Chi phí sản xuất và cơ cấu chi phí trong mô hình lúa - cá Đông Xuân

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình lúa – cá của các nông hộ trên địa bàn phường thủy dương, thị xã hương thủy, tỉnh thừathiên huế (Trang 35 - 41)

CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ MÔ HÌNH LÚA CÁ CỦA CÁC NÔNG HỘ TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG THỦY DƯƠNG THỊ XÃ HƯƠNG THỦY, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

2.4 Đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình lúa - cá vụ Đông Xuân cư các nông hộ được điều tra tại phường Thủy Dương

2.4.2 Chi phí sản xuất và cơ cấu chi phí trong mô hình lúa - cá Đông Xuân

Bất kì một hoạt động sản xuất nào, để đánh giá được hiệu quả kinh tế của nó thì phải kể đến chi phí. Chi phí càng cao thì giá trị gia tăng càng giảm xuống. Tuy nhiên, sự đầu tư hợp lý và cân đối các yếu tố trong chi phí trung gian là điều kiện quyết định đến giá trị gia tăng và thu nhập.

Số liệu ở bảng 6 sẽ cho ta thấy mức đầu tư chi phí trong mô hình lúa - cá Đông Xuân của các nông hộ được điều tra trên địa bàn phường Thủy Dương.

Như chúng ta đã biết, ưu điểm nổi trội trong việc nuôi cá kết hợp với trồng lúa là chi phí thuốc bảo vệ thực vật và chi phí phân bón đã giảm đi rất đáng kể. Nhìn vào bảng số liệu ta cũng thấy rõ được điều này. Trước hết là chi phí thuốc bảo vệ thực vật, nếu như trồng lúa đơn thuần thì thuốc bảo vệ thực vật cũng chiếm một khoảng đáng kể trong tổng chi phí thì đối với mô hình lúa - cá thì chí phí thuốc bảo vệ thực vật chỉ chiếm một mức rất nhỏ trong tổng chi phí, hầu như là không đáng kể, bình quân trên một ha các hộ chỉ dùng 56,69 nghìn đồng, chiếm tỷ lệ nhỏ nhất trong tổng chi phí là 0,15%. Đa phần là những hộ có diện tích sản xuất lớn khó kiểm soát triệt để thì họ mới dùng để phòng bệnh là chính, các loại thuốc mà các hộ làm mô hình lúa - cá thương dùng là thuốc kích thích, thuốc lem lép hạt và khô vằn.

Còn các loại thuốc diệt cỏ, bọ trĩ, rầy nâu, sâu cuốn lá… thì không cần thiết nữa bởi vì cá chính là một phương thuốc hữu hiệu diệt hết sâu bọ, côn trùng và cỏ dại cho ruộng lúa, đó chính là một nguồn thức ăn tự nhiên cho cá. Do vậy, khi thực hiện mô

Trường Đại học Kinh tế Huế

hình này, các hộ nông dân tiết kiệm được một khoản chi phí mà giá trị của nó mang lại khó có thể lượng hóa hết được. Bên cạnh đó, lợi ích về mặt sức khỏe cho người dân và lợi ích về mặt môi trường của việc không dùng thuốc bảo vệ thực vật mang lại rất lớn, nó đảm bảo sức khỏe cho người dân và góp phần xây dựng một nền nông nghiệp sạch, an toàn, bền vững mà trong phương thức sản xuất thuần lúa khổng thể mang lại.

Tiếp đến là phân bón hóa học cũng chỉ chiếm một tỉ lệ rất nhỏ, bình quân mỗi ha các hộ chỉ dùng 486,29 nghìn đồng, chiếm 1,33% trong tổng chi phí. Trong mô hình lúa – cá, hầu hết các hộ chỉ sử dụng phân tổng hợp NPK mà không dùng loại phân hóa học khác. Các nông hộ chỉ bón một lượng nhỏ phân hóa học để giúp cây lúa phát triển, hạt lúa săn chắc hơn, ngoài ra nó còn giúp các động vật phù du phát triển tốt tạo nên nguồn thức ăn cho cá.

