Nguồn tác động không liên quan đến chất thải

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ đánh giá tác động môi trường của thủy điện đông khùa sau 3 năm hoạt động (2016 2018) tại tỉnh sơn la (Trang 84 - 87)

Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.3. Tác động môi trường trong giai đoạn hoạt động từ năm 2016 - 2018 của nhà máy thủy điện Đông Khùa

4.3.2. Nguồn tác động không liên quan đến chất thải

Khi hồ tích nước quá trình sạt lở, tái tạo bờ hồ, bồi lắng lòng hồ diễn ra thường xuyên làm thay đổi hình thái đường bờ và cao trình đáy hồ.

Theo bản đồ phân vùng động đất lãnh thổ Việt nam (TL 1: 2. 000.000) do Viện Vật lý địa cầu - Trung tâm khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia xuất bản năm 1993 thì khu vực dự án có động đất cấp 6 (theo hệ MSK64) trên thang 12 cấp.

Theo thống kê nghiên cứu động đất kích thích tại các hồ lớn trên thế giới cho thấy, những hồ gây ra động đất kích thích là những hồ có độ sâu tích nước trên 90m và dung tích hồ lớn hơn 1 tỷ m3. Hồ chứa thuỷ điện Đông Khùa có dung tích nhỏ 0,145 x 106m3, độ sâu lớn nhất của hồ chỉ xấp xỉ 34 m, do đó chƣa có khả năng phát sinh động đất kích thích. Hơn nữa, lòng hồ không có các đứt gãy sâu và đứt gãy đang hoạt động nên khi vận hành ít có khả năng gây ra động đất kích thích.

Theo kết quả điều tra, phân tích dấu hiệu địa chất của các đứt gãy ngoài thực địa các đứt gãy trong vùng đều là các đứt gãy bậc IV. Đây là các đứt gãy nội đới không có khả năng phát sinh động đất. Vì vậy có thể khẳng định việc xây dựng hồ chứa và tuyến đập sẽ không kích hoạt sự hoạt hoạt động của các đứt gãy này.

Ngoài ra còn có quá trình sạt lở, tái tạo bờ mới diễn ra do tác động của sóng, gió và dòng chảy. Quá trình này tạo ra một lƣợng phù sa tham gia vào việc tạo trầm tích bùn đáy hồ tuy nhiên không lớn. Nhìn chung, có thể đánh giá khả năng tái tạo bờ hồ thủy điện Đông Khùa khi vận hành xảy ra ở mức độ yếu, quy mô nhỏ, cục bộ. Tại những khu vực dự báo có khả năng sạt lở cục bộ hiện tại không có các công trình.

Trong quá trình nhận nước từ thượng du suối Đông Khùa, ước tính lượng phù sa đến hồ đƣợc giữ lại hồ khoảng 40% dẫn đến khả năng đào lòng, xói lở làm biến đổi hình thái đường bờ và đáy suối khu vực hạ du suối, vì vậy tác động xói lở bờ do chênh lệch mực nước và thiếu hụt phù sa lớn. Tuy nhiên, đoạn suối chịu tác động này tương đối ngắn nên tác động có thể được coi là không lớn.

4.3.2.2. Tác động do hồ chứa, đập chứa nước

Việc tích nước hồ chứa sẽ làm thay đổi tiểu khí hậu khu vực. Diện tích mặt thoáng hồ nhỏ cũng sẽ góp phần thay đổi điều kiện vi khí hậu quanh vùng.

Khi hồ chứa được hình thành, điều kiện mặt đệm sau khi hồ tích nước có sự thay

đổi làm thay đổi tính chất hấp thụ, phản xạ của ánh sáng cũng nhƣ thay đổi khả năng tích lũy nhiệt của mặt đệm kéo theo sự thay đổi của nhiều yếu tố khác. Các đặc trƣng nhiệt ẩm chủ yếu tại khu vực lòng và ven hồ ngoài những biến đổi theo sự biến đổi khí hậu toàn cầu, còn có những biến đổi mang tính địa phương.

