Chương 2: MỤC TIÊU NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phân tích hiện trạng hoạt động quản lý và vận hành của nhà máy thủy điện Đông Khùa
Đề tài tiến hành sử dụng các phương pháp sau với không gian để thực hiện đề tài là xã Tú Nang, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La và thời gian thực hiện từ tháng 11 đến tháng 12 năm 2018.
Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp
Trên cơ sở kế thừa có chọn lọc các nghiên cứu đã được thực hiện trước đây, các số liệu, dữ liệu, thông tin có sẵn liên quan đến nội dung đề tài nghiên cứu của nhà máy thủy điện Đông Khùa.
Nguồn thông tin về công nghệ, quy trình vận hành và các công trình trong nhà máy đƣợc kế thừa từ các tài liệu: Thuyết minh nhà máy thủy điện; Các báo cáo về công tác hoạt động, tổ chức của nhà máy Thủy điện Đông Khùa.
Điều tra bổ sung thông tin: Sau đó tiến hành điều tra bổ sung thêm thông tin bằng cách đi thực địa khảo sát.
Phân tích, đánh giá các báo cáo quan trắc định kỳ hàng năm của nhà máy
thủy điện Đông Khùa trong 3 năm trở lại đây.
Phương pháp điều tra ngoại nghiệp:
Điều tra khảo sát thực địa tại khu vực nghiên cứu theo tuyến điều tra, quan sát, tuyến điều tra đƣợc chia thành 02 tuyến nhƣ sau:
+ Tuyến 1: điều tra theo hạ lưu dòng chảy của đập;
+ Tuyến 2: điều tra theo thượng lưu dòng chảy của đập.
- Phiếu phỏng vấn điều tra: đƣợc xây dựng theo tình hình thực tế, và một số câu hỏi cảm quan đối với người dân.
- Đối tượng phỏng vấn: bao gồm 30 hộ dân sinh sống ở hạ lưu và thượng lưu dòng chảy, cùng 4 cán bộ đang làm việc tại nhà máy.
- Thu thập thông tin về: Tình hình khu vực xung quanh và bên trong Nhà máy, khảo sát địa hình, phỏng vấn nhanh lãnh đạo, công nhân tại khu vực nghiên cứu.
Quan sát công tác vận hành nhà máy khi nhà máy đang phát điện so sánh với tài liệu thu thập được từ trước. Quan sát công tác đảm bảo an toàn lao động và môi trường của cán bộ, công nhân nhà máy trong quá trình vận hành nhà máy.
Phương pháp phỏng vấn:
Đề tài tiến hành phỏng vấn một số hộ dân (phỏng vấn ngẫu nhiên) làm xung quanh nhà máy thủy điện thông qua phiếu điều tra.
Phỏng vấn nhanh 02 cán bộ quản lý môi trường, áp dụng phương pháp này để có đƣợc những thông tin chung về công tác quản lý việc tác động trên địa bàn xã.
Phương pháp xử lý số liệu điều tra
Số liệu thu thập qua bảng phỏng vấn, qua phân tích đƣợc xử lý và phân tích định lƣợng bằng phần mềm Excel. Kết quả xử lý đƣợc thể hiện theo dạng
phân tích, mô tả, bảng và biểu đồ.
2.4.2. Xác định được các nguồn phát sinh chất thải, khối lượng và thành phần của yếu tố gây ảnh hưởng tới môi trường trong giai đoạn vận hành của nhà máy
Để thực hiện nội dung này, đề tài sử dụng một số phương pháp sau:
Phương pháp ngoại nghiệp:
Khảo sát thực địa, thu thập thông tin về các nguồn phát sinh chất thải.
Kế thừa tài liệu
Kế thừa các thông tin, các biểu mẫu và các công thức tính toán lƣợng phát sinh trong khi nhà máy hoạt động.
Sử dụng các bộ tiêu chuẩn để đánh giá về các khối lƣợng thải bỏ của nhà máy.
Phương pháp phỏng vấn
Phỏng vấn cán bộ công nhân viên làm việc nhà máy về việc thải ra chất trong khi làm việc trong nhà máy;
Phỏng vấn cán bộ môi trường về việc quản lý chất thải phát sinh trong nhà máy.
