CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ MÔ HÌNH LÚA CÁ CỦA CÁC NÔNG HỘ TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG THỦY DƯƠNG THỊ XÃ HƯƠNG THỦY, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
2.4 Đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình lúa - cá vụ Đông Xuân cư các nông hộ được điều tra tại phường Thủy Dương
2.4.1 Quy mô và cơ cấu diện tích đất trong mô hình lúa - cá vụ Đông Xuân của các nông hộ được điều tra ở phường Thủy Dương
Như đã nói ở trên, phần lớn đất canh tác của các nông hộ ở phường Thủy Dương đều là chân ruộng trũng nên hầu hết các nông hộ nơi đây đều thực hiện sản xuất theo hình thức nuôi cá xen với trồng lúa vụ Đông Xuân, và đến vụ Hè Thu chỉ tiến hành trồng lúa thuần do đặc điểm lũ lụt ở miền Trung thường diễn ra vào khoảng tháng 10 dương lịch nên không thể tiến hành nuôi cá xen lúa được. Bảng 5 dưới đây sẽ cho ta thấy quy mô hình lúa - cá và cơ cấu diện tích, năng suất và sản lượng trong mô hình lúa - cá của các nông hộ được điều tra ở phường Thủy Dương.
Với lợi thế đa số đất canh tác là ruộng trũng như vậy, cộng với việc hợp tác xã Thủy Dương đã 2 lần thực hiện chủ trương “dồn điền đổi thửa” vào các năm 2004 và 2007 đã tạo điều kiện thuận lợi cho người dân sản xuất và chuyển đổi sang mô hợp canh có hiệu quả nên các nông hộ được điều tra có quy mô diện tích đất lúa - cá khá cao. Bình quân mỗi hộ sử dụng 0,71 ha để thực hiện mô hình này. Trong đó các nông hộ sử dụng 45,07% diện tích đất tức là 0,32 ha để đào mương thả cá. Phần còn lại là để trồng lúa, bình quân mỗi hộ dành 0,39 ha để trồng lúa, chiếm 54,93%
trong tổng diện tích đất lúa – cá.
Mương nuôi cá chỉ là nơi để cá về nghỉ ngơi và để dễ dàng cho người dân chăm sóc và thu hoạch. Toàn bộ diện tích đất lúa - cá sẽ là nơi sinh sống và kiếm ăn của các loài cá.
Nhìn chung, không có sự chênh lệch lớn về diện tích lúa - cá giữa 3 khu vực.
Khu vực 3 có diện tích lúa - cá bình quân trên một hộ cao nhất là 0,77 ha chiếm 67,54% trong tổng diện tích đất trồng lúa của khu vực, tiếp đến là khu vực 2 với 0,70 ha chiếm 71,43% và thấp nhất là khu vực 4 với 0,65 ha chiếm 70,65% trong tổng diện tích đất trồng lúa của mỗi khu vực này. Như vậy, cả 3 khu vực điều có diện tích đất lúa – cá lớn hơn diện tích đất trồng lúa rất nhiều. Và ta dễ nhận thấy rằng, đa số đất canh tác của các khu vực đã được chuyển đổi sang sản xuất theo mô hình lúa – cá, hình thức sản xuất này đang là một trong những hoạt động sản xuất nông nghiệp chính của những nông hộ ở các khu vực này. Điều đó nói lên rằng, phong trào xây dựng mô hình lúa - cá của các khu vực là rất phát triển, người dân nơi đây đã biết tận dụng những lợi thế của khu vực mình để đào đắp quy hoạch các vùng ruộng trũng và các vùng ruộng sản xuất vụ mùa bấp bênh sang sản xuất theo
Trường Đại học Kinh tế Huế
SVTH: Lê Thị Thanh Trang - K42BKTNN 33
mô hình lúa – cá. Nó cũng thể hiện sự nỗ lực, cố gắng đầu tư không ngừng của những người dân ở đây trong việc phát triển kinh tế vươn lên làm giàu.
Năng suất cây trồng vật nuôi là chỉ tiêu quan trọng đánh giá mức độ đầu tư thâm canh cũng như hiệu quả sản xuất của các nông hộ. Các hộ sản xuất ở đây chỉ thực hiện mô hình lúa - cá theo hình thức làm lúa - cá xen canh ở vụ Đông Xuân còn vụ Hè Thu chỉ trồng lúa. Vì thế, tôi chỉ tính toán năng suất, sản lượng lúa và cá ở vụ Đông Xuân. Năng suất lúa Đông Xuân bình quân trên một hộ của các khu vực đạt 5,98 tấn/ha. Trong đó, năng suất lúa của khu vực 3 cao nhất, đạt 6,00 tấn/ha, khu vực 2 đạt 5,98 tấn/ha và khu vực 4 đạt 5,96 tấn/ha. Tuy đây không phải là năng suất tối đa mà mô hình có thể đem lại, nhưng cũng là một kết quả khá cao. Năng suất như vậy đã thể hiện được sự đầu tư chăm sóc của người dân rất lớn, đồng thời cũng phần nào thể hiện được tác dụng của việc nuôi cá kết hợp với trồng lúa.
