Tác động đến kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ đánh giá tác động môi trường của thủy điện đông khùa sau 3 năm hoạt động (2016 2018) tại tỉnh sơn la (Trang 87 - 92)

Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.3. Tác động môi trường trong giai đoạn hoạt động từ năm 2016 - 2018 của nhà máy thủy điện Đông Khùa

4.3.3. Tác động đến kinh tế xã hội

* Nâng cao cải thiện hạ tầng cơ sở

Để tiến hành xây dựng nhà máy thủy điện Đông Khùa, nhà đầu tƣ sẽ xây dựng đường thi công tạm cụm đầu mỗi, đường BTCT, bể điều áp, đường ống áp lực và nhà máy khoảng 0,7 km, hệ thống đường xá được nâng cấp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại, giao lưu buôn bán và phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Hệ thống đường dây thông tin liên lạc sẽ được thiết lập để tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều hành, chỉ đạo thực hiện nhà máy. Đồng bào các dân tộc và chính quyền địa phương khu vực xây dựng nhà máy sẽ được hưởng lợi từ hệ thống cơ sở hạ tầng đƣợc làm mới này. Điều này một mặt tạo điều kiện thuận lợi

cho việc đi lại dễ dàng. Mặt khác, nó là cơ sở để đồng bào các dân tộc vùng cao ở đây có điều kiện tiếp cận với một môi trường sản xuất kinh doanh mới, lối sống mới năng động hơn.

* Bổ sung nguồn năng lượng

Điện năng đƣợc sản xuất không những đáp ứng nhu cầu tiêu thụ cho địa phương mà còn đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khu vực và cả nước. Chính công trình thuỷ điện này khi đƣa vào sử dụng sẽ là nhân tố góp phần quan trọng trong việc làm thay đổi bộ mặt nông thôn của nhiều xã, huyện của tỉnh Sơn La nói chung và của huyện, xã vùng nhà máy nói riêng.

Khi nhà máy thủy điện Đông Khùa đƣợc đƣa vào vận hành sẽ có một nguồn điện năng khoảng 7,564 x106 KWh/1 năm đƣợc đƣa vào sử dụng. Trong điều kiện việc kéo điện lưới quốc gia về cho các hộ gia đình còn gặp nhiều khó khăn, thì đây là nguồn năng lƣợng rất quan trọng phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương cũng như nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.

* Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực

Nhà máy nhà máy thủy điện Đông Khùa khi đƣa vào sử dụng sẽ có là nhân tố tác động mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Chính việc đầu tƣ xâydựng nhà máy thủy điện góp phần trong việc rút ngắn khoảng cách giữa các xã trong huyện và tỉnh. Nhà máy có đóng góp ngân sách cho địa phương, góp phần dịch chuyển cơ cấu kinh tế địa phương theo hướng công nghiệp hóa và gia tăng dịch vụ.

Ngoài ra, đây còn là một cơ hội cho việc cung cấp lao động đơn giản và buôn bán nhu yếu phẩm phục vụ sinh hoạt. Mặt khác đây sẽ là nhân tố thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa nông thôn nói riêng và công nghiệp hóa nói chung.

Cụ thể: Tạo điều kiện phát triển thủy sản. Nếu có sự đầu tƣ và quản lý tốt, việc nuôi trồng thủy sản ở đây có thể mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.

Tuy nhiên khi nhà máy đi vào hoạt động, sẽ làm gia tăng dân số cơ học trong khu vực, gây ra nhiều vấn đề an toàn vệ sinh dịch tễ, bệnh xã hội trong khu vực, chƣa kể sự gia tăng nguy cơ tai nạn giao thông do việc tăng mật độ giao thông trên tuyến đường chính trong khu vực.