2.4.3. Đánh giá tác động tiêu cực do hoạt động của nhà máy thuỷ điện Đông Khùa đối với môi trường nước mặt, không khí và môi trường kinh tế - xã hội Đề tài sử dụng một số phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp kế thừa số liệu
Trực tiếp xuống tiếp cận thực tế tại địa phương, đưa ra những đánh giá và ghi lại các số liệu, hình ảnh tại khu vực nghiên cứu. Giúp đƣa ra những nhận xét đúng đắn về hiện trạng, chất lượng môi trường nước mặt, không khí tại khu vực khảo sát.
+ Sau khi tiến hành khảo sát thực địa tại khu vực nghiên cứu, dựa trên những nhận xét tiến hành thành lập bộ câu hỏi phỏng vấn, cố gắng tối đa trong
việc đƣa ra các câu hỏi phù hợp, dễ hiểu phát triển thêm các câu hỏi mới từ bộ câu hỏi có sẵn.
+ Sau khi thành lập bộ câu hỏi phỏng vấn tiến hành phỏng vấn đối với các hộ gia đình tại các bản chịu tác động do hoạt động của nhà máy trên địa bàn xã Tú Nang, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La
Phương pháp Lấy mẫu môi trường hiện trạng
Lựa chọn vị trí lấy mẫu
Dựa trên kế hoạch lấy mẫu đã đƣợc chuẩn bị, vị trí và các thông số quan trắc đƣợc lựa chọn mang tính đại diện phản ánh hiện trạng thành phần môi trường tương ứng, đồng thời đây là những thông số đặc trưng đã được quy định trong các QCVN và TCVN hiện hành đang có hiệu lực.
+ Đối với mẫu khí:
Dự kiến lập kế hoạch lấy 05 mẫu khí khu vực nhà máy: 01 mẫu tại tổ máy phát điện; 01 điểm tại cổng nhà máy thủy điện; 01 điểm tại khuân viên nhà máy cuối hướng gió; 01 điểm tại khu dân cư cách nhà máy 500m đầu hướng gió; 01 điểm tại khu dân cư cách nhà máy 500m cuối hướng gió.
+ Đối với mẫu nước mặt:
Dự kiến lập kế hoạch lấy 05 mẫu nước mặt trên suối Đông Khùa khu vực nhà máy. Vị trí theo chiều dòng chảy từ thượng lưu đến hạ lưu như sau: 01 điểm nước mặt cách đập 500m; 01 điểm nước mặt tại vị trí đập; 01 điểm nước mặt tại hạ lưu sau nhà máy; 01 điểm nước mặt tại hạ lưu cách nhà máy 500m; 01 điểm nước mặt tại hạ lưu cách nhà máy 1000m.
Các mẫu nước mặt đều là các mẫu tổ hợp: Tại mỗi vị trí lấy 03 mẫu gồm 01 mẫu cách bờ 50cm ở độ sâu 5cm + 01 mẫu giữa dòng ở độ sâu 5cm + 01 mẫu giữa dòng ở độ sâu 20cm. Sau đó các mẫu đƣợc đồng nhất trong xô chứa mẫu lớn và đƣợc chứa trong các chai PE bảo quản theo từng thông số.
+ Đối với nước thải sinh hoạt: lấy 01 mẫu tại điểm đầu ra tại hệ thống xử
lý nước thải của nhà máy Phương pháp lấy mẫu:
Phương pháp đo đạc lấy mẫu phân tích chất lượng môi trường không khí:
Các thông số vi khí hậu được xác định tại hiện trường bằng các máy đo nhanh, lấy mẫu không khí bằng phương pháp hấp thụ với các dung dịch thích hợp theo các tiêu chuẩn Việt Nam qui định: TCVN -5937-5005; TCVN -5938- 2005; TCVN -5939-2005; TCVN-5940-2005; ISO- 6768-1985; ISO 4219:1979;
ISO 8186:1989; TCVN 6192 : 2000 (ISO 10396 : 1993); TCVN 5973 : 1995 (ISO 9359 : 1989).
Phương pháp đo đạc lấy mẫu phân tích chất lượng môi trường nước mặt:
TCVN 5992:1995 (ISO 5667 -2: 1991), TCVN 5994: 1995 (ISO 5667-4:
1987), TCVN 5996:1995 (ISO 5667 -6: 1990), TCVN 5999: 1995 (ISO 5667- 10: 1992), TCVN 6663-1:2011 (ISO 5667-1:2006), TCVN 6000:1995 (ISO 5667-11: 1992),TCVN 5297: 1995, TCVN 4046: 1985; TCVN 7538-2:2005.
