Năng lực sản xuất của các nông hộ thực hiện mô hình lúa - cá được điều tra trên địa bàn phường Thủy Dương

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình lúa – cá của các nông hộ trên địa bàn phường thủy dương, thị xã hương thủy, tỉnh thừathiên huế (Trang 27 - 31)

CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ MÔ HÌNH LÚA CÁ CỦA CÁC NÔNG HỘ TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG THỦY DƯƠNG THỊ XÃ HƯƠNG THỦY, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

2.3 Năng lực sản xuất của các nông hộ thực hiện mô hình lúa - cá được điều tra trên địa bàn phường Thủy Dương

Về cơ bản năng lực sản xuất bao gồm các yêu tố: lao động, đất đai, vốn, khoa học kỹ thuật… Các yếu tố này có quan hệ hữu cơ lẫn nhau, mỗi yếu tố là một mắc xích quan trọng tạo nên năng lực sản xuất của các hộ. Trong sản xuất, để đạt được hiệu quả cao đòi hỏi người dân phải biết kết hợp hài hòa và sử dụng triệt để các nguồn lực trong sản xuất. Trong nông nghiệp, đối tượng sản xuất chính là những cây trồng, vật nuôi, chúng có những đặc tính sinh học riêng đòi hỏi con người phải tuân thủ theo thì mới đem lại hiệu quả cao.

2.3.1. Tình hình nhân khẩu, lao động

Lao động là hoạt động có mục đích của con người, thông qua công cụ lao động, con người tác động lên đối tượng lao động nhằm biến đổi chúng thành của cải vật chất cần thiết phục vụ cho nhu cầu của mình. Để khai thác được hết tiềm năng trong sản xuất thì cần thiết phải biết cân đối lại cơ cấu lao động, góp phần nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi. Bảng 3 phản ánh tình hình nhân khẩu, lao động của các nông hộ được điều tra trên địa bàn phường Thủy Dương.

Bảng 3: Tình hình nhân khẩu và lao động của các nông hộ điều tra

(BQ/hộ)

Chỉ tiêu ĐVT Khu vực

2

Khu vực 3

Khu vực

4 BQC

1. Tổng số hộ điều tra Hộ 20 20 20 20

2. BQNK/hộ NK 4,40 5,00 4,30 4,57

3. BQLĐ/hộ LĐ 3,15 2,85 2,60 2,87

4. BQLĐPNN/hộ LĐ 0,90 0,65 0,35 0,63

5. BQLĐNN/hộ LĐ 2,25 2,20 2,25 2,24

6. BQ tuổi chủ hộ Tuổi 50,00 48,00 51,2 49,73

7. BQ văn hóa/chủ hộ Lớp 7,65 6,95 6,00 6,87

(Nguồn: Số liệu điều tra và xử lý năm 2011)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trong tổng số hộ điều tra là 60 hộ có tất cả là 274 nhân khẩu. BQNK/hộ là 4,57 nhân khẩu. Trong đó khu vực 3 có BQNK/hộ cao nhất là 5,00 NK, tiếp đó là khu vực 2 với BQNK/hộ là 4,40 NK và khu vực 4 là 4,30 NK. Mức bình quân nhân khẩu như vậy là trung bình so với mức bình quân nhân khẩu của toàn phường. Với mức nhân khẩu như vậy cũng là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế nói chung và phát triển nông nghiệp nói riêng.

Bình quân LĐ/hộ của các khu vực là 2,87 lao động, đây là lực lượng chủ yếu tạo ra của cải vật chất nuôi sống gia đình. BQLĐ/hộ ở khu vực 2 chiếm tỉ lệ cao nhất là 3,15 LĐ, tiếp đến là khu vực 3 với 2,85 LĐ và cuối cùng là khu vực 4 với 2,60 LĐ. Những con số này tương đối khá cao nên tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế của địa phương.

BQLĐPNN/hộ của các khu vực là 0,63 LĐ, BQLĐNN/hộ là 2,24 LĐ trong tổng BQLĐ/hộ là 2,87 LĐ. Như vậy, tỉ lệ lao động trong nông nghiệp và lao động phi nông nghiệp chênh lệch nhau đáng kể, BQLĐNN cao hơn BQLĐPNN là 1,61 lao động. Điều này chứng tỏ nông nghiệp vẫn đóng vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế của phường. Tương ứng với BQLĐ/hộ, BQLĐNN/hộ ở khu vực 2 và khu vực 4 chiếm tỉ lệ cao nhất, và thấp nhất là khu vực 3. Con số này là khá cao so với các vùng khác ở nước ta.

