Phần II NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
1.1. T ỔNG QUAN VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
1.3.7. Các phương pháp tính giá thành sản phẩm
Phương pháp tính giá thành là một hoặc một hệ thống các phương pháp được sử dụng để tính tổng giá thành và giá thành của đơn vị sản phẩm, nó gồm các kỹ thuật tính toán chi phí cho từng đối tượng tính giá thành.
Căn cứ vào đặc điểm sản xuất của doanh nghiệp, chủng loại và đặc điểm của sản phẩm, yêu cầu quản lý, trìnhđộ và phương diện của kế toán… từng doanh nghiệp lựa chọn phương pháp tính giá thành thích hợp.
a.Phương pháp giản đơn (phương pháp trực tiếp)
Thường áp dụng cho những DN thuộc loại hình sản xuất giản đơn, mặt hàng sản xuất ít, khối lượng sản xuất nhiều, chu kỳ sản xuất ngắn, không có hoặc có ít sản phẩm dở dang và mức sản phẩm dở dang đều ở giữa các tháng. Đối tượng tập hợp chi phí được chọn trùng với đối tượng tính giá thành.
Quá trình tính giá thành như sau:
Tổng giá thành thực tế sản
phẩm
=
Chi phí sản xuất
DDĐK +
Chi phí sản xuất
PSTK -
Chi phí sản xuất
DDCK -
Giá trị khoản điều chỉnh giảm
giá thành Giá thành thực tế đơn vị
sản phẩm = Tổng giá thành thực tế sản phẩm Số lượng sản phẩm hoàn thành
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ
b.Phương pháp hệ số
Ap dụng trong trường hợp trên cùng một quy trình công nghệ sản xuất sử dụng cùng một loại vật tư, lao động, máy móc, thiết bị sản xuất tạo ra nhiều loại SP khác nhau và giữa các sản phẩm có quan hệ tỷ lệ (có thể quy đổi ra tương ứng).
Đối tượng tập hợp CPSX là từng nhóm SP, toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất, phân xưởng…Đối tượng tính giá thành là từng SP trong nhóm hoặc của quy trình sản xuất.
c.Phương pháp tỷ lệ
Phương pháp này được áp dụng trong trườnghợp trên cùng một quy trình công nghệ sản xuất ra một nhóm sản phẩm cùng loại khác nhau về phẩm cấp, quy cách. Chi phí các sản phẩm này không thể quy đổi theo hệ số..
Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng nhóm sản phẩm, toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất, phân xưởng…Đối tượng tính giá thành là từngquy cách sản phẩm trong nhóm hoặccủa quy trình sản xuất.
d.Phương pháp tính giá thành theo định mức:
Ap dụng cho những DN đã xác lập được hệ thống định mức về CP NVL, CP NC cũng như có dự toán vềCP phục vụ và quản lý sản xuất cho từng loại SP được sản xuất ra. Nói cách khác, phương pháp này áp dụng đối với nhữngDN có quy trình công nghệ sản xuất ổn định, cố hệ thống các định mức, dự toán chi phí hợp lý, việc tính giá thành theo phương pháp định mức có tác dụng lớn trong việc kiểm tra tình hình thực hiện chi phí sản xuât, sử dụng tiếtkiệm hợp lý chi phí sản xuất để hạ giá thành SP và giảm khối lượng ghi chép tính toán của kế toán.
e.Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng:
Phương pháp này áp dụng để tính giá thành sản phẩm được sản xuất theo đơn đặt hàng. Đối tượng tập hợp chi phí là từng đơn đạt hàng và đối tượng tính giá thành là sản phẩm của các đơn đặt hàng đã hoàn thành. Do đặc điểm của phương pháp là tính giá thành riêng biệt từng đơn đặt hàng nên việc tổ chức công tác kế toán phải chi tiết theo từng đơn đặt hàng, chỉ khi nào đơn đặt hàng hoàn thành thì mới được tính giá
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ
thành nên không phù hợp với kỳ báo cáo.
f.Phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phụ
Phương pháp này áp dụng cho những quy trình công nghệ vừa thu được sản phẩm chính vừa thu được sản phẩm phụ. Tuy nhiên khi tính tổng giá thành của một hay một nhóm sản phẩm chính cần loại trừ giá trị của sản phẩm phụ.
g.Phương pháp tính giá thành theo quy trình sản xuất
Phương pháp này áp dụng cho những doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp, sản phẩm trải qua nhiều giai đoạn chế biến kế tiếp nhau. Bán thành phẩm giai đoạn trước là đối tượng chê biến ở giai đoạn sau đến bước cuối cùng tạo thành phẩm. Phương pháp này có hai cách:
- Phương pháp kết chuyển song song.
- Phương pháp kết chuyển tuần tự theo từng khoảnmục.
Việc tính giá thành sản phẩm trong từng doanh nghiệp cụ thể, tùy thuộc vào đối tượng hạch toán chi phí và đối tượng giá thành mà có thể áp dụng một hoặc một số phương pháp với nhau.
Tóm tắt chương 1:
Chương 1 đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận liên quan đến kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất như: khái niệm, phân loại, kế toán về tập hợp chi phí sản xuất, …Đây sẽ là những tiền để, cơ sở để phần thực trạng có hướng đi đúng đắn.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