* Phương pháp xác định các thông số ô nhiễm trong không khí:
- TCVN 5978:1995 (ISO 4221:1980). Chất lƣợng không khí. Xác định nồng độ khối lượng của lưu huỳnh điôxit trong không khí. Phương pháp trắc quang dùng thorin.
- TCVN 5971:1995 (ISO 6767:1990). Xác định nồng độ khối lƣợng của lưu huỳnh điôxit. Phương pháp tetrachloromercurat (TCM)/Pararosanilin.
- TCVN 7726:2007 (ISO 10498:2004). Xác định Sunfua điôxit. Phương pháp huỳnh quang cực tím.
- TCVN 5972:1995 (ISO 8186:1989). Xác định nồng độ khối lƣợng của carbon monoxit (CO). Phương pháp sắc ký khí.
- TCVN 7725:2007 (ISO 4224:2000). Xác định carbon monoxit. Phương pháp đo phổ hồng ngoại không phân tán.
- TCVN 5067:1995 Chất lượng không khí. Phương pháp khối lượng xác định hàm lƣợng bụi.
- TCVN 6138:1996 (ISO 7996:1985). Xác định nồng độ khối lƣợng của các nitơ ôxit. Phương pháp quang hóa học.
* Phương pháp xác định các thông số ô nhiễm trong nước mặt:
- TCVN 4557:1988 - Chất lượng nước - Phương pháp xác định nhiệt độ;
- TCVN 6492:1999 (ISO 10523:1994) Chất lượng nước - Xác định pH;
- TCVN 6001-1: 2008 Chất lượng nước - Xác định nhu cầu oxy hoá sau n ngày (BODn) – Phần 1: Phương pháp pha loãng và cấy có bổ sung allylthiourea;
- TCVN 6491:1999 (ISO 6060:1989) Chất lượng nước - Xác định nhu cầu oxy hoá học (COD);
- TCVN 6625:2000 (ISO 11923:1997) Chất lượng nước - Xác định chất rắn lơ lửng bằng cách lọc qua cái lọc sợi thuỷ tinh;
- TCVN 6053–1995 (ISO 9696-1992) - Chất lượng nước - Xác định chất rắn hòa tan;
- TCVN 6626:2000 Chất lượng nước - Xác định Asen - Phương pháp đo phổ hấp thụ nguyên tử (kỹ thuật hydrro);
- TCVN 7877:2008 (ISO 5666 -1999) Chất lượng nước - Xác định thuỷ ngân;
- TCVN 6193:1996 Chất lượng nước - Xác định coban, niken, đồng, kẽm, cadimi và chì. Phương pháp trắc phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa;
- TCVN 6002:1995 (ISO 6333-1986) Chất lượng nước - Xác định mangan - Phương pháp trắc quang dùng fomaldoxim;
- TCVN 6222:2008 Chất lượng nước - Xác định crom tổng - Phương pháp đo phổ hấp thụ nguyên tử;
- TCVN 6177:1996 (ISO 6332-1988) Chất lượng nước - Xác định sắt bằng phương pháp trắc phổ dùng thuốc thử 1,10-phenantrolin;
- TCVN 6181:1996 (ISO 6703-1-1984) Chất lượng nước - Xác định Xianua tổng;
- TCVN 6216:1996 (ISO 6439-1990) Chất lượng nước - Xác định chỉ số phenol - Phương pháp trắc phổ dùng 4-aminoantipyrin sau khi chưng cất;
- TCVN 5070:1995 Chất lượng nước - Phương pháp khối lượng xác định dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ;
- Phương pháp xác định tổng dầu mỡ thực vật thực hiện theo US EPA Method 1664 Extraction and gravimetry (Oil and grease and total petroleum hydrocarbons);
- TCVN 6225-3:1996 Chất lượng nước - Xác định clo tự do và clo tổng số. Phần 3 - Phương pháp chuẩn độ iot xác định clo tổng số;
- TCVN 4567:1988 Chất lượng nước - Phương pháp xác định hàm lượng sunfua và sunphat;
- TCVN 6494:1999 Chất lượng nước - Xác định các ion florua, clorua, nitrit, orthophotphat, bromua, nitrit và sunfat hòa tan bằng sắc ký lỏng ion.
