CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ MÔ HÌNH LÚA CÁ CỦA CÁC NÔNG HỘ TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG THỦY DƯƠNG THỊ XÃ HƯƠNG THỦY, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
2.6. So sánh hiệu quả kinh tế của mô hình lúa - cá vụ Đông Xuân với mô hình lúa Đông Xuân của các nông hộ được điều tra
Từ những số liệu đã có về chi phí, kết quả và hiệu quả của mô hình: lúa - cá vụ Đông Xuân và mô hình lúa Đông Xuân, chúng ta sẽ so sánh hiệu quả kinh tế của 2 mô hình này qua số bình quân chung giữa các khu vực để thấy được mô hình nào sẽ mang lại hiệu quả cao hơn.
Chỉ tiêu hiệu quả về năng suất
Khi so sánh năng suất của 2 mô hình đạt được ở bảng dưới đây ta thấy, rõ ràng là năng suất lúa mà các hộ nông dân đạt được trong mô hình lúa - cá Đông Xuân cao hơn so với mô hình lúa Đông Xuân. Cụ thể, năng suất lúa đạt được trong
Trường Đại học Kinh tế Huế
SVTH: Lê Thị Thanh Trang - K42BKTNN 51
mô hình lúa - cá Đông Xuân là 5,98 tấn/ha còn đối với mô hình lúa Đông Xuân là 5,92 tấn/ha. Chênh lệch giữa hai mô hình này là 0,06 tấn/ha. Có được năng suất tương đối cao như vậy một mặt là nhờ sự đầu tư và chăm sóc cần cù, kĩ lưỡng của bà con nông dân, mặt khác là nhờ các lợi ích từ phương thức nuôi cá kết hợp với trồng lúa mang lại như ta đã biết. Và trong mô hình lúa - cá Đông Xuân, bên cạnh năng suất lúa đạt được thì các nông hộ còn thu thêm được cá với năng suất bình quân trên một ha là 3,01 tấn.
Bảng 10: So sánh hiệu quả kinh tế giữa mô hình lúa - cá vụ Đông Xuân và mô hình lúa Đông Xuân
(BQ/ha)
Chỉ tiêu ĐVT Mô hình
lúa - cá ĐX (1)
Mô hình lúa ĐX (2)
Chênh lệch hai mô hình
[(1)-(2)]
1. NS lúa ĐX Tấn/ha 5,98 5,92 0,06
2. NS cá Tấn/ha 3,01 0 3,01
3. GO 1000đ 68.092,13 35.551,53 35.551,53
4. C 1000đ 36.653,30 24.259,48 12.393,82
5. MI 1000đ 34.840,24 17.800,76 17.039,48
6. NB 1000đ 31.438,83 11.292,05 20.146,78
7. MI/GO Lần 0,51 0,50 0,01
8. MI/ Ctt Lần 1,06 1,02 0,04
(Nguồn: Số liệu điều tra và xử lý năm 2011) Chỉ tiêu giá trị sản xuất (GO)
Trong mô hình lúa - cá Đông Xuân, ngoài nguồn thu từ lúa các hộ nông dân còn có nguồn thu từ cá và hơn nữa nguồn thu từ cá lại chiếm ưu thế hơn nhiều, đúng như mục đích sản xuất của các nông hộ đó là thực hiện mô hình để lấy thu nhập từ cá là chính, nhìn vào bảng 5 ta có thể thấy rõ được điều đó. Và chính vì thế mà giá trị sản xuất trong mô hình lúa - cá Đông Xuân cao gần gấp đôi so với mô hình lúa - cá mô hình lúa Đông Xuân. Cụ thể, trong mô hình lúa - cá Đông Xuân giá trị sản xuất đạt được bình quân trên một ha của mô hình này là 68.092,13 nghìn đồng, còn
Trường Đại học Kinh tế Huế
trong mô hình lúa Đông Xuân là 35.551,53 nghìn đồng. Chênh lệch giữa 2 mô hình này là 35.551,53 nghìn đồng. Đây là một con số rất ấn tượng và đáng khích lệ cho bà con nông dân.
