Đặc điểm của lao động vùng nông thôn

Một phần của tài liệu Việc làm cho người lao động vùng nông thôn ở thành phố đồng hới, tỉnh quảng bình (Trang 26 - 31)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG VÙNG NÔNG THÔN Ở THÀNH PHỐ

1.2. Đặc điểm của lao động vùng nông thôn

Lao động vùng nông thôn là những người thuộc lực lượng lao động và hoạt động trong hệ thống kinh tế nông thôn. Lao động ở nông thôn bao gồm: lao động trong các ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ… ở nông thôn.

Đặc điểm của lao động ở nông thôn:

1.2.1. Lao động vùng nông thôn chiếm số lượng và tỷ trọng lớn

Do dân số nước ta phần lớn sống ở nông thôn nên lực lượng lao động nông thôn khá đông. Theo Tổng cục thống kê năm 2012 thì trong số trên 50 triệu lao động cả nước, vùng nông thôn chiếm trên 36 triệu lao động tương đương với gần 70%. Lao động vùng nông thôn giai đoạn 2008-2010 giảm từ 72,9% xuống còn 69,8%. Nguyên nhân là do sự phát triển kinh tế xã hội cùng với quá trình đô thị hóa nhanh. Mặc dù vậy, nhưng lực lượng lao động vùng nông thôn Việt Nam vẫn chiếm số lượng khá lớn. Cho thấy tiềm năng lao động nông thôn nước ta rất to lớn và dồi dào (bảng 1.1).

Do đó việc huy động và sử dụng đầy đủ nguồn lao động này có ý nghĩa rất quan trọng, đòi hỏi phải có biện pháp tổ chức quản lý lao động tốt để tăng cường lực lượng lao động cho sản xuất nông nghiệp.

Bảng 1.1. Quy mô và tỷ lệ lao động vùng nông thôn Việt Nam từ năm 2008-2012

Năm Tổng số lao động cả nước (nghìn người)

Lao động vùng nông thôn (nghìn người)

Cơ cấu lao động nông thôn (%)

2008 46.460,8 33.961,8 72,9

2009 47.743,6 35.119,1 73,5

2010 49.048,5 35.517,1 72,4

2011 50.352,0 35.619,5 70,7

2012 51.699,0 36.124,7 69,8

Nguồn: Niên giám thống kê năm 2013

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

1.2.2. Lao động vùng nông thôn mang tính chất thời vụ cao

Sản xuất nông nghiệp luôn chịu tác động và bị chi phối mạnh mẽ bởi các quy luật sinh học, các điều kiện tự nhiên của từng vùng như: khí hậu, đất đai... Có những thời điểm trong năm công việc của người dân nông thôn rất căng thẳng thậm chí họ không làm hết việc nhưng có những thời điểm hầu như họ không có việc làm. Đó là thời gian chuyển giao giữa các vụ mùa hoặc khoảng thời gian người lao động buộc phải ngưng tất cả mọi công việc do thời tiết không thuận lợi, không thể canh tác được.

Do đó, quá trình sản xuất mang tính thời vụ cao, thu hút lao động không đồng đều. Chính vì tính chất này đã làm cho việc sử dụng lao động ở các vùng nông thôn trở nên phức tạp hơn.

1.2.3. Lực lượng lao động vùng nông thôn phân bố không đều giữa các ngành kinh tế

Thực tế cho thấy cơ cấu lực lượng lao động ở nông thôn hiện nay phân bố chưa hợp lý. Hơn 50% lao động có việc làm là tập trung chủ yếu ở khu vực sản xuất nông - lâm - ngư (bảng 1.2). Đây là loại hình việc làm đặc trưng cho vùng nông thôn. Trong khi lao động công nghiệp và xây dựng của cả nước chỉ có khoảng 20%, dịch vụ phi nông nghiệp ở nông thôn còn quá mỏng, trình độ xã hội hóa và phân công lao động còn rất lạc hậu. Vì vậy, vấn đề cấp thiết đã và đang đặt ra là thúc đẩy nhanh chóng quá trình phân công lