CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ MÔ HÌNH LÚA CÁ CỦA CÁC NÔNG HỘ TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG THỦY DƯƠNG THỊ XÃ HƯƠNG THỦY, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
2.4 Đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình lúa - cá vụ Đông Xuân cư các nông hộ được điều tra tại phường Thủy Dương
2.4.3 Hiệu quả kinh tế của mô hình lúa - cá vụ Đông Xuân ở phường Thủy Dương, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế
Hiệu quả kinh tế là thước đo về mặt chất lượng của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Nó cũng là chỉ tiêu tổng hợp dùng để đánh giá kết quả làm ăn của các doanh nghiệp và người nông dân. Trên cơ sở tổng hợp các khoản mục chi phí và kết
Trường Đại học Kinh tế Huế
quả sản xuất, hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp được đánh giá qua một số chỉ tiêu sau: GO, C, MI,NB.
Bảng 7 là tổng hợp điều tra và đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình lúa - cá vụ Đông Xuân của các nông hộ được điều tra tại phường Thủy Dương
Bảng 7: Hiệu quả của mô hình lúa - cá vụ Đông Xuân
(BQ/ha) Chỉ tiêu ĐVT Khu vực 2 Khu vực 3 Khu vực 4 BQC 1. GO 1000đ 69.510,89 68.164,33 66.601,16 68.092,13
2. C 1000đ 37.429,35 35.837,02 36.693,55 36.653,30
a. Cbt 1000đ 33.880,78 32.669,72 33.205,18 33.251,89
+ Ctt 1000đ 33.527,21 32.393,72 32.990,12 32.970,35
+ KHTSCĐ 1000đ 353,57 276,00 215,06 281,54
b. Ctc 1000đ 3.548,57 3.167,30 3.488,37 3.401,41
3. MI [1 – a] 1000đ 35.630,11 35.494,61 33.395,98 34.840,24 4. Nb [1 – 2] 1000đ 32.081,54 32.327,31 29.907,61 31.438,83
5.MI/GO Lần 0,51 0,52 0,50 0,51
6.MI/Ctt Lần 1,06 1,10 1,01 1,06
(Nguồn: Số liệu điều tra và xử lý năm 2011) Giá trị sản xuất (GO) và chi phí sản xuất (C)
Giá trị sản xuất bình quân trên một ha mà các nông hộ thu được trong mô hình lúa – cá, trong một vụ Đông Xuân là 68.092,13 nghìn đồng. Đây là một khoản thu rất lớn cho các nông hộ.Tuy nhiên, bên cạnh đó thì chi phí sản xuất mà các hộ nông dân phải bỏ ra trong mô hình này cũng rất lớn, bình quân trên một ha trong một vụ là 36.653,30 nghìn đồng nên nguồn thu nhập không được cao lắm.
Các nông hộ ở khu vực 2 bỏ ra chi phí đầu tư cao nhất 37.429,35 nghìn đồng nên giá trị sản xuất thu được cũng cao nhất trong 3 khu vực là 69.510,89. Nhưng các nông hộ ở khu vực 4 đầu tư chi phí nhiều hơn các nông hộ ở khu vực 3 lại có giá trị sản xuất thấp hơn khu vực 3, cụ thể khu vực 4 đầu tư 36.693,55 nghìn đồng, giá trị sản xuất thu được là 66.601,16 nghìn đồng, còn khu vực 3 đầu tư 35.837,02 nghìn đồng và giá trị sản xuất thu được là 68.164,33 nghìn đồng. Điều này chứng tỏ
Trường Đại học Kinh tế Huế
SVTH: Lê Thị Thanh Trang - K42BKTNN 43
không phải cứ đầu tư chi phí càng nhiều thì nhất định sẽ mang lại giá trị sản xuất càng cao như một số người vẫn quan niệm mà nó còn phụ thuộc vào cả thời tiết, thủy lợi, đặc biệt là kỹ thuật của người dân và sự phân bổ chi phí đầu tư hợp lí nữa.
Thu nhập hỗn hợp (MI)
Đây là chỉ tiêu phản ánh mức thu nhập của người dân sau khi đã trừ đi các khoản chi phí bằng tiền mà họ đã bỏ ra, bao gồm chi phí trực tiếp, khấu hao và lãi vay nhưng phần lớn các hộ nông ở đây đều rất ít hoặc không vay vốn nên khoản chi này coi như bằng 0.
Qua bảng số liệu ta thấy, thu nhập bình quân trên một hacủa ba khu vực phường Thủy Dương là 34.840,24 nghìn đồng, tuy không cao so với chi phí bỏ ra nhưng đây cũng là kết quả khả quan, là thành quả cho những cố gắng, nỗ lực của bà con nông dân nơi đây. Trong đó, đối với chỉ tiêu này khu vực 2 đạt được cao nhất với thu nhập là 35.630,11 nghìn đồng, tiếp đến là khu vực 3 với 35.494,61 nghìn đồng và thấp hơn cả là khu vực 4 với 33.395,98 nghìn đồng.
Đây là những con số đáng ghi nhận cho bà con trong những năm qua. Thu nhập tăng đồng nghĩa với mức sống tăng, tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế của khu vực nói riêng và của toàn phường nói chung.
Lợi nhuận kinh tế ròng (NB)
Lợi nhuận kinh tế ròng NB là một trong những chỉ tiêu phản ánh kết quả cuối cùng của các hoạt động sản xuất, nó là điều kiện để các hộ nông dân thực hiện quá trình tích lũy và tái sản xuất.
Lợi nhuận bình quân thu được trên một ha lúa - cá là 31.438,83 nghìn đồng.
Tuy nhiên, nhìn vào bảng số liệu ta thấy rõ sự tương phản giữa lợi nhuận và chi phí mà các nông hộ đã bỏ ra trong quá trình sản xuất. Các hộ nông dân ở khu vực 2 đầu tư chi phí lớn nhất trong 3 khu vực là 37.429,36 nghìn đồng, nhưng lợi nhuận đem lại chỉ đứng thứ hai trong 3 khu vực là 32.081,53 nghìn đồng. Các hộ nông dân ở khu vực 3 có mức đầu tư chi phí thấp nhất là 35.837,00 nghìn đồng nhưng lại thu được lợi nhuận cao nhất trong 3 khu vực là 32.327,31 nghìn đồng. Còn khu vực 4 có mức đầu tư chi phí cao thứ hai nhưng giá trị gia tăng đem lại là thấp nhất
Trường Đại học Kinh tế Huế
29.907,61 nghìn đồng trên một ha. Điều này một lần nữa nói lên rằng sự phân bổ nguồn chi phí đầu tư hợp lý sẽ mang lại một kết quả cao nhất.
Thu nhập hỗn hợp trên giá trị sản xuất (MI/GO)
MI/GO bình quân của ba khu vực là 0,51 lần. Điều này có nghĩa là bình quân cứ một đồng doanh thu thu được của các nông hộ từ mô hình lúa - cá Đông Xuân sẽ có 0,51 đồng thu nhập hỗn hợp. Trong đó khu vực 3 đạt được chỉ tiêu này cao nhất là 0,52 lần, tiếp đến là khu vực 2 với 0,51 lần và cuối cùng là khu vực 4 với 0,50 lần, nghĩa là ở khu vực 3 cứ một đồng doanh thu thu được của các nông hộ từ mô hình này sẽ có 0,52 đồng thu nhập hỗn hợp, tương tự đối với khu vực 2 là 0,51 đồng và khu vực 4 là 0,50 đồng.
Thu nhập hỗn hợp trên chi phí trực tiếp (MI/Ctt)
Chỉ tiêu này thể hiện được hiệu quả đầu tư của các hộ nông dân, trong mô hình lúa - cá Đông Xuân MI/Ctt bình quân trên một ha là 1,06 lần, nghĩa là cứ một đồng chi phí trực tiếp (mua vật tư, thuê lao động) đầu tư cho sản xuất trong mô hình này sẽ thu được 1,06 đồng thu nhập hỗn hợp. Tuy đây không phải là con số cao nhưng cũng phần nào giúp người dân phấn khởi và yên tâm sản xuất hơn.
Qua phân tích trên ta thấy, mô hình lúa - cá đã đạt được một hiệu quả đáng kể, tuy nhiên vẫn chưa tưng xứng với tiềm năng vốn có của mô hình. Nếu các hộ nông dân ở đây biết tận dụng những lợi thế sẵn có của địa phương mình và nắm bắt tốt hơn kỹ thuật cùng với sự phân công lao động hợp lý thì chắc chắn kết quả sản xuất đạt được sẽ còn cao hơn rất nhiều.