Liên quan đến khí hậu, đề tài tiến hành khảo sát người dân sống xung quanh nhà máy để đánh giá biểu hiện của thay đổi thời tiết của khu vực. Người dân đƣợc hỏi để chỉ ra nhận thức của họ về tần suất cũng nhƣ tần suất xảy ra các loại thiên tai khác nhau có liên quan tới xây dựng thủy điện. Đề tài tiến hành khảo sát 30 hộ gia đình đang sinh sống lân cận nhà máy thủy điện Đông Khùa. Theo kết quả phản hồi, hơn 80% người được phỏng vấn phản hồi rằng khô hạn và nhiệt độ cao là ngày càng tăng; trong khi đó, hơn 75% đồng ý rằng lũ lụt có xu hướng tăng, (kết quả được dựa trên tính cảm quan của bà con tại khu vực thực hiện đề tài). Nhận thấy, mực nước của dòng chảy thay đổi tùy thuộc vào lượng mưa, nhưng vào mùa khô, lượng nước của dòng chảy hạ lưu của lưu vực là khá ít nên làm thay đổi chất lƣợng dòng chảy và vi khí hậu vào mùa khô tại khu vực nghiên cứu sẽ bị thay đổi, lƣợng bốc hơi vào mùa khô sẽ bị giảm.

Bên cạnh đó, sự thay đổi dòng chảy làm thay đổi kết cấu hệ sinh thái có sẵn. Một số loài sống thủy sinh có thể bị ảnh hưởng đến không gian sống và nguồn thức ăn. Bên cạnh đó lượng nước bị tác động, nên vào mùa khô, lượng nước tưới của bà con là hạn chế.

4.3.2.3. Tác động đến cảnh quan

Việc xây dựng đường hầm dẫn nước (đường kính trong dao động 1,4 m, tổng chiều dài 436,07 m) sẽ làm cho đoạn suối khu vực thi công hầm dẫn nước sẽ bị khô kiệt, gây ra những tác động tiêu cực tới môi trường đất, thảm thực vật, sự di cƣ và sinh sống của các loài thủy sinh vật sinh sống trong dòng suối.

Việc hình thành một hồ chứa với chế độ đặc thù là một nguồn tài nguyên có thể khai thác cho nhiều mục đích sử dụng. Đây là không gian biến động mạnh

nhất, thay đổi hoàn toàn tính chất của môi trường nước và đất, tạo nên một chất lƣợng mới. Việc hình thành hồ chứa ngoài việc gây những tiêu cực đối với điều kiện môi trường vật lý có thể làm thay đổi đáng kể theo chiều hướng tích cực các đặc điểm, đặc trƣng về cấu trúc và chức năng của các đơn vị cảnh quan vùng lòng hồ và các khu vực ven hồ, là môi trường thuận lợi cho việc đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, tạo điều kiện phát triển ngành kinh tế du lịch trong tương lại. Các khu ven hồ sẽ được tăng cường phục hồi thảm rừng, đặc biệt khi có tác động tích cực của các tác nhân bảo vệ môi trường, sẽ sớm làm biến đổi các đơn vị cảnh quan cây bụi - cỏ thành các cảnh quan rừng với chức năng phòng hộ, bảo vệ đất chống xói mòn, hạn chế khả năng bồi lấp lòng suối, tạo nên một sinh cảnh mới, hấp dẫn và có ích cho môi trường khu vực.

Khi hồ chứa nước ổn định, nhà máy thủy điện đi vào vận hành, quanh khu vực hồ chứa và phụ cận xuất hiện một vi khí hậu trong lành hơn, góp phần cải tạo môi trường theo hướng có lợi, làm tăng độ ẩm, khả năng tái sinh phục hồi rừng tốt hơn, hình thành lớp phủ thực vật tự nhiên có nhiều tầng, làm hạn chế xói mòn đất và các tai biến khác nhƣ lũ quét và lũ bùn đá…

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ đánh giá tác động môi trường của thủy điện đông khùa sau 3 năm hoạt động (2016 2018) tại tỉnh sơn la (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)