Khái quát chung về nhà máy thủy điện Đông Khùa

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ đánh giá tác động môi trường của thủy điện đông khùa sau 3 năm hoạt động (2016 2018) tại tỉnh sơn la (Trang 50 - 59)

Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. Hiện trạng hoạt động và quản lý vận hành của nhà máy thủy điện Đông Khùa

4.1.1. Khái quát chung về nhà máy thủy điện Đông Khùa

Hình 4. 1. Vị trí thực hiện dự án

Công trình thủy điện Đông Khùa có vị trí tuyến đập dự kiến đƣợc xây dựng trên suối Đông khùa thuộc xã Tú Nang, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La. Toạ độ vị trí tuyến công trình nhƣ sau:

Tọa độ địa lý của tuyến đập : 104025’04” Kinh độ Đông..

20057’24” Vĩ độ Bắc.

Tọa độ địa lý của tuyến nhà máy: 104025’66” Kinh độ Đông..

20057’42” Vĩ độ Bắc.

Nhà máy thủy điện Đông Khùa hiện nay có khoảng 40 công nhân viên đang làm việc tại nhà máy dựa theo cơ cấu tổ chức nhƣ sau:

Hình 4. 2. Sơ đồ tổ chức nhà máy thủy điện Đông Khùa

Công trình thuỷ điện Đông Khùa có đập dâng là đập Bê tông trọng lực cao khoảng 12,5m trên nền đá, công suất lắp máy 2,1MW. Theo QCVN 04-05:

2012/BNNPTNT (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia công trình thủy lợi - các quy định chủyếu về thiết kế) thì công trình thuỷ điện Đông Khùa là công trình Cấp III

+ Tần suất đảm bảo phát điện: P=85%.

+ Lũ thiết kế với: P=1,5%

+ Lũ kiểm tra: P=0,5%

+ Dẫn dòng thi công với lưu lượng dẫn dòng: P=10%

Nhà máy thủy điện kiểu đường dẫn được bố trí ở bờ trái suối Đông khùa. Nền nhà máy là đá cuội kết vôi cấu tạo khối lớp IB và IIA. Kích thước nhà máy BxL=14,28x24,18m.

Nhà máy thủy điện Đông Khùa, vận hành vào năm 2016 với công suất phát điện là phát điện kết hợp với các nguồn điện hiện có cung cấp điện năng cho nhu cầu

phụ tải của huyện Yên Châu qua lưới điện Quốc gia với công suất 2,1MW và sản lượng điện hàng năm khoảng 7,5tr kWh nhằm tăng sản lượng điện cho lưới điện khu vực.

Nhà máy thuỷ điện kiểu đường dẫn được cấp nước từ hồ chứa qua đường ống bê tông cốt thép đến bể điều áp sau đó qua đường ống áp lực đến nhà máy, các hạng mục công trình nhà máy thuỷ điện Đông Khùa bao gồm:

4.1.1.1. Cụm đầu mối

* Đập dâng và đập tràn

Tuyến đập có tổng chiều dài theo đỉnh đập là 70,5m, trong đó phần đập tràn rộng 41,0m (kể cả trụ biên dày 1,0m), đƣợc bố trí phần lòng sông, nối tiếp với phần đập tràn lòng sông là đập dâng bờ trái và đập dâng bờ phải.

Đập tràn: Cao trình ngưỡng tràn 341,0m, chiều dài tràn nước là 40,0m;

Đập dâng bờ trái: Chiều dài theo đỉnh 15,0m, cao trình đỉnh đập không tràn là 346,6m;

Đập dâng bờ phải: Chiều dài theo đỉnh 14,5m, cao trình đỉnh đập là 346,6m;

* Cống xả cát

Cống xả cát bố trí bên phía bờ trái có chiều dài 13,3m, cao trình đáy cống 335,0m, khẩu độ cống bxh = 2,5x2,5m. Kết cấu cống là BTCT M200 chiều dày 1,0m.

4.1.1.2. Tuyến năng lƣợng

Theo chiều dòng chảy tuyến năng lượng bao gồm các hạng mục : Cửa lấy nước, đoạn ống bê tông cốt thép, bể điều áp và đường ống áp lực.