* An ninh trật tự trên địa bàn

- Việc tập trung một số nhất định lao động trên công trình, và theo đó là một số người cung cấp dịch vụ đi theo có thể làm ảnh hưởng đến an ninh trật tự trên địa bàn và công tác quản lý của chính quyền địa phương, do xung đột giữa các nhóm lao động, giữa người lao động với người dân địa phương, phát sinh các tệ nạn xã hội nhƣ cờ bạc, rƣợu chè, tiêm chích, mại dâm hoặc các vấn đề liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm, dịch tễ, làm ảnh hưởng đến công tác quản lý nhân khẩu, quản lý xã hội, quản lý an ninh trật tự của địa phương;

- Số lƣợng công nhân vận hành nhà máy tuy không nhiều (khoảng 50 người) nhưng do đến từ các vùng khác nhau có trình độ văn hoá, học vấn; phong tục tập quán khác nhau, lại sinh sống và làm việc lâu dài ở đây nên trên địa bàn sẽ xảy ra sự cộng cƣ giữa các dân tộc, giao thoa giữa các nền văn hoá, phong tục tập quán, tín ngưỡng giữa người dân địa phương và công nhân vận hành nhà máy.

4.3.4 . Tác động đến tổng hợp đến kinh tế - xã hội - môi trường

Nhà máy thủy điện Đông Khùa đi vào hoạt động nhắm cung cấp nguồn năng lƣợng điện năng cho khu vực các tỉnh phía Bắc để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh tế của địa bàn tỉnh Sơn La nói riêng và các tỉnh miền Bắc nói chung.

nhà máy thủy điện còn nâng cao chất lƣợng cuộc sống của bà con nhân dân, kết nối giữa các thôn bản trên địa bàn. Mặt khác, sự phát triển của nhà máy thủy điện cũng kéo theo tác động đến môi trường xung quanh, dưới đây là tổng hợp một số tác động của nhà máy thủy điện Đông Khùa đến môi trường, kinh tế, xã hội.

* Thúc đẩy các khả năng kinh tế

Thông thường các công trình thuỷ điện có vốn đầu tư lớn, thời gian xây dựng kéo dài, song hiệu quả cao và tuổi thọ đến 100 năm hoặc hơn. Về lâu dài mà nói thì không có công nghệ năng lƣợng nào rẻ bằng thuỷ điện. Các chi phí vận hành và bảo dƣỡng hàng năm là rất thấp, so với vốn đầu tƣ và thấp hơn nhiều các nhà máy điện khác.

Các dự án nhỏ và phân tán sẽ đóng vai trò quan trọng trong chương trình điện khí hoá nông thôn trên khắp thế giới. Khai phóng tiềm năng thủy điện sẽ mang lại nguồn lợi lớn cho địa phương và cả nước. Thông qua việc phát triển thủy điện, kết cấu hạ tầng khu vực cũng sẽ đƣợc đầu tƣ xây dựng đồng bộ, và hiện đại với tốc độ rất nhanh.

* Bảo tồn các hệ sinh thái: Thuỷ điện sử dụng năng lượng của dòng nước để phát điện, mà không làm cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên, cũng không làm biến đổi các đặc tính của nước sau khi chảy qua tua bin.

* Linh hoạt

Trong cung cấp điện năng, thủy điện là nguồn cung ứng linh hoạt, bởi khả năng điều chỉnh công suất. Nhờ công suất phủ đỉnh của thủy điện, có thể tối ƣu hóa biểu đồ phụ tải chạy nền bởi các nguồn kém linh hoạt hơn (nhƣ các nhà máy nhiệt điện hoặc điện hạt nhân).

Nhà máy thủy điện tích năng làm việc nhƣ acquy, trữ khổng lồ bằng cách tích và xả năng lƣợng theo nhu cầu hệ thống điện.

Một ƣu điểm của thủy điện là có thể khởi động và phát đến công suất tối đa chỉ trong vòng vài phút, trong khi nhiệt điện (trừ tua bin khí - gas turbine) phải mất vài giờ hay nhiều hơn trong trường hợp điện nguyên tử. Do đó, thủy điện thường dùng để đáp ứng phần đỉnh là phần có yêu cầu cao về tính linh hoạt mang tải.

* Góp phần vào phát triển bền vững: Về khía cạnh bền vững, thuỷ năng

có tiềm năng rất lớn về bảo tồn hệ sinh thái, cải thiện khả năng kinh tế và tăng cường sự công bằng xã hội.

