Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.2. Nguồn phát sinh chất thải, khối lƣợng và thành phần các yếu tố ảnh hưởng
4.2.2. Vận hành nhà máy thủy điện
Trong quá trình vận hành nhà máy, thời gian hoạt động của nhà máy còn thải ra một số lƣợng chất thải rắn (giấy vụn, hộp giấy, cây khô lá rụng...) thành phần chủ yếu là chất hữu cơ dễ phân hủy, chất thải nguy hại (bóng đèn thải, giẻ lau dính dầu mỡ, pin thải,..).
Ƣớc tính lƣợng chất thải rắn pháp sinh trong nhà máy khoảng 12kg/tháng bao gồm những chất dễ phân hủy và đƣợc thu gom đúng theo quy định của nhà nước.
Trong quá trình hoạt động của nhà máy, sẽ có một lƣợng chất thải nguy hại phát sinh, bao gồm các loại dầu thải chạy máy và phương tiện giao thông vận tải, dầu bôi trơn, dầu mỡ rò rỉ, giẻ lau nhiễm dầu, mỡ, bóng đèn thủy ngân, v.v. Lƣợng thải này đƣợc xác định không lớn: dầu mỡ thải khoảng 60 lít/năm; dẻ lau thải khoảng 36 kg/năm, do nhà máy đã lựa chọn loại thiết bị tiến tiến, cho phép trong quá trình vận hành không gây rò rỉ dầu mỡ. Dầu mỡ các ổ trục tuốc bin nếu không thay thế sẽ đƣợc lọc hoặc tinh chế lại để tái sử dụng. Hơn nữa, trong nhà máy sẽ bố trí hệ thống thu gom dầu mỡ thải, rò rỉ khi bảo dƣỡng các ổ trục tuốc bin, bôi trơn các ổ bi thiết bị để xử lý và đổ vào nơi quy định tại 1 kho chứa chất thải nguy hại có diện tích khoảng 10m2 trong nhà máy, nên không gây ô nhiễm môi trường.
* Sinh hoạt của công nhân, cán bộ kỹ thuật và cán bộ quản lý
Trong quá trình hoạt động của nhà máy thủy điện có 50 công nhân viên, đang làm việc tại nhà máy vì vậy trong quá trình làm việc tại đây có thải ra một lƣợng rác thải sinh hoạt nhƣ vỏ hộp cơm, túi ni lon, giấy vụn, thức ăn thừa..., và nước thải sinh hoạt. Lượng rác thải sinh hoạt phát sinh ra không lớn, chủ yếu là từ các hoạt động của khu văn phòng và khu ăn uống của cán bộ, công nhân viên nhà máy. Với mức thải bình quân 0,3 kg rác/người/ngày và với lượng lao động tại nhà
máy là 50 người thì lượng rác thải phát sinh sẽ là 15 kg/ngày.
Đối với nước thải sinh hoạt, nhà máy chỉ thải nước thải sinh hoạt của các cán bộ công nhân viên Với mức tiêu thụ nước trung bình của một người là khoảng 100 l/ngày, và ước tính lượng nước thải bằng 80% lượng nước cấp, thì tổng lượng nước thải sinh hoạt của Nhà máy trong giai đoạn này sẽ là 4 m3/ngày. Dựa vào các thông số do WHO thiết lập có thể tính toán đƣợc tải lƣợng các chất ô nhiễm có trong nước thải sinh hoạt theo bảng 4.2 sau.
Bảng 4. 2. Tải lượng chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt Thông số
ô nhiễm
Tải lƣợng (g/người.ngày)
Tổng tải lƣợng
(g/ngày)
Nồng độ trung bình (mg/l)
QCVN 14:2008 /BTNMT
BOD5 45-55 2.250 - 2750 562,5-687,5 50
COD 72-102 3.600- 5.100 900 – 1275 100*
SS 70-145 3.500 -
7.250 875 -1.812,5 100
Tổng N 6-12 300 - 600 75 – 150 30*
Tổng P 0.8-4 40 - 200 10 – 50 6*
Tổng Coliform MPN/100 ml
106-109 5.107- 5.1010 1,25.107 -
1,25.1010 5.000 Fecal Coli
MPN/100 ml 105-106 5.106- 5.107 1,25.106 - 1,25.107 Trứng giun
sán MPN/100 ml
103 5.104 1,25.104
* Hoạt động giao thông vận tải
Các phương tiện giao thông cá nhân của cán bộ nhân viên, khách hàng và xe vận tải hàng hóa, nhiên liệu cho phục vụ cho nhà máy, phương tiện của khách hàng dịch vụ du lịch, tham quan nhà máy thủy điện. Các phương tiện chủ yếu sử dụng nhiên liệu xăng hoặc dầu diezel làm phát sinh các khí độc gây ô nhiễm môi trường không khí.
Theo khảo sát mật độ phương tiện xe trong một ngày cao điểm tại khu vực nhà máy là 20 xe ô tô và 50 xe máy. Có thể dự báo nồng độ và tải lƣợng các chất ô nhiễm trong khí thải nhƣ sau:
Khoảng cách di chuyển của mỗi xe trong khu vực nhà máy là 150m, vậy:
- Tổng quãng đường của ô tô di chuyển là: 20× 0,15 km = 3 km.
- Tổng số quãng đường của mỗi xe máy di chuyển là: 50×0,15 km =7,5 km.
Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO), hệ số phát thải của các loại xe cho trong bảng sau:
Bảng 4. 3. Hệ số ô nhiễm không khí đối với các loại xe
Các loại xe Đơn vị (U)
TSP (kg/U)
SO2 (kg/U)
NOx (kg/U)
CO (kg/U)
VOC (kg/U) 1. Xe ca (ô tô và xe con)
- Động cơ <1400 cc 1000km 0,07 1,74 1,31 10,24 1,29 tấn xăng 0,8 20 15,13 118 14,83 - Động cơ 1400-2000cc 1000km 0,07 2,05 1,13 6,46 0,6
tấn xăng 0,68 20 10,97 62,9 5,85 - Động cơ >2000cc 1000km 0,07 2,35 1,13 6,46 0,6
tấn xăng 0,06 20 9,56 54,9 5,1 Trung bình 1000km 0,07 2,05 1,19 7,72 0,83 2. Xe máy:
- Động cơ <500cc 2 kỳ 1000km 0,12 0,36 0,05 10 6 tấn xăng 6,7 20 2,3 550 330 - Động cơ >50cc 2 kỳ 1000km 0,12 0,6 0,08 22 15
tấn xăng 4 20 2,7 730 500
- Động cơ >50cc 4 kỳ 1000km 0,76 0,3 20 3
tấn xăng 20 8 525 80
Trung bình 1000km 0,08 0,57 0,14 16,7 8
Lượng phát thải ô nhiễm của các phương tiện giao thông trong khu vực nhà máy đƣợc ƣớc tính cho trong bảng sau:
Bảng 4. 4. Tải lượng phát thải ô nhiễm của các phương tiện giao thông Các loại xe
Khoảng cách di chuyển
TSP (kg)
SO2 (kg)
NOx (kg)
CO (kg)
VOC (kg) 1. Xe ca (ô tô và xe con)
Hệ số ô nhiễm trung bình 1000 km 0,07 2,05 1,19 7,72 0,83 Tải lƣợng ô nhiễm 9,8 km 0,0007 0,02 0,0117 0,0756 0,0081 2. Xe máy:
Hệ số ô nhiễm trung bình 1000 km 0,08 0,57 0,14 16,7 8 Tải lƣợng ô nhiễm 140,5 km 0,0112 0,08 0,0197 2,346 1,124 Tổng lƣợng phát thải 0,0182 0,1 0,0314 2,4216 1,1321
Khu vực để xe là của nhà máy có tổng diện tích là S = 635m2 (diện tích bãi đỗ ô tô và xe máy) chiều cao lưu thông là H = 3,3m được thông gió cưỡng bức, với hệ số thông gió là n = 10 lần/h. Vậy tổng thể tích không khí lưu thông trong tầng một ngày đƣợc tính nhƣ sau:
V = S×H × N = 635 × 3,3 × 10 = 20.955 m3/h
Kết quả tính toán nồng độ khí thải trung bình của các phương tiện vận tải gây ra đƣợc cho trong bảng sau:
Bảng 4. 5. Nồng độ bụi và khí thải phát sinh từ hoạt động giao thông của nhà máy
TT Loại chất thải Nồng độ (mg/m3)
QCVN 05:2013/BTNMT (mg/m3)
1 TSP 0,1086 0,3
2 SO2 0,059 0,35
3 NO2 0,18 0,2
4 CO 14,44 30
5 VOCs 6,75 -
Từ kết quả tính toán chi tiết trong bảng trên cho thấy hoạt động giao thông diễn ra tại khu vực nhà máy có ảnh hưởng không đáng kể đến môi trường trong khuôn viên nhà máy cũng nhƣ các khu vực xung quanh. Nồng độ các chất ô nhiễm đều nằm trong giới hạn tiêu chuẩn cho phép đối với môi trường không khí xung quanh.
Trong thực tế, nồng độ các chất thải còn thấp hơn nữa vì trong quá trình quản lý gara, xe máy ra vào khu vực phải tắt máy, dắt xe.
* Bồi lắng lòng hồ
Trong quá trình hoạt động của nhà máy thủy điện, hồ chứa nước vào mùa mƣa đặt biệt là vào mùa lũ lƣợng bùn cát bồi lắng lòng hồ gồm lƣợng phù sa đƣa vào hồ theo dòng chảy và phù sa do xói lở bờ.
Bảng 4. 6. Lƣợng phù sa bồi lắng của hồ chứa
TT Thời gian Lƣợng phù sa (m3) % thể tích
1 Trung bình năm 20.700 3,09
2 Sau 20 năm 414.000 62,88
Theo các kết quả tính toán dòng chảy rắn, tổng lƣợng phù sa bồi lắng lòng hồ trung bình năm là 20.700 m3, chiếm 3,09 % dung tích chết của hồ. Sau 20 năm (vòng đời của nhà máy), lƣợng phù sa bồi lằng là 414.000 m3, chiếm 61,88 % dung tích chết. Tuy nhiên, việc bố trí cống xả cát để xả bớt bùn cát trong các mùa lũ là cần thiết, chống bồi lấp khu vực cửa lấy nước; Ngoài ra cống xả cát còn có các nhiệm vụ chủ động tháo cạn hồ xuống MNC +340 m hoặc dưới ngưỡng cửa nhận nước +337 m để duy tu sửa chữa đập, nạo vét hồ chứa khi cần thiết.