Tuổi bình quân của chủ hộ ở các khu vực là 49,73 tuổi. Ở độ tuổi khá cao này, họ đã có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nên mọi quyết định đưa ra thường có mức đúng đắn cao hơn.

Với bình quân tuổi chủ hộ là 49,73 tuổi cộng với trình độ văn hóa bình quân của chủ hộ vào khoảng lớp 6, lớp 7 chứng tỏ trình độ của chủ hộ cũng không quá thấp, công tác giáo dục tai địa phương đã được quan tâm nhiều không chỉ bây giờ mà trước đây cũng vậy.

2.3.2. Tình hình sử dụng đất đai

Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp thì đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, chủ yếu và không thể thay thế được. Nếu không có đất đai thì hoạt động nông nghiệp sẽ không được tiến hành. Để khai thác được hết tiềm năng đất đai thì đòi hỏi người dân phải biết sử dụng hợp lý và bảo vệ đất không bị ô nhiễm hay suy thoái.

Trường Đại học Kinh tế Huế

SVTH: Lê Thị Thanh Trang - K42BKTNN 29

Bảng số liệu dưới đây sẽ cho thấy rõ hơn tình hình sử dụng đất đai của các nông hộ được điều tra ở phường Thủy Dương.

Bảng 4: Diện tích và cơ cấu đất đai của các nông hộ điều tra

(BQ/hộ) Chỉ tiêu

Khu vực 2 Khu vực 3 Khu vực 4 BQC DT

(ha)

CC (%)

DT (ha)

CC (%)

DT (ha)

CC (%)

DT (ha)

CC (%) 1. Tổng DT đất NN 1,27 100 1,41 100 1,24 100 1,30 100 a. Đất canh tác 0,98 77,17 1,14 80,85 0,92 74,19 1,01 77,69 - Đất trồng lúa 0,28 28,57 0,37 32,46 0,27 29,35 0,31 30,69 - Đất lúa - cá 0,70 71,43 0,77 67,54 0,65 70,65 0,70 69,31

b. Đất vườn 0,11 8,66 0,10 7,09 0,10 8,07 0,10 7,69

c. Đất NTTS 0,18 14,17 0,17 12,06 0,22 17,74 0,19 14,62

2. BQ đất NN/NK 0,40 0,28 0,28 0,32

3. BQ đất CT/NK 0,22 0,23 0,21 0,22

4. BQ đất CT/LĐNN 0,43 0,52 0,41 0,45

(Nguồn: Số liệu điều tra và xử lý năm 2011) Diện tích đất nông nghiệp bình quân mỗi hộ điều tra là 1,30 ha. Trong đó, bình quân diện tích đất nông nghiệp trên một hộ ở khu vực 3 cao nhất là 1,41 ha, tiếp đến là khu vực 2 có 1,27 ha và thấp nhất là khu vực 4 với diện tích là 1,24 ha.

Do những năm gần đây một số khu đất được quy hoạch để xây dựng nhà ở, đường giao thông và xây dựng các cơ sở sản xuất nên diện tích đất nông nghiệp của khu vực 2 và khu vực 4 giảm xuống đáng kể.

Diện tích đất canh tác của các nông hộ điều tra bình quân của 3 khu vực là 1,01 ha. Con số này cao như vậy là do các hộ được điều tra đều làm nông nghiệp, ngoài số ruộng đã được giao cấp đa số các hộ còn thuê thêm ruộng hoặc đấu thầu thêm những thửa ruộng có khả năng áp dụng mô hình lúa - cá của hợp tác xã nông nghiệp Thủy Dương để sản xuất nông nghiệp. Với diện tích này, các khu vực đã đủ tiêu chuẩn về diện tích áp dụng mô hình lúa – cá. Do đất canh tác của các khu vực

Trường Đại học Kinh tế Huế

đều thuộc vùng trũng nên đất màu hầu như không đáng kể, diện tích đất canh tác gần như chỉ có trồng lúa thuần và làm lúa – cá.

Tuy nhiên, trong 3 khu vực lại có sự chênh lệch về diện tích đất canh tác.