*Cửa lấy nước

Cửa lấy nước được bố trí trong phân đoạn đập dâng bờ trái, chiều dài cửa lấy nước 9,70m, cao trình ngưỡng cửa lấy nước 337,0m, kết cấu bằng BTCT M200, lưu lượng thiết kế 4,35m3/s. Phía trước cửa lấy nước đào đoạn kênh dẫn vào.

* Đoạn ống bê tông cốt thép dẫn nước

Tiếp sau cửa ra cửa lấy nước là đoạn ống bê tông cốt thép dẫn nước, từ (Km0+0,0) đến bể điều áp (Km0+154,11), kết cấu ống là BTCT M200, mặt cắt ống hình vuông, chiều dày bản đáy 0,4m, chiều dày tường bên và trần 0,3m, kích thước thông thuỷ bxh=1,4x1,4m, chiều dài đoạn ống bê tông cốt thép là 153,61m, độ dốc đáy ống i=1,04%.

* Bể điều áp

Bể điều áp có dạng hình viên trụ, đường kính bể 6,0m, cao trình đáy bể 331,4m, cao trỡnh đỉnh bể 342,0, tại cao trỡnh 341,0m bố trớ ống PVC ỉ110 bước 1m quanh tháp để thoát nước dềnh lên bể điều áp khi đóng tua bin đột ngột, tránh cho nước tràn qua đỉnh bể.

* Đường ống áp lực bằng thép hở

Đoạn đường ống áp lực bằng thép được bố trí từ bể bể điều áp, cao trình tim ống tại bể điều áp là 336,0m cao hơn đáy bể 3,7m để tránh cát đi vào đường ống, tổng chiều dài đường ống 428,1m. Tại các điểm gãy trên tuyến và 2 đầu đường ống bố trí 05 mố néo, giữa các mố néo bố trí các mố đỡ với khoảng cách 10,0m.

Trước khi dẫn nước vào turbine, đường ống được chia thành 2 nhánh vào 2 tổ máy, đường kính các ống nhánh d=0,8m, chiều dài ống nhánh 20,2m.

4.1.1.3. Nhà máy thủy điện và kênh dẫn ra

* Nhà máy thuỷ điện

Nhà máy thủy điện kiểu đường dẫn được bố trí ở bờ trái suối Đông khùa. Nền nhà máy là đá cuội kết vôi cấu tạo khối lớp IB và IIA. Kích thước nhà máy BxL=14,28x24,18m.

Nước cấp cho các tổ máy được dẫn theo đường ống áp lực rẽ nhánh từ ống chính. Trước phần tiếp xúc với đoạn ống phân phối của vòi phun, ở mỗi đường ống có lắp van đĩa.

Kích thước của khối tổ máy và kích thước nhỏ nhất của các buồng dẫn nước không áp được lấy theo các công trình tương tự và đã được chứng minh bằng

tính toán thủy lực sơ bộ, các tính toán này sẽ đƣợc chuẩn xác lại theo nhiệm vụ của nhà máy chế tạo tua bin.

* Kênh dẫn ra

Kênh dẫn ra của nhà máy có nhiệm vụ đảm bảo nối tiếp dòng chảy từ buồng dẫn nước sau khi dòng chảy qua turbine vào suối Đông khùa ở chế độ ổn định. Chiều dài kênh 7,0m, chiều rộng 9,0m.

* Đường ống cấp nước tưới

Đường ống cấp nước tưới gồm 2 nhánh, nhánh bờ trái ống thép 110 dài 345m nhánh bờ phải đường ống thép  76 dài 360m, tổng lưu lương cấp lớn nhất 14l/s.

* Đường dây truyền tải

Đấu nối nhà máy vào thanh cái 6,3kV của thủy điện Đông khùa, bằng đường dây 6,3kVchiều dài khoảng 2,0km.