Trong cơ cấu tổng chi phí cho mô hình lúa - cá của các nông hộ thì chi phí về thức ăn bột cho cá chiếm tỷ lệ cao nhất, bình quân một ha các hộ đầu tư 13.468,61 nghìn đồng, chiếm 36,75% trong tổng chi phí. Điều đó chứng tỏ các hộ ở đây không chỉ chú trọng đến trồng lúa mà còn rất chú trọng đầu tư lớn cho cá. Thức ăn bột là nguồn thức ăn chủ yếu giúp cá mau lớn, khỏe mạnh, đạt năng suất cao. Trong đó, khu vực 2 đầu tư chi phí thức ăn bột cá lớn nhất, bình quân mỗi ha là 13.903,57 nghìn đồng, chiếm 37,15% trong tổng chi phí làm lúa – cá của khu vực này, tiếp đến là khu vực 4 với 13.616,28 nghìn đồng, chiếm 37,10% trong tổng chi phí và thấp nhất là khu vực 3 với 12.885,99 nghìn đồng, chiếm 35,96% trong tổng chi phí.

Bênh cạnh thức ăn bột cho cá, các nông hộ ở đây con cho cá ăn thêm thức ăn tận dụng. Đó là các loại rau cỏ, phân chim cút, cám… Mức đầu tư bình quân của các hộ là 1.519,45 nghìn đồng, chiếm 4,15% trong tổng chi phí. Khu vực có nguồn thức ăn tận dụng cho cá lớn nhất vẫn là khu vực 2 với 1.533,21 nghìn đồng, chiếm 4,10%, khu vực 4 là 1.524,81 nghìn đồng, chiếm 4,16% và khu vực 3 là 1.500,33 nghìn đồng, chiếm 4,19% trong tổng chi phí của mỗi khu vực. Điều này chứng tỏ các hộ nông dân ở đây rất cần cù và biết cách tận dụng các nguồn thức ăn tự nhiên cho cá.

Trường Đại học Kinh tế Huế

SVTH: Lê Thị Thanh Trang - K42BKTNN 37

Bảng 6: Cơ cấu chi phí sản xuất trong mô hình lúa - cá vụ Đông Xuân

(BQ/ha) CHỈ TIÊU

Khu vực 2 Khu vực 3 Khu vực 4 BQC

Giá trị (1000đ)

Cơ cấu (%)

Giá trị (1000đ)

Cơ cấu (%)

Giá trị (1000đ)

Cơ cấu (%)

Giá trị (1000đ)

Cơ cấu (%) I- Chi phí bằng tiền (Cbt) 33.880,78 90,52 32.669,72 91,16 33.205,18 90,49 33.251,89 90,72 A- Chi phí trực tiếp (Ctt) 33.527,21 89,58 32.393,72 90,39 32.990,12 89,90 32.970,35 89,95

1. Lúa giống 841,29 2.25 863,84 2,41 858,60 2,34 854,58 2,33

2.Cá giống 4.850,00 12,96 5.407,82 15,09 5.145,35 14,02 5.134,39 14,01

3. Mua thức ăn 13.903,57 37,15 12.885,99 35,96 13.616,28 37,10 13.468,61 36,75

4. Thức ăn tận dụng 1.533,21 4,10 1.500,33 4,19 1.524,81 4,16 1.519,45 4,15

5. Phân tổng hợp (NPK) 507,86 1,36 451,47 1,26 499,53 1,36 486,29 1,33

6. Thuốc bảo vệ thực vật 53,57 0,14 58,37 0,16 58,14 0,16 56,69 0,15

7. Đào ao 921,43 2,46 892,51 2,49 899,22 2,45 904,39 2,47

8. Làm đất 854,29 2,28 885,99 2,47 880,62 2,40 873,63 2,38

9. Vôi 460,70 1,23 447,56 1,25 435,81 1,19 448,03 1,22

10. Bơm nước 4.000,00 10,69 3.687,30 10,29 3.817,05 10,40 3.834,78 10,46

11. Thuê lao động TH, VC lúa 1.757,14 4,69 1.669,97 4,66 1.630,70 4,45 1.685,94 4,60

12. Thuê đất 3.677,14 9,82 3.600,00 10,05 3.600,00 9,81 3.625,71 9,90

13. CP khác 167,00 0,45 42,57 0,12 24,01 0,06 77,86 0,21

B- KHTSCĐ 353,57 0,94 276,00 0,77 215,06 0,59 281,54 0,77

II-Chi phí tự có (Ctc- công LĐGĐ) 3.548,57 9,48 3.167,30 8.84 3.488,37 9,51 3.401,41 9,28

