Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.4. Đề xuất biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động tiêu cực và phòng ngừa, ứng phó, sự cố của nhà máy
4.4.3. Chương trình giám sát và quan trắc môi trường định kỳ
Xây dựng một chương trình nhằm quản lý các vấn đề bảo vệ môi trường cho hoạt động dự án là một việc hết sức cần thiết đối với nhà máy thủy điện Đồng Khùa nói riêng và tất cả các nhà máy thủy điện nói chung.
Mục tiêu của chương trình quản lý môi trường cho nhà máy là cung cấp các hướng dẫn để nhà máy có thể được đảm bảo về mặt môi trường với các tiêu chí:
+ Tuân thủ theo pháp luật hiện hành về môi trường của Việt Nam;
+ Chấp hành chế độ kiểm tra, thanh tra bảo vệ môi trường;
+ Giáo dục môi trường nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, hạn chế rủi ro và sự cố môi trường.
Chính vì vậy đề tài đề xuất chương trình quản lý nhà máy thủy điện Đông Khùa trong quá trình hoạt động nên có chương trình quản lý nhằm nâng cao hiệu quả và giảm thiểu các tác động tiêu cực về sau.
Bảng 4.18. Chương trình quản lý môi trường nhà máy thủy điện Đông Khùa
T T
Yếu tố môi trường giám
sát
Thông số giám sát Vị trí giám sát
Tần suất giám sát
QCVN so sánh
1 Giám sát chất lƣợng không khí
Bụi, SO2, NO2, CO 02 vị trí:
- 01 vị trí tại nơi làm việc của công nhân;
- 01 vị trí tại đập
3 tháng/
lần
2 Giám sát tiếng ồn, độ rung
02 vị trí:
- 01 vị trí tại nơi làm việc của công nhân;
- 01 vị trí tại đập
3 tháng/
lần
QCVN 26:2010/
BTNMT
3 Giám sát chất lượng nước mặt
Ph, COD, BOD5, SS, Tổng N, tổng P, Dầu mỡ, amoni, nitrat, nitrit coliform
02 vị trí:
- 01 vị trí tại hạ lưu đập Đông Khùa;
01 vị trí tại thượng lưu đập Đông khùa.
3 tháng/
lân
QCVN 08:2008/
BTNMT
4 Giám sát chất lượng nước thải sinh hoạt
pH, COD, BOD5, SS, Tổng N, tổng P, Dầu mỡ, coliform
01 vị trí tại đầu ra của trạm xử lý nước thải.
3 tháng/
lân
QCVN 14:2008/
BTNMT 5
Giám sát hiện tƣợng xói lở
Khu vực bờ suối trước đập
3 tháng/
lần 6 Giám sát tình
trạng sạt lở và rò rỉ nước qua thân đập
Khu vực dập dâng
6 tháng/
lần
* Giám sát chất lượng môi trường trong giai đoạn vận hành a) Giám sát môi trường không khí:
- Vị trí quan trắc: 02 điểm:
+ 01 điểm tại khu vực hồ điều tiết:
+ 01 điểm tại khu vực nhà điều hành:
- Thông số: bụi lơ lửng, các khí: Nhiệt độ, Độ ẩm, Tốc độ gió, Tiếng ồn, Bụi lơ lửng, CO, NOx, SO2.
- Tiêu chuẩn áp dụng: QCVN 05: 2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lƣợng không khí xung quanh, QCVN 26: 2010/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về tiếng ồn.
- Tần suất quan trắc: 3 tháng /lần.
b) Giám sát chất lượng nước mặt:
- Tiêu chuẩn áp dụng: QCVN 08: 2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt.
- Thông số: pH; DO; TSS; COD; BOD5; Amoni, nitrat; phốt phát; sắt;
đồng; kẽm và coliform;
- Vị trí quan trắc: 01 điểm.
- Tần suất thực hiện quan trắc trong giai đoạn xây dựng: 3tháng/1lần.
c) Giám sát nước thải:
- Vị trí: 01 điểm nước thải sinh hoạt của khu nhà điều hành thải ra sông Tranh;
- Thông số: pH, BOD5, TSS, TDS, Sunfua, Amoni, Nitrat, Dầu mỡ động thực vật, tổng chất hoạt động bề mặt, phosphat, Coliforms.
- Tiêu chuẩn áp dụng: QCVN 14: 2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt (cột B);
- Tần suất quan trắc: 3 tháng /lần.
d) Giám sát xói lở bờ sông, hồ
Trong thời gian vận hành, hàng năm tổ chức các đợt khảo sát nhằm phát hiện các hiện tƣợng xói lở bờ hồ, bờ sông, xác định quy mô và mức độ xói lở nhằm kịp thời có các biện pháp xử lý thích hợp.