Phương pháp dành cho nước bẩn ít;
- TCVN 5988:1995 (ISO 5664-1984) Chất lượng nước - Xác định amoni - Phương pháp chưng cất và chuẩn độ;
- TCVN 6638:2000 Chất lượng nước - Xác định nitơ - Vô cơ hóa xúc tác sau khi khử bằng hợp kim Devarda;
- TCVN 6187-1:2009 (ISO 9308-1: 2000/Cor 1: 2007) Chất lượng nước - Phát hiện và đếm vi khuẩn coliform, vi khuẩn coliform chịu nhiệt và escherichia coli giả định - Phần 1 - Phương pháp màng lọc;
- TCVN 6658:2000 Chất lượng nước - Xác định crom hóa trị sáu - Phương pháp trắc quang dùng 1,5 - Diphenylcacbazid.
Quy chuẩn so sánh
+ Không khí xung quanh: QCVN 05:2013/BTNMT; QCVN 06:2009/BTNMT; QCVN 26:2010/BTNMT.
+ Nước mặt: QCVN 08-MT:2015/BTNMT Phương pháp điều tra ngoại nghiệp
Tiến hành điều tra khảo sát liên quan đến đời sống nhân dân, sinh kế sau khi xây dựng thủy điện. Lập những câu hỏi để đánh giá nhận thức của họ về cường độ cũng như tần suất xảy ra các loại thiên tai khác nhau có liên quan tới xây dựng thủy điện
Do điều tra về lưu lượng dòng chảy của nhà máy không có trạm quan trắc thường xuyên và số liệu cụ thể. Do vậy học viên tiến hành các điều tra người dân liên quan đến chiều cao mực nước cao nhất, mực nước thấp nhất vào các mùa, các thời điểm trong ngày. Sau đó tổng hợp, xử lý lấy số liệu trung bình để đưa ra những con số thay đổi về lưu lượng từ khi có nhà máy thủy điện.
Dự kiến tiến hành điều tra 20 hộ dân sinh sống quanh khu vực thực hiện đề tài (theo mẫu có sẵn, phụ lục ??????).
Phương pháp đánh giá nhanh tải lượng
Sử dụng các công thức toán học, các số liệu có sẵn và tiến hành so sánh đề tài sử dụng phương pháp này để đánh giá sơ bộ tải lượng chất ô nhiễm. Phương pháp này do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thiết lập và đƣợc Ngân hàng Thế giới (WB) phát triển thành phần mềm IPC nhằm dự báo tải lƣợng các chất ô nhiễm (khí thải, nước thải, CTR). Trên cơ sở các hệ số ô nhiễm tuỳ theo từng ngành sản xuất và các biện pháp BVMT kèm theo, phương pháp cho phép dự báo các tải lượng ô nhiễm về không khí, nước, chất thải rắn khi nhà máy triển khai (Văn Hữu Tập, 2015).
Phương pháp xử lý số liệu và phân tích số liệu:
- Số liệu sơ cấp: Số liệu trên phiếu điều tra đƣợc tổng hợp lại sau đó đƣợc tính toán và xử lý thống kê trên Microsoft Excel.
- Các số liệu thô về kết quả quan trắc và phân tích đƣợc thống kê và tính
toán cho đồng nhất với đơn vị đƣợc quy định trong QCVN và TCVN hiện hành.
2.4.4. Phương pháp đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động do hoạt động của nhà máy thủy điện Đông Khùa
Phương pháp kế thừa tài liệu: Kế thừa các kết quả nghiên cứu, báo cáo khoa học, luận văn, bài báo của các nhà máy cùng loại đã đƣợc công bố và công nhận.
Phương pháp đề xuất: Trên cơ sở tài liệu, thông tin đã tiến hành thu thập tiến hành tổng hợp thông tin, đánh giá phân tích và kết luận các vấn đề nghiên cứu nhằm đạt đƣợc mục tiêu đề ra. Từ đó, đề xuất giải pháp nhằm khắc phục những tác động ảnh hưởng đến chất lượng môi trường khu vực hiệu quả tại khu vực nghiên cứu.