PHẦN II NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG NGÂN QUỸ
2.1. Khái quát về ngân hàng TMCP Ngoại thương – chi nhánh Huế
2.1.4. Tình hình tổ chức công tác kế toán tại Ngân hàng
- Trưởng phòng kế toán: phụ trách chung và điều hành công tác kế toán tại chi nhánh, phụ trách trực tiếp công tác kế toán tài chính của chi nhánh và chịu trách nhiệm báo cáo trực tiếp cho Ban Giám đốc.
- Phó phòng kế toán: cùng với Trưởng phòng kế toán xây dựng tổ chức công tác kế toán tại chi nhánh, chỉ đạo về mặt nghiệp vụ và giám sát kiểm tra công tác của các kế toán viên.
- Kiểm soát viên: kiểm soát toàn bộ tài khoản GL của chi nhánh.
- Kế toán chi tiêu nội bộ, thuế: thực hiện và theo dõi hạch toán các nghiệp vụ chi phí phát sinh trong nội bộ chi nhánh và phụ trách phần hành thuế và các khoản phải nộp cho Nhà nước.
- Kế toán vật liệu ấn chỉ: theo dõi và hạch toán quá trình tăng, giảm của các giấy tờ có giá, giấy tờ coi như có giá và các ấn chỉ quan trọng.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ
Sơ đồ tổchức kế toán:
Sơ đồ 2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán
Ghi chú: Mối quan hệ chỉ đạo chức năng Mối quan hệ chỉ đạo nghiệp vụ
- Kế toán công cụ, TSCĐ, xây dựng cơ bản: theo dõi và hạch toán quá trình tăng, giảm của các TSCĐ trong đơn vị.
- Kế toán tiền vay: hạch toán nghiệp vụ cho vay và rút vốn vay của KH, theo dõi tình hình cho vay và thu nợ tại chi nhánh.
- Quản lý tài khoản KH: quản lý tài khoản KH một cách chi tiết theo từng loại nghiệp vụ khác nhau như: vay vốn, tiền gửi, số dư,...
- Bộ phận thanh toán liên ngân hàng: có nhiệm vụ theo dõi, hạch toán việc thanh toán giữa chi nhánh với các chi nhánh khác trên cùng hệ thống ngân hàng TMCP Ngoại thương, với các NHTM khác và NHNN.
- Kế toán nhật kýchứng từ: kiểm soát sau chứng từ của chi nhánh, thực hiện hạch toán các nghiệp vụ xảy ra theo hình thức nhật ký chứng từ.
Phó phòng
KSV
Kế toán chi tiêu nội bộ, thuế
Kế toán
vật liệu
Bộ phận thanh toán
liên ngân hàng Quản
lý TK KH Kế toán
công cụ, TSCĐ Kế
toán tiền vay
Kế toán nhật ký chứng
từ Trưởng phòng
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ
2.1.4.2. Chế độ kế toán áp dụng
Chế độ chứng từ sử dụng:
Hệ thống chứng từ sử dụng trong thanh toán của ngân hàng TMCP Ngoại thương –chi nhánh Huế rất đa dạng nhưng có thể phân thành 2 loại chủ yếu sau:
- Chứng từ tiền mặt, gồm có: Giấy rút tiền, Money Gram, Yêu cầu đổi tiền, Phiếu hạch toán, Yêu cầu gửi tiền, Yêu cầu rút tiền, Séc tiền mặt, Bảng kê các loại tiền.
- Chứng từ chuyển khoản, gồm có: Bảng kê nộp Séc, Uỷ nhiệm chi, Lệch chuyển tiền, Yêu cầu điều chuyển quỹ, Giấy đề nghị nhượng Séc, Giấy yêu cầu rút thẻ, Giấy báo Có, Giấy báo Nợ.
Hệ thống tài khoản:
Mỗi hệ thống ngân hàng khác nhau sẽ tổ chức hệ thống số hiệu tài khoản sử dụng khác nhau dựa trên cơ sở quy định chung của NHNN tại các văn bản hiệu lực sao cho phù hợp với ngân hàng mình. Tại ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, hệ thống tài khoản kế toán được tổ chức gồm 6 loại như sau:
- Loại 1: Tài sản Có - Loại 2: Tài sản Nợ
- Loại 3:Vốn và các quỹ của Ngân hàng TMCP Ngoại thương - Loại 4: Thu nhập
- Loại 5: Chi phí
- Loại 8: Tài khoản ngoại bảng
Hình thức sổ kế toán:
Hiện tại ngân hàng TMCP Ngoại thương – chi nhánh Huế đang sử dụng phần mềm kế toán máy Mozaic & Hots được lập trình dựa trên hình thức Nhật ký chứng từ.
Hình thức kế toán này giúp đơn vị có thể phân chia công việc cho những người phụ trách các phần hành kế toán khác nhau, tạo ra sự quản lý chặt chẽ và kịp thời trong từng khâu hoạt động của chi nhánh. Song song với phần mềm Mozaic & Hot, để quản lý thông tin của KH thì các kế toán viên của ngân hàng còn sử dụng phần mềm thông tin để lưu trữ, quản lý thông tin của tất cả KH.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