- Vị trí giám sát: Khu vực bờ hồ; khu vực từ kênh xả nhà máy dài khoảng 2km về phía hạ lưu.
- Tần suất: + 6 tháng/lần trong những năm đầu tích nước (5 năm).
+ 1 lần/năm trong 10 năm vận hành tiếp theo.
e) Giám sát bồi lắng lòng hồ
Tiến hành đo địa hình lòng hồ định kỳ. Mục đích là giám sát bồi lắng lòng hồ, phát hiện và kịp thời xử lý các biến cố bất thường.
Tần suất: 10 năm/lần.
Ghi chú: Việc lấy mẫu, đo đạc, phân tích các thông số môi trường sẽ được thực hiện bởi các đơn vị có đủ điều kiện thực hiện theo quy định của pháp luật.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết Luận
Qua nghiên cứu đánh giá tác động trong thời gian hoạt động từ năm 2015 đến năm 2018 của nhà máy thủy điện Đông Khùa, đề tài đƣa ra một số kết luận sau đây:
- Ngành công nghiệp nhiệt điện hiện nay đang đáp ứng phần lớn nhu cầu tiêu thụ điện. Nhà máy thủy điện Đông Khùa đi vào hoạt động góp phần giải quyết các vấn đề về điện năng của khu vực trung miền bắc nói riêng và cả nước nói chung công trình đƣợc xây dựng với nhiệm vụ là phát điện kết hợp với các nguồn điện hiện có cung cấp điện năng cho nhu cầu phụ tải của huyện Yên Châu qua lưới điện Quốc gia với công suất 2,1MW và sản lượng điện hàng năm khoảng 7,5tr kWh nhằm tăng sản lượng điện cho lưới điện hiện có của khu vực.
- Trong những năm đi vào hoạt động của nhà máy đã đem lại lợi ích không nhỏ đến kinh tế xã hội. Bên cạnh đó, khi nhà máy đi vào hoạt động cũng gây ra một số tác động đến môi trường, kinh tế, xã hội.
+ Tác động đến môi trường không khí, môi trường đất, môi trường nước và hệ sinh thái dưới nước. Trong đó, môi trường bị tác động lớn nhất là môi trường nước mặt.
+ Việc sử dụng nguồn nước ngăn đập của thủy điện làm thay đổi dòng chảy tự nhiên phía hạ lưu lưu vực suối Đông khùa, ảnh hưởng đến việc tưới tiêu sinh hoạt của bà con khu vực thực hiện đề tài.
+ Làm thay đổi vi khí hậu tiểu vùng khu vực thực hiện dự án.
- Để hạn chế tác động đến môi trường trong khi hoạt động của nhà máy đề tài đề xuất một số biện pháp giảm thiểu đến môi trường tự nhiên và môi trường xã hội.
+ Biện pháp kỹ thuật: kiểm soát tốt nguồn chất thải, có kho chứa chất thải
hợp lý và thuê đơn vị có chức năng xử lý; Biện pháp hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt của cán bộ công nhân viên dự án; trồng rừng chống soi mòn cải thiện dòng chảy.
+ Biện pháp quản lý: xây dựng chương trình quản lý và quan trắc môi trường định kỳ. Bên cạnh đó quản lý vận hành kiểm soát lũ.
Ngoài ra còn một số biện biện pháp kỹ thuật khác nhƣ giáo dục, truyên truyền nâng ca nhận thức của người dân.
2. Tồn tại
Trong quá trình thực tập do đi thực tế của dự án, do kiến thức và thời gian còn hạn chế, nên khi thực hiện đề tài khóa luận tốt nghiệp còn có những tồn tại, thiếu sót và hạn chế, còn chƣa đƣợc chi tiết hóa. Các thông tin về điều kiện tự nhiên kinh tế khu vực nơi thực hiện dự án hầu nhƣ kế thừa tài liệu và một số mẫu tại hiện trường không được trực tiếp đo đạc.
3. Kiến nghị
Đề tài thực hiện nghiên cứu đánh giá tác động môi trường nhà máy thủy điện Đông Khùa trong 03 năm hoạt động, việc nghiên cứu đề tài thực hiện đề tài mong muốn góp phần giảm thiểu tác động đến môi trường của tất cả các dự án đặt biệt là các dự án về thủy điện. Mặc dù đã cố gắng rất nhiều, song do trình độ và khả năng còn hạn chế nên chắc chắn trong luận văn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót không mong muốn, học viên mong nhận đƣợc sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo, các nhà khoa học, các chuyên gia và đồng nghiệp để luận văn đƣợc hoàn thiện hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phạm Ngọc Đăng (2000), Môi trường không khí. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
2. Tăng Văn Đoàn, Trần Đức Hạ (2004). Kỹ thuật môi trường. Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội.
3. Trần Đức Hạ. Kỹ thuật môi trường. Xử lý nước thải sinh hoạt qui mô vừa và nhỏ, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật;
4. Phạm Ngọc Hồ, Hoàng Xuân Cơ (2005). Đánh giá tác động môi trường.
Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội.
