỊ XÃ HƯƠNG THỦY, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

2.2. Tình hình thực hiện mô hình lúa - cá qua 3 năm 2009 – 2011 của phường Thủy Dương

Năm 2004 xã (hiện là phường) Thủy Dương bắt đầu thực hiện mô hình hợp canh lúa – cá. Thôn 3 (hiện là khu vực 3) là tâm điểm để thực hiện chuyển đổi ruộng đất và tiến hành thực hiện các mô hình kinh tế trên một mảnh ruộng của các nông hộ. Nhìn thấy được hiệu quả của mô hình lúa – cá từ một số hộ như hộ gia đình ông Lê Quý Vui, hộ gia đình ông Lê Viết Thanh ở khu vực 3, các hộ gia đình khác đã học hỏi kinh nghiệm và cũng đã xây dựng được các mô hình lúa – cá cho riêng mình, bước đầu mang lại hiệu quả khá cao.

Do đặc điểm lũ lụt của miền Trung thường bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 11 dương lịch hàng năm nên không thể thực hiện mô hình lúa – cá cho cả 2 vụ, vì vậy, người dân ở đây đã tiến hành thực hiện mô hình này theo hình thức xen canh, mỗi năm làm 2 vụ là nuôi cá kết hợp trồng lúa Đông Xuân và trồng lúa vụ Hè Thu. Vụ lúa - cá Đông Xuân thường bắt đầu vào đầu tháng 1 dương lịch và kết thúc vào khoảng gần cuối tháng 5 dương lịch. Vào đầu vụ người dân sạ lúa trên ruộng lúa đồng thời thả cá ở dưới mương, mục nước trong ruộng ở thời điểm này chỉ ngập mương nuôi cá còn trên ruộng lúa nước chỉ lấp xấp mặt ruộng sau đó tăng dần khi cây lúa lớn dần nhưng mức nước tăng không đủ cho cá lên ruộng. đến khoảng một tháng sau khi sạ lúa thì người dân tiến hành bơm nước để cho cá sinh sống và kiếm ăn trong ruộng lúa. Do thời gian nuôi ngắn nên cá được các hộ chọn nuôi là cá đã lớn, cỡ 30 gam/con.

Vụ lúa - cá ĐX

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Vụ lúa ĐX Vụ lúa HT

LỊCH THỜI VỤ

Số liệu bảng 2 dưới đây sẽ cho ta thấy sự thay đổi về quy mô và diện tích của toàn phường về việc thực hiện mô hình lúa – cá.

Tháng

Trường Đại học Kinh tế Huế

SVTH: Lê Thị Thanh Trang - K42BKTNN 25

Bảng 2: Tình hình thực hiện mô hình lúa - cá trong 3 năm 2009 – 2011 của phường Thủy Dương

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

So sánh 10/09 So sánh 11/10

+/- % +/- %

1.Số hộ áp dụng Hộ 40 43 67 3 107,50 24 155,81

2. DT lúa - cá Ha 28 30,20 46,90 2,2 107,86 16,7 155,30 3. NS lúa ĐX Tấn/ha 5,87 5,90 5,98 0,03 100,51 0,08 101,36 4. NS cá Tấn/ha 2,94 2,97 3,01 0,03 101,02 0,04 101,35 5. SL lúa ĐX Tấn 90,40 98,00 154,28 7,6 108,41 56,28 157,43 6. SL cá Tấn 37,04 40,36 63,81 3,32 108,96 23,45 158,10 (Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện mô hình lúa - cá của hợp tác xã Thủy Dương)

Có thể thấy rằng số hộ áp dụng mô hình lúa - cá cũng như diện tích đất lúa - cá tăng dần trong 3 năm 2009 – 2011. Từ năm 2009 mới chỉ có 40 hộ thì đến năm 2010 đã có 43 hộ, tức là tăng 107,50% và đến năm 2011 có đến 67 hộ, tăng thêm 24 hộ, tương ứng với tăng 155,81% so với năm 2010.