Trong mô hình lúa – cá, đáng nói hơn cả là năng suất cá. Nhìn vào bảng 5 ta thấy, năng suất cá trong một vụ của các hộ khá cao. Năng suất cá bình quân mỗi hộ đạt 3,01 tấn/ha với mức sản lượng là 0,97 tấn. Với thời gian nuôi không dài nhưng với sự đầu tư lớn cả về thức ăn lẫn công chăm sóc nên năng suất cá đạt được khá khả quan. Khu vực 3 có năng suất cá bình quân trên hộ lớn nhất, đạt 3,06 tấn/ha với sản lượng 1,06 tấn, thấp hơn là khu vực 2 đạt 3,03 tấn/ha với sản lượng 1,00 tấn và thấp nhất là khu vực 4 đạt 2,95 tấn/ha với sản lượng là 0,86 tấn.
Tổng thu từ cá và lúa của các hộ đạt được cũng khá cao. Tổng thu bình quân mỗi hộ của 3 khu vực là 47.977 nghìn đồng trong đó tổng thu từ cá đạt 34.133 nghìn đồng chiếm 71,15% và tổng thu từ lúa là 13.844 nghìn đồng chiếm 28,85%.
Trong đó tổng thu bình quân trên một hộ của khu vực 3 cao nhất là 52.316 ngìn đồng, tiếp đến là khu vực 2 với 48.657 nghìn đồng và cuối cùng là khu vực 4 với 42.957 nghìn đồng. Cả 3 khu vực đều có nguồn thu từ cá chiếm ưu thế hơn cả, mặc dù sản lượng cá bình quân trên một hộ của 3 khu vực chỉ có 0,97 tấn nhưng chiếm đến 71,15% trong tổng nguồn thu bình quân trên một hộ, còn sản lượng lúa bình quân trên một hộ là 2,33 tấn, cao hơn rất nhiều so với sản lượng cá bình quân trên một hộ nhưng chỉ chiếm 28,85% trong tổng nguồn thu từ lúa và cá. Cụ thể, nguồn thu từ cá của khu vực 2 chiếm 72,14%, khu vực 3 chiếm 70,79% và khu vực 4 chiếm 70,46% trong tổng thu.
Trường Đại học Kinh tế Huế
Bảng 5: Diện tích, năng suất và sản lượng mô hình lúa - cá vụ Đông Xuân của các nông hộ điều tra
Chỉ tiêu ĐVT
Khu vực 2 Khu vực 3 Khu vực 4 BQC
SL Cơ cấu
(%) SL Cơ cấu
(%) SL Cơ cấu
(%) SL Cơ cấu
(%)
1. Diện tích Ha/hộ 0,70 100 0,77 100 0,65 100 0,71 100
- Đất mương nuôi cá Ha/hộ 0,32 45,71 0,34 44,16 0,29 44,62 0,32 45,07
- Đất lúa Ha/hộ 0,38 54,29 0,43 55,84 0,36 55,38 0,39 54,93
2. Năng suất Tấn/ha
- Lúa Tấn/ha 5,98 6,00 5,96 5,98
- Cá Tấn/ha 3,03 3,06 2,95 3,01
3. Sản lượng Tấn
- Lúa Tấn/hộ 2,26 2,60 2,12 2,33
- Cá Tấn/hộ 1,00 1,06 0,86 0,97
4. Tổng thu 1000đ/hộ 48.657 100 52.316 100 42.957,75 100 47.977 100
- Lúa 1000đ/hộ 13.557 27,86 15.282 29,21 12.691,50 29,54 13.844 28,85
- Cá 1000đ/hộ 35.100 72,14 37.034 70,79 30.266,25 70,46 34.133 71,15
(Nguồn: Số liệu điều tra và xử lý năm 2011)
Trường Đại học Kinh tế Huế
SVTH: Lê Thị Thanh Trang - K42BKTNN 35
Như vậy, nhìn chung cả 3 khu vực đều có sự đồng đều tương đối về cả diện tích, năng suất, sản lượng và tổng thu từ lúa cá. Trong đó khu vực 3 tỏ ra có hiệu quả hơn cả trong việc thực hiện mô hình lúa – cá. Có được kết quả như vậy chứng tỏ cả 3 khu vực đều có sự đầu tư cao cả về vốn và lao động. Qua bảng số liệu trên ta thấy nuôi cá trong ruộng lúa đạt được kết quả cao về năng suất và sản lượng. Mô hình lúa – cá có thể được nhân rộng hơn nữa , không chỉ trong 3 khu vực này mà còn ở các khu vực khác trong phường Thủy Dương. Điều quan trọng là các nông hộ cần tận dụng và khai thác tối đa các nguồn lực hiện có của mình. Đồng thời, các cấp chính quyền cần làm tốt công tác “dồn điên đổi thửa”, xây dựng mương rãnh, hỗ trợ kĩ thuật giúp nhân dân có điều kiện phát huy mô hình lúa – cá.