* Tác động đến môi trường

Lƣợng khí nhà kính mà thuỷ điện thải ra nhỏ hơn 10 lần so với các nhà máy tua bin khí chu trình hỗn hợp và nhỏ hơn 25 lần so với các nhà máy nhiệt điện than. Nếu tiềm năng thuỷ năng thực tế còn lại mà đƣợc sử dụng thay cho các nhà máy nhiệt điện đốt nhiên liệu hoá thạch thì hằng năm còn có thể tránh được 7 tỷ tấn khí thải nữa. Điều này tương đương với việc mỗi năm tránh được 1/3 các chất khí do con người thải ra hiện nay, hoặc ba lần các khí thải của xe hơi trên hành tinh.

Khi xây dựng nhà máy, làm phát sinh ra chất thải rắn, nước thải sinh hoạt và chất thải sản xuất, nhƣng giai đoạn này là ngắn nên lƣợng phát sinh chất thải ảnh hưởng đến môi trường là nhỏ.

Mặt khác, khi đi vào hoạt động nhà máy ngăn đập làm thay đổi hệ sinh thái, thay đổi dòng chảy của suối. Cùng với sự gia tăng khí thải, chất thải rắn khi nhà máy hoạt động làm tác động lên môi trường xung quanh.

* Sử dụng nước đa mục tiêu

Thuỷ điện không tiêu thụ lượng nước mà nó đã dùng để phát điện, mà xả lại nguồn nước quan trọng này để sử dụng vào những việc khác.

Hơn nữa, các dự án thuỷ điện còn sử dụng nước đa mục tiêu. Trên thực tế, hầu hết các đập và hồ chứa đều có nhiều chức năng như: cung cấp nước cho sản xuất lương thực. Hồ chứa còn có thể cải thiện các điều kiện nuôi trồng thủy sản và vận tải thủy.

Tuy nhiên, lợi ích cục bộ của một nhà máy thủy điện đôi lúc mâu thuẫn với chức năng căn bản của một hồ chứa.

* Góp phần phát triển cơ sở hạ tầng

Ngoài ra, thu nhập nhờ bán điện còn cho phép tài trợ cho các nhu cầu hạ

tầng cơ sở cơ bản khác, cũng như để xoá đói giảm nghèo cho những người dân bị ảnh hưởng bởi việc xây dựng thuỷ điện, và cộng đồng dân cư nói chung.

* Cải thiện công bằng xã hội

Thuỷ điện có tiềm năng rất lớn trong việc cải thiện công bằng xã hội trong suốt thời gian dự án đƣợc triển khai và quản lý theo cách thức đẩy mạnh sự công bằng giữa các thế hệ hiện tại và tương lai, giữa các cộng đồng bản địa và trong khu vực, giữa các nhóm bị thiệt hại và toàn xã hội nói chung.

Do chi phí đầu tƣ ban đầu cao cho các nhà máy thủy điện đã đƣợc các thế hệ hiện tại trang trải, nên các thế hệ tương lai sẽ nhận được nguồn điện trong thời gian dài với chi phí bảo trì rất thấp.

Doanh thu của các nhà máy thủy điện Đông Khùa thường "gánh thêm"

phần chí phí cho các ngành sử dụng nước khác như: nước sinh hoạt, tưới và chống lũ, do vậy nó trở thành công cụ để chia sẻ nguồn tài nguyên chung một cách công bằng.

Các dự án thuỷ điện còn có thể là một công cụ để thúc đẩy sự công bằng giữa các nhóm người bị thiệt hại và toàn xã hội nói chung, khi thực hiện cả những chương trình di dân và tái định cư được quản lý tốt dẫn đến một sự chia sẻ lợi nhuận để bảo đảm rằng những người bị thiệt hại sẽ có cuộc sống tốt hơn sau khi dự án hoàn thành so với trước kia.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ đánh giá tác động môi trường của thủy điện đông khùa sau 3 năm hoạt động (2016 2018) tại tỉnh sơn la (Trang 87 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)