5. Bùi Tá Long (2008). Mô hình hóa môi trường. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.
6. Trần Hiếu Nhuệ, Ứng Quốc Dũng, Nguyễn Thị Kim Thái(2001). Quản lý chất thải rắn. Nhà xuất bản xây dựng, Hà Nội.
7. Trần Văn Nhân, Ngô Thị Nga (1999). Giáo trình công nghệ xử lý nước thải, NXB Khoa học kỹ thuật.
8. Niên giám thống kê tỉnh Sơn La, từ năm 2015 đến năm 2018.
9. Tài tiệu hướng dẫn đánh giá nhanh nguồn ô nhiễm không khí, nước và đất của Tổ chức Y tế thế giới, Geneva, (1993).
10. Lê Trình (2000). Đánh giá tác động môi trường: Phương pháp và ứng dụng, NXB Khoa học kỹ thuật.
11. World health Oganization Assessment of sources of air of water and land pollution, part one: Rapid inventory in environmental pollution, Geneva (1993).
12. WHO: Environmental Assessment Sourcebook, Volume II, Sectoral Guidelines, Environment, Washington DC, (8/1991).
13. Scientific Committee on Problems of the Environment (SCOPE):
Environmental Impact Assessment: Principles and Procedures, (1975).
PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Phiếu tham vấn cộng đồng dân cƣ PHIẾU THAM VẤN VỀ MÔI TRƯỜNG HỘ DÂN CƯ
I. Hộ dân tham vấn
- Tên chủ hộ: ...Tuổi:...
- Bản: ...Xã:...
- Huyện: ...Tỉnh: ...
- Số nhân khẩu: .... người Đến tuổi lao động: ....Chưa đến tuổi lao động: ....
II. Thông tin phiếu hỏi
1. Thông tin về thay đổi điều kiện khí hậu
Thông tin hỏi Xu hướng thay đổi của thiên tai Không chắc chắn Tăng hơn Ổn định Giảm đi
Nhiệt độ cao (nóng)
Nhiệt độ thấp (lạnh)
Bão Khô hạn
Mưa bất thường Lũ lụt
2. Thông tin về thay đổi mực nước cao nhất và thấp nhất
Thông tin hỏi Kết quả (đơn vị: m) Thời gian ghi nhận Mực nước cao nhất
Mực nước thấp nhất
III. Các yêu cầu và kiến nghị khác:...
NGƯỜI THAM VẤN
Sơn La, ngày ... tháng ... năm 2018 NGƯỜI ĐƯỢC THAM VẤN
Phụ lục 2: Kết quả phỏng vấn người dân với tổng số phiếu là 20 Phụ lục 2.1. Xu hướng biến đổi của thiên tai
Thông tin hỏi
Xu hướng thay đổi của thiên tai Không chắc chắn Tăng hơn Ổn định Giảm đi
Nhiệt độ cao
(nóng) 19 1 0 0
Nhiệt độ thấp
(lạnh) 12 8 0 0
Bão 4 14 2 0
Khô hạn 17 2 1 0
Mưa bất thường 8 11 1 0
Lũ lụt 14 4 2 0
Phụ lục 2.2. Kết quả phỏng vấn mực nước cao nhất và thấp nhất (đơn vị: mét)
Mực nước cao nhất Mực nước thấp nhất
Trước khi có TĐ Sau khi có TĐ Trước khi có TĐ Sau khi có TĐ
4,0 3,0 0,5 0,3
3,5 2,9 0,3 0,25
3,5 2,5 0,4 0,3
3,5 2,5 0,4 0,2
3,0 2,7 0,3 0,2
4,0 3,5 0,3 0,2
3,5 3,0 0,4 0,2
3,5 3,0 0,4 0,3
4,0 4,0 0,4 0,2
3,5 3,0 0,4 0,2
4,0 3,5 0,4 0,25
4,5 4,0 0,4 0,2
4,0 3,5 0,4 0,2
3,5 2,0 0,4 0,2
4,0 2,0 0,4 0,2
4,0 3,0 0,5 0,3
3,0 2,0 0,5 0,2
3,5 2,0 0,4 0,3
3,5 1,5 0,3 0,15
3,5 2,0 0,3 0,2
TB=3,68 TB=2,78 TB=0,39 TB=0,23
MỘT SỐ HÌNH ẢNH THỰC TẾ