Cùng với sự tăng lên về số hộ thực hiện mô hình này thì diện tích đất lúa cá cũng tăng lên. Năm 2009 diện tích đất lúa - cá chỉ mới 28 ha, đến năm 2011đã tăng lên hơn 1,5 lần với 46,90 ha so với năm 2009, chiếm 37% đất tiềm năng của phường. Trong 3 năm, năm 2011 có bước chuyển lớn về diện tích, tăng lên 16,7 ha tương ứng với tăng 155,305 so với năm 2010. Như vậy, số hộ áp dụng mô hình lúa - cá cũng như diện tích đất lúa - cá cũng tăng dần qua 3 năm 2009 – 2011. Điều này cho thấy cuộc vận động chuyển đổi ruộng đất đã tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân phường Thủy Dương thực hiện mô hình này.

Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy, năng suất cũng như sản lượng qua các năm liên tục tăng. Năng suất lúa Đông Xuân là 5,87 tấn/ha trong năm 2009 và năm 2010 là 5,90 tấn/ha và năm 2011 năng suất lại tiếp tục tăng lên với 5,98 tấn/ha.

Tương ứng với sự gia tăng về năng suất và diện tích, sản lượng lúa Đông Xuân cũng tăng lên qua các năm. Năm 2009 sản lượng lúa Đông Xuân là 90,40 tấn, năm

Trường Đại học Kinh tế Huế

2010 là 98,00 tấn, tăng 108,41% so với năm 2009 và năm 2011 sản lượng đạt 154,28 tấn, tăng 56,28 tấn tương ứng với tăng 157,43% so với năm 2010. Đây là những con số đáng kể, thể hiện sự cố gắng rất lớn của bà con nông dân phường Thủy Dương trong 3 năm qua.

Cùng với lúa, trên diện tích ruộng sạ còn có các loài cá được thả nuôi trong ruộng. Với sự đầu tư đúng mức, năng suất, sản lượng cá không ngừng tăng lên trong 3 năm. Năm 2009, năng suất cá đạt 2,94 tấn/ha, năm 2010 đã tăng lên 2,97 tấn/ha, năm 2011 năng suất cá đạt 3,01 tấn/ha. Với diện tích năm 2009 là 28 ha, sản lượng cá ruộng đạt được trong toàn phường là 37,04 tấn, năm 2010 diện tích đất lúa - cá tăng lên đến 30,20 nên sản lượng cá đạt được cũng tăng lên là 40,36 tấn, tăng 108,96% so với năm 2009 và sản lượng cá đạt được vượt trội vào năm 2011 với 63,81 tấn, tăng đến 23,45 tấn so với năm 2010 do diện tích đất lúa - cá tăng lên đến 46,90 ha. Đây quả thực là kết quả rất khả quan đối với các hộ nông dân nơi đây.

Như vậy, trong giai đoạn 2009 – 2011, phường Thủy Dương đã có những cố gắng lớn, khắc phục và đẩy lùi những khó khăn bằng việc đúc rút kinh nghiệm khi thực hiện mô hình đồng thời đầu tư thức ăn cho cá, kỹ thuật thực hiện mô hình cũng tốt hơn. Nhờ vậy, năng suất và sản lượng lúa, cá trong mô hình lúa - cá không ngừng tăng lên và nếu thời tiết thuận lợi, không xảy ra lũ lụt thì năng suất cũng như sản lượng lúa và cá sẽ tăng lên rất lớn.

Tuy nhiên cần phải nói rằng, với năng suất lúa và cá như vậy vẫn chưa tưng xứng với tiềm năng vốn có của phường. Một vấn đề đặt ra cho các cấp chính quyền là làm sao hoàn thiện hệ thống thủy lợi, khuyến khích các hộ nông dân mạnh dạn vay vốn đầu tư, tạo nguồn cung, đầu vào đầu ra ổn định. Khi ruộng đất đã chuyển đổi xong, với hệ thống thủy lợi tốt, ruộng đất được đào đắp lên cao, đầu tư lớn cùng với chính sách đúng đắn và hợp lý của thị xã và phường chắc chắn mô hình lúa - cá trên địa bàn phường sẽ phát triển hơn, từ đó góp phần nâng cao thu nhập, xây dựng một hệ thống nông nghiệp sạch, an toàn và bền vững.

Trường Đại học Kinh tế Huế

SVTH: Lê Thị Thanh Trang - K42BKTNN 27

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình lúa – cá của các nông hộ trên địa bàn phường thủy dương, thị xã hương thủy, tỉnh thừathiên huế (Trang 24 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)