1. Gieo, tỉa 1.920,00 5,13 1.313,36 3,66 1.525,58 4,16 1.586,31 4,33

2. TH, VC cá 788,57 2,11 773,94 2,16 762,79 2,08 775,10 2,11

3. TH, VC lúa 240,00 0,65 360,00 1,00 360,00 0,98 320,00 0,87

4. Cho cá ăn, chăm sóc lúa 600,00 1.60 720,00 2,01 840,00 2,29 720,00 1,96

TỔNG CPSX (C) 37.429,35 100 35.837,02 100 36.693,55 100 36.653,30 100

(Nguồn: Số liệu điều tra và xử lý năm 2011)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Như vậy, nguồn thức ăn cho cá và nguồn phân bón cho lúa được các hộ nông dân ở đây rất chú trọng. Ngoài thức ăn tự nhiên như thực vật phù du, cỏ dại, côn trùng, sâu bọ, việc nuôi cá còn được đầu tư thêm nhiều thức ăn tinh giúp cá mau lớn, cho năng suất cao. Điều này chứng tỏ các hộ nông dân rất chú trọng trong việc nuôi cá.

Trong tổng chi phí của mô hình lúa - cá thì chi phí cá giống chiếm tỉ lệ cao thứ hai sau chi phí thức ăn cho cá. Bình quân một ha các hộ đầu tư 5.134,39 nghìn đồng tiền cá giống , chiếm 14,01% trong tổng mức chi phí đầu tư. Trong đó, khu vực 3 có mức đầu tư cho chi phí cá giống cao nhất là 5.407,82 nghìn đồng, chiếm 15,09% trong tổng chi phí của khu vực này, kế đến là khu vực 4 với mức đầu tư bình quân là 5.145,35 nghìn đồng/ha, chiếm 14,02% và thấp hơn cả là khu vực 2 với 4.850,00 nghìn đồng chiếm 12,96% trong tổng chi phí của mỗi khu vực. Cá ở đây được nuôi trong thời gian 5 tháng nên giống được sử dụng thường là cá giống đã lớn. Tùy vào diện tích đất đai, nguồn lực gia đình và nguồn giống tại địa phương mà mật độ thả của các hộ ít nhiều có sự chênh lệch nhau. Tuy nhiên, mật độ thả thông thường là từ 6 – 8 con/ m2. Hầu hết các hộ đều mua giống cá tại trại giống Cư Chánh và ở địa phương. Các loài cá được nuôi chủ yếu ở đây là: cá trê, cá cỏ, cá rô phi, cá mè, cá basa, cá chép. Đó là những loài cá truyền thống có giá trị kinh tế, rất phù hợp với điều kiện nuôi của phường Thủy Dương và dễ tiêu thụ.

Đối với mô hình lúa - cá chi phí bơm nước là một khoản chi phí đáng kể đối với các hộ nông dân. Bình quân trên một ha mỗi hộ phải bỏ ra 3.834,78 nghìn đồng cho việc bơm nước, chiếm 10,46% trong tổng chi phí của hộ. Thời điểm cần tháo nước là khi lúa để nhánh, lúc này nước cạn sẽ có lợi cho lúa sinh rễ và đẻ nhánh, tới thời kì vươn dài làm đòng lúa lại cần nhiều nước thì phải bơm nước vào. Thời kì giữ nước nông thì cá còn nhỏ, lúc phơi ruộng (7 – 10 ngày) nên chúng có thể rút xuống mương hố để sinh sống, sau đó cá lớn dần, nước ruộng cũng cho sâu dần.

Ngoài ra, còn cần bơm nước khi phun thuốc bảo vệ thực vật cho lúa, người dân phải tháo cạn nước và rút cá về mương để đảm bảo an toàn cho cá, sau một thời gian lại phải bơm nước vào cho cá lên ruộng lúa. Đến mùa thu hoạch cá thì đây cũng là chi phí không thể thiếu. Trong khi đó giá dầu lên cao, vào thời điểm năm 2011, 1 lít dầu

Trường Đại học Kinh tế Huế

SVTH: Lê Thị Thanh Trang - K42BKTNN 39

có giá là 20 nghìn đồng, bình quân mỗi sào cần khoảng 8 – 10 lít dầu cho việc bơm nước. Do vậy, chi phí bơm nước cũng là một khoản chi phí khá cao của các nông hộ trong mô hình này.