Khu vực 3 dẫn đầu về diện tích đất canh tác bình quân mỗi hộ là 1,14 ha chiếm 80,85% trong tổng diện tích đất nông nghiệp của khu vực này. Hai khu vực còn lại có diện tích đất canh tác bình quân mỗi hộ thấp hơn so với khu vực 3, khu vực 2 có 0,98 ha chiếm 77,17% trong tổng diện tích đất nông nghiệp, còn khu vực 4 có diện tích đất canh tác bình quân mỗi hộ là 0,92 ha chiếm 74,19% trong tổng diện tích đất nông nghiệp của khu vực này. Như vậy, khu vực 3 có khả năng tập trung ruộng đất cao hơn hai khu vực kia, đây là điều kiện thuận lợi cho các nông hộ ở khu vực 3 trong việc thực hiện mô hình sản xuất kết hợp như vừa trồng lúa vừa nuôi cá, thả vịt …

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy diện tích đất lúa - cá bình quân mỗi hộ cao hơn hẳn diện tích đâtt trồng lúa thuần. Điều này chứng tỏ rằng mô hình lúa - cá mang lại kết quả tốt nên người dân nơi đây mạnh dạn đầu tư đất để thực hiện mô hình. Khu vực 3 có 0,77 ha diện tích đất lúa - cá bình quân trên mỗi hộ chiếm 67,54% trong tổng diện tích đất canh tác, khu vực 2 có diện tích đất lúa - cá bình quân mỗi hộ là 0,70 ha nhưng lại chiếm 71,43% diện tích đất canh tác và cuối cùng là khu vực 4 với diện tích đất lúa - cá bình quân mỗi hộ là 0,65 ha chiếm 70,65% trong tổng diện tích đất canh tác của khu vực này. Phần còn lại trong tổng diện tích đất canh tác là đất trồng lúa thuần, ở khu vực 3 với diện tích đất trồng lúa bình quân mỗi hộ chiếm 32,46% trong tổng diện tích đát canh tác, ở khu vực 4 là 29,35% và khu vực 2 là 28,57%. Điều này chứng tỏ các nông hộ đều dành phần lớn diện tích đất canh tác của mình đê thực hiện mô hình lúa – cá.

Đất vườn bình quân trên một hộ của các khu vực là 0,10 ha, như vậy bình quân mỗi hộ ở các khu vực có 2 sào đất vườn. Khu vực 2 có diện tích đất vườn là 0,11 ha, còn khu vực 3 và khu vực 4 có diện tích đất vườn bằng nhau là 0,10 ha. Đất vườn của các nông hộ khá rộng nhưng lại không được đưa vào sản xuất nhiều vì đất không được tốt, hơn nữa người dân thường dành nhiều thời gian cho việc sản xuất ngoài đồng hơn nên đất vườn không được cải tạo nhiều.

Trường Đại học Kinh tế Huế

SVTH: Lê Thị Thanh Trang - K42BKTNN 31

Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản ở các khu vực cũng chiếm tỉ lệ đáng kể, bình quân diện tích đất nuôi trồng thủy sản bình quân trên một hộ là 0,19 ha.

Trong đó khu vực 4 có 0,22 ha chiếm 17,74% trong tổng diện tích đất nông nghiệp của khu vực này, tiếp đến là khu vực 2 với 0,18 ha diện tích đất nuôi trồng thủy sản bình quân trên mỗi hộ chiếm 14,17% và cuối cùng là khu vực 3 với 0,17 ha chiếm 12,06% trong tổng diện tích đất nông nghiệp của khu vực này.

Bình quân đất nông nghiệp trên một nhân khẩu của ba khu vực là 0,32 ha.

Với bình quân diện tích tương đối lớn như vậy là điều kiện tốt cho các nông hộ đầu tư sản xuất.

Bình quân đất canh tác trên một lao động nông nghiệp của ba khu vực được điều tra là 0,45 ha. Đây là một diện tích rất lớn cho một lao động nông nghiệp. Ở khu vực 3 chỉ tiêu này chiếm ưu thế hơn cả, bình quân đất canh tác trên một lao động nông nghiệp là 0,52 ha, kế đến là khu vực 2 với 0,43 ha và cuối cùng là khu vực 4 với 0,41 ha.

Nhìn chung, các nông hộ được điều tra trên đây có nguồn đất đai dồi dào, rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là phát triển các mô hình kết hợp như lúa – cá. Với quy mô đất như vậy, nếu các nông hộ biết sử dụng hợp lý thì chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả cao trong sản xuất.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình lúa – cá của các nông hộ trên địa bàn phường thủy dương, thị xã hương thủy, tỉnh thừathiên huế (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)