4.1.2. Tình hình thực hiện công tác quản lý và giám chất lượng môi trường tại Nhà máy thủy điện

4.1.2.1. Tình hình thực hiện công tác quản lý môi trường của nhà máy thủy điện Đông Khùa

Trong những năm đi vào hoạt động đến thời điểm hiện tại nhà máy thủy điện Đông Khùa để có những công tác nhằm quản lý môi trường trong nhà máy, ban lãnh đạo công ty đã đã thành lập ban an toàn và môi trường trực thuộc ban quản lý của nhà máy nhằm đảm bảo an toàn lao động và bảo vệ môi trường trong nhà máy:

- Giám sát việc thực hiện các biện pháp giảm thiểu tác động đến môi trường trong giai đoạn vận hành nhà máy.

- Đảm bảo hoạt động của Nhà máy phù hợp các tiểu chuẩn và pháp luật Việt Nam về môi trường.

- Phối hợp với chính quyền và nhân dân địa phương trong giải quyết các vấn đề về môi trường và an toàn lao động.

- Kiểm tra sức khoẻ định kỳ cho cán bộ công nhân viên.

- Lập kế hoạch quản lý môi trường và an toàn lao động cho các hoạt động của nhà máy.

- Tiến hành quan trắc nội bộ về môi trường.

- Nâng cao năng lực quản lý môi trường:

+ Tập huấn đào tạo về các quy định của pháp luật, các TCVN về bảo vệ môi trường.

+ Đào tạo cho Ban An toàn và Môi trường về quan trắc và giám sát môi trường.

+ Tập huấn cho toàn bộ cán bộ, công nhân vận hành công trình CCS kiến thức cơ bản về môi trường và an toàn trong lao động, an toàn trong vận chuyển nhiên liệu, thu gom, xử lý chất thải rắn, nước thải và khí thải.

Bên cạnh đó hàng năm ban an toàn và môi trường còn tham mưu cho ban lãnh đạo công ty xử lý, thu gom và ký hợp đồng vận chuyển chất thải đối với cơ quan có thẩm quyền.

Nhằm quản lý chặt chẽ hơn về chất lượng môi trường hàng năm của nhà máy thủy điện đã đưa ra một chương trình quản lý môi trường được thể hiện ở bảng 4.1 dưới đây:

Bảng 4. 1. Chương trình giám sát chất lượng môi trường của nhà máy thủy điện Đông Khùa

Các hoạt

động Các tác động môi trường Các công trình,biện pháp BVMT Tập trung

cán bộ công nhân viên làm việc tại nhà máy

Chất thải rắn sinh hoạt

- Rác thải sinh hoạt đƣợc thu gom và chứa vào thùng rác có nắp đậy ký hợp đồng với đơn vị thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải sinh hoạt tại địa phương;

Nước thải sinh hoạt -Thu gom bằng hệ thống cống rãnh và xử lý bằng bể tự hoại ba ngăn.

Vận hành máy phát điện

Ô nhiễm nước sông phía hạ lưu do dòng nước áp lực lớn sau tua bin gây phá hủy công trình, xói lở phía hạ lưu

Mất đất ở vùng ven bờ hồ chứa do bán ngập và xói lở.

Mất đất vùng ven bờ sông ở hạ du do xói lở;

Quá trình xả nước và xả lũ;

Do sự cố đập hồ chứa;

- Gia cố bằng đá xây và bê tông bảo vệ toàn bộ các mái dốc bao quanh nhà máy.

- Bê tông hóa kênh xả sau nhà máy.

- Trồng rừng tăng độ che phủ hạn chế xói mòn đất, không khai thác ở vùng đất bán ngập

- Có các kế hoạch và phương án thông báo kịp thời cho người dân vùng hạ lưu khi có nguy cơ vỡ đê đập.

Ô nhiễm tiếng ồn do ảnh hưởng của tuabin, tổ máy phát điện, máy nén khí, quạt thông gió, gây mất ngủ mệt mỏ cho công nhân;

- Chống ồn thiết bị bởi các chân đỡ, đệm, gioăng cao su

- Định kỳ bảo dƣỡng thiết bị

Tích nước vào hồ

Phát sinh sinh khối trong các hồ ở giai đoạn đầu vận hành

- Tận thu và dọn sạch thực vật trước khi tích nước vào hồ.