Chỉ tiêu hiệu quả về chi phí sản xuất (C)
Như chúng ta đã biết, để đạt được hiệu quả kinh tế cao trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh thì điều quan trọng là phải biết phân bổ chi phí đầu tư thật hợp lý. Trong mô hình lúa – cá, các hộ nông dân tuy giảm được nhiều chi phí cho thuốc bảo vệ thực vật, phân bón nhưng phải đầu tư thêm nhiều chi phí khác như: cá giống, thức ăn cho cá, vôi, chi phí bơm nước… cho nên chi phí sản xuất trong mô hình này là cao hơn rất nhiều so với chi phí trong mô hình lúa Đông Xuân. Cụ thể, trong mô hình lúa - cá Đông Xuân các nông hộ phải bỏ ra một chi phí sản xuất là 36.653,30 nghìn đồng, còn trong mô hình lúa Đông Xuân là 24.259,48 nghìn đồng. Như vậy, chênh lệch về chi phí sản xuất giữa hai mô hình này là 12.393,82 nghìn đồng.
Chỉ tiêu hiệu quả về thu nhập hỗn hợp (MI)
Đối với chỉ tiêu này, do mô hình lúa - cá Đông Xuân có nguồn thu nhập rất cao từ cá đã giúp cho mô hình này thu được thu nhập hỗn hợp khá cao. Bình quân trên một ha các hộ nông dân thu được 34.840,24 nghìn đồng, cao hơn đến 17.039,48 nghìn đồng so với mô hình lúa Đông Xuân . Ở mô hình lúa Đông Xuân thì thu nhập hỗn hợp của mô hình này chỉ mang lại là 17.800,76 nghìn đồng.
Chỉ tiêu hiệu quả về lợi nhuận kinh tế ròng (NB)
Nhìn vào bảng 10 ta thấy rõ sự chênh lệch lớn về lợi nhuận kinh tế ròng của hộ, trong mô hình lúa - cá Đông Xuân lợi nhuận kinh tế ròng của hộ là 31.438,83 nghìn đồng, trong khi đó mô hình lúa Đông Xuân chỉ mang lại lợi nhuận kinh tế ròng là 11.292,05 nghìn đồng. Chênh lệch giữa hai mô hình lên đến 20.146,78 nghìn đồng, đây là con số rất đáng phấn khởi cho bà con nông dân khi thực hiện mô hình lúa – cá.
Chỉ tiêu thu nhập hỗn hợp trên giá trị sản xuất (MI/GO)
MI/GO của mô hình lúa Đông Xuân là 0,50 lần và của mô hình lúa - cá Đông Xuân là 0,51 lần. Mặc dù sự chênh lệch về chỉ tiêu này giữa 2 mô hình là không đáng kể, chỉ là 0,01 lần, nhưng nó cũng là con số khả quan mà mô hình lúa - cá Đông Xuân đem lại cho bà con nông dân nơi đây.
Trường Đại học Kinh tế Huế
SVTH: Lê Thị Thanh Trang - K42BKTNN 53
Chỉ tiêu thu nhập hỗn hợp trên chi phí trực tiếp (MI/Ctt)
Chỉ tiêu MI/Ctt thể hiện được hiệu quả đầu tư chi phí trực tiếp của các nông hộ trong sản xuất. Trong mô hình lúa Đông Xuân MI/Ctt là 1,02 lần có nghĩa là cứ mỗi đồng chi phí trực tiếp hộ đầu tư vào sản xuất lúa sẽ thu được 1,02 đồng thu nhập hỗn hợp. Và mô hình lúa - cá Đông Xuân MI/Ctt là 1,06 lần có nghĩa là nếu đầu tư một đồng chi phí trực tiếp vào trong mô hình này sẽ thu được 1,06 đồng thu nhập hỗn hợp. Chêch lệch giữa hai mô hình đối với chỉ tiêu này là 0,04 lần. Tuy đây không phải là sự chênh lệch lớn nhưng cũng phần nào giúp bà con yên tâm sản xuất, đem lại niềm vui, hạnh phúc và tạo động lực cho người nông dân tiếp tục vươn lên làm giàu.
Qua phân tích trên ta thấy, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế lại một lần nữa khẳng định hiệu quả kinh tế của mô hình lúa – cá Đông Xuân mang lại là cao hơn rất nhiều so với mô hình lúa Đông Xuân của các hộ nông dân được điều tra trên địa bàn phường Thủy Dương. Vì vậy, điều quan trọng chính là cần có sự giúp đỡ, hợp tác giữa hợp tác xã nông nghiệp Thủy Dương với bà con nông dân để mô hình lúa – cá ngày càng được nhân rộng ra, giúp đem lại nguồn thu nhập khá cao cho những nông hộ đang trồng lúa trên những chân ruộng trũng mà việc canh tác vụ mùa bấp bênh.