Một khoản chi phí nữa cũng phải kể đến đó là chi phí đào ao. Đối với việc đào ao ở một số xã khác có thể do hợp tác xã đảm nhiệm như HTX Thủy Tân, HTX Thủy Thanh, HTX Thủy Châu còn đối với phường Thủy Dương thì công việc đào ao do chính người nông dân tự làm. Mỗi nông hộ tự tiến hành đào mương rãnh, nạo vét ao,đắp bờ, làm cống, chuẩn bị ao để nuôi cá và trồng lúa. Khoản chi phí này được các hộ đầu tư một lần khi bắt đầu thực hiện mô hình và phân bổ cho 13 đến 15 năm, mỗi năm sản xuất một vụ cá. Vì vậy, bình quân trên một ha mỗi hộ phải chi 904,39 nghìn đồng cho việc đào, nạo vét ao, đắp bờ cho một vụ sản xuất, chiếm 2,47% trong tổng chi phí.

Chi phí làm đất cũng là một khoản chi phí không nhỏ khi làm mô hình lúa – cá.

Do diện tích đất rộng, sản xuất nông nghiệp lại mang tính thời vụ, lao động gia đình không thể làm hết được, trong khi đó hầu hết các hộ lại không tự túc được các loại máy móc phục vụ cho nông nghiệp nên bắt buộc phải thuê máy để làm đất. Khoản chi phí này các hộ phải trả cho hợp tác xã Thủy Dương bình quân trên một ha là 873,63 nghìn đồng, chiếm 2,38% trong tổng chi phí. Vì đây là một dịch vụ của hợp tác xã nên với diện tích gần bằng nhau thì chi phí không chênh lệch nhau đáng kể.

Bên cạnh các vật tư thiết yếu thì vôi cần thiết để cân bằng độ PH, khử chua trong đất là không thể thiếu khi thực hiện mô hình này. Bình quân một ha các hộ sử dụng 448,03 nghìn đồng tiền vôi, chiếm 1,22% trong tổng chi phí. Để đảm bảo đúng kỹ thuật, đa số các hộ đều bón khoảng 50 kg/sào nhưng do giá vôi thấp nên khoản chi phí này không đáng kể lắm.

Tiếp đến là chi phí lúa giống, bình quân một ha các hộ sử dụng 854,58 nghìn đồng tiền lúa giống, chiếm 2,33% trong tổng chi phí. Khoản chi phí này cũng không phải là cao lắm. Giống lúa mà các nông hộ ở đậy sử dụng chủ yếu là giống lúa Khang Dân được mua tại HTXNN Thủy Dương.

Chi phí gieo sạ, tỉa, dặm phần lớn do lao động gia đình thực hiện, chi phí này bình quân trên một ha là 1.586,31 nghìn đồng, chiếm 4,33% trong tổng chi phí.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trong đó, khu vực 2 có chi phí này cao nhất là 1.920,00 nghìn đồng, chiếm 5,13%

trong tổng chi phí của khu vực này, tiếp đến là khu vực 4 với 1.525,58 nghìn đồng, chiếm 4,16%, và thấp nhất là khu vực 3 với 1.313,36 nghì đồng, chiếm 3,66% trong tổng chi phí của mỗi khu vực.

Đối với thu hoạch, vận chuyển lúa, bình quân mỗi hộ chi 2.005,94 nghìn đồng cho việc thu hoạch, vận chuyển lúa, chiếm 5,47% trong tổng chi phí bình quân của 3 khu vực. Bình quân 1 sào các hộ phải bỏ ra 1,5 công gặt lúa với đơn giá một công là 120 nghìn đồng. Khu vực 3 có chi phí này cao nhất là 2.029,97 nghìn đồng/ha, khu vực 2 là 1.997,14 nghìn đồng/ha và thấp nhất là khu vực 4 với1.990,70. Hầu hết các nông hộ ở đây đều cắt bằng tay với hình thức chủ yếu là trả công, trong đó công lao động thuê ngoài chiếm tỉ lệ cao hơn hẳn so với công lao động gia đình do tính thời vụ của nó, bình quân trên một ha các nông hộ phải chi 1.685,94 nghìn đồng cho lao động thuê ngoài chiếm 4,60% trong khi chi phí lao động gia đình chỉ là 320,00 nghìn đồng chiếm 0,87% trong tổng chi phí.

Riêng thu hoạch vận chuyển cá chỉ chiếm một khoản mục chi phí nhỏ trong tổng chi phí . Bình quân trên một ha các hộ chi 775,10 nghìn đồng cho việc thu hoạch cá, chỉ chiếm 2,11% trong tổng chi phí. Việc thu hoạch cá không phải gấp rút, khẩn trương như thu hoạch lúa mà tùy theo nhu cầu của các tư thương, các chợ và lao động hiện có để thu hoạch. Thông thường các hộ thường bỏ ra 0,7 công/sào cho công việc thu hoạch cá và chủ yếu là sử dụng lao động gia đình.

Như đã nói ở trên, đa phần diện tích mà các hộ làm mô hình lúa - cá đều là do đấu thầu từ hợp tác xã Thủy Dương nên sau mỗi vụ các nông hộ phải trả cho hợp tác xã bình quân một ha là 3.625,71 nghìn đồng, chiếm 9,90% trong tổng chi phí.

Khoản chi phí này ngoài tiền thuê đất còn bao gồm cả dịch vụ tưới tiêu cho lúa nhưng không bao gồm chi phí bơm nước cho cá. Hợp tác xã sẽ đứng ra thu khoản này và trả lại cho những hộ có đất nhưng không có khả năng canh tác nên họ cho thuê đất để làm mô hình lúa – cá.

Chi phí chăm sóc, làm cỏ, cho cá ăn cũng chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng chi phí của mô hình, bình quân trên một ha các nông hộ bỏ ra 720,00 nghìn đồng tương ứng với 1,96% và công việc này do chính lao động gia đình đảm nhiệm.

Trường Đại học Kinh tế Huế

SVTH: Lê Thị Thanh Trang - K42BKTNN 41

Đối với các tài sản cố định (chòi, lưới…) chỉ chiếm một khoản chi phí rất nhỏ, bình quân trên một ha chi phi khấu hao tài sản cố định chỉ chiếm 0,77% trong tổng chi phí tương ứng với 281,54 nghìn đồng. Trong đó, khu vực 2 cao nhất là 353,57 nghìn đồng chiếm 0,94%, đứng thứ hai là khu vực 3 với 276,00 nghìn đồng chiếm 0,77% và thấp nhất là khu vực 4 với 215,06 nghìn đồng chiếm 0,59%.

Phần chi phí khác trong mô hình lúa - cá bao gồm chi phí nội đồng, chi phí duy tu bảo dưỡng đê kè hằng năm … Các loại chi phí này bình quân một ha các hộ phải chi 77,86 nghìn đồng, chiếm 0,21% trong tổng chi phí của mô hình.

Trong mô hình lúa - cá công lao động gia đình đóng một vai trò rất quan trọng.

Hầu hết các khâu từ gieo sạ, tỉa dặm, cho cá ăn, chăm sóc lúa, cá…cho đến khâu thu hoạch, vận chuyển cá đều do lao động gia đình đảm nhiệm, rất ít khi thuê ngoài vì sẽ mất tính chủ động và lãng phí (riêng chỉ có thu hoạch lúa mới thuê thêm lao động do tính thời vụ của nó). Do vậy, một ha các nông hộ phải bỏ công lao động gia đình của mình ra tương ứng với trị giá là 3.401,41 nghìn đồng, đây là một con số không phải là ít nếu các hộ phải thuê lao động ngoài.

Qua bảng số liệu ta thấy chi phí sản xuất trong mô hình lúa - cá mà các hộ nông dân ở đây bỏ ra rất nhiều. Bình quân trên một ha các hộ phải đầu tư 36.653,30 nghìn đồng cho một vụ sản xuất. Trong đó, khu vực đầu tư chi phí cao nhất là khu vực 2 với 37.429,35 nghìn đồng, đứng thứ hai là khu vực 4 với 36.693,55 nghìn đồng và khu vực 3 là thấp nhất với 35.837,02 nghìn đồng. Đối với người nông dân đây thực sự là một khoản đầu tư rất lớn đối với khả năng của họ nhưng do nhìn thấy được hiệu quả sản xuất của mô hình này mang lại nên các nông hộ ở đây đã mạnh dạn đầu tư dưới sự hỗ trợ của hợp tác xã Thủy Dương( được HTX cho ứng trước thức ăn, cho vay để đào ao mương nuôi với lãi suất ưu đãi…) của người thân và vay của tư nhân để phục vụ cho sản xuất.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình lúa – cá của các nông hộ trên địa bàn phường thủy dương, thị xã hương thủy, tỉnh thừathiên huế (Trang 35 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)