Nhận xét: Trong quá trình nhà máy hoạt động của nhà máy thủy điện, chủ nhà máy đã tiến thực hiện đầy đủ các chương trình quản lý môi trường trong nhà máy đúng theo quy định của nhà nước. Bên cạnh đó, công ty chủ quản đã tiến hành nâng cao và đào tạo cán bộ nhân viên trong nhà máy, đặc biệt là các cán bộ liên quan đến môi trương và an toàn lao động.

4.1.2.2. Tình hình giám sát chất lượng môi trường

Hoạt động quản lý và giám sát môi trường của Nhà máy thủy điện được thực hiện dựa trên cơ sở pháp lý gồm:

- Luật Bảo vệ Môi trường năm 2014.

- Thông tƣ số 43/2015/TT-BTNMT ngày 29/9/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về báo cáo hiện trạng môi trường, bộ chỉ thị môi trường và quản lý số liệu quan trắc môi trường .

- Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường;

- Thông tƣ số 24/2017/TT-BTNMT ngày 01/9/2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định kỹ thuật quan trắc môi trường;

- Căn cứ đánh giá tác động môi trường nhà máy thủy điện Đông Khùa nhà máy đã tiến hành

Nhà máy thủy điện Đông Khùa đã thực hiện đúng quy định của nhà nước về hoạt động quan trắc môi trường định kỳ hàng năm với tần suất 4 lần/ năm.

Dưới đây là một số kết quả quan trắc định kỳ hàng năm của nhà máy:

Hình 4. 3. Sơ đồ quan trắc chất lượng môi trường nhà máy thủy điện Nhà máy, tiến hành quan trắc chất lượng môi trường trong khu vực nhà máy, tiến hành quan trắc chất lượng môi trường không khí xung quanh, nước mặt. Đối với quan trắc môi trường không khí xung quanh tiến hành quan trắc 02 mẫu (trong đó 1 mẫu đƣợc lấy tại chân đập, 1 mẫu đƣợc lấy tại khu vực nhà máy).

Đối với nước mặt tiến hành lấy 02 mẫu để phân tích (trong đó mẫu nước mặt đƣợc đƣợc lấy 01 mẫu tại khu vực đập, 01 mẫu đƣợc lấy tại khu vực nhà máy).

Đối với nhà máy thủy điện Đông Khùa, đối với chương trình giám sát chất lượng môi trường tiến hành quan trắc:

- Quan trắc môi trường không khí: 02 vị trí ( Khu vực nhà máy thủy điện Đông Khùa, Khu vực đập thủy điện).

- Quan trắc môi trường nước mặt: 02 vị trí (Khu vực đập thủy điện, Khu vực hạ lưu).

Việc quan trắc môi trường nước mặt và khí thải của nhà máy, các vị trí lấy mẫu đã thể hiện được đặc trưng môi trường của nhà máy trong thời gian hoạt động.

Đối với nước mặt việc lấy mẫu nước mặt tại vị trí đập và khu hạ lưu nhằm quan sát sự biến động của chất lượng nước của nhà máy, để kịp thời có phương án cải

NM2

tạo khi có sự thay đổi của môi trường nước. Đối với môi trường không khí, nhà máy tiến hành quan trắc 02 vị trí, trong nhà máy để đảm bảo chất lƣợng môi trường không khí đảm bảo môi trường cho công nhân làm việc và đảm bảo không làm ảnh hưởng đến chất lượng môi trường không khí xung quanh nhà máy. Việc quan trắc đem lại hiệu quả cho việc quản lý môi trường của nhà máy, đồng thời đảm bảo chất lượng môi trường.

Qua các lần quan trắc cho thấy chất lượng môi trường luôn được đảm bảo đúng với quy chuẩn cho phép. Điều này chứng tỏ việc giám sát môi trường của nhà máy luôn đƣợc đảm bảo. Nhà máy luôn tuân thủ đúng theo quy định của nhà nước về quan trắc môi trường định kỳ hàng năm. (kết quả quan trắc sẽ được thể hiện tai mục 4.3.1 của báo cáo này).

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ đánh giá tác động môi trường của thủy điện đông khùa sau 3 năm hoạt động (2016 2018) tại tỉnh sơn la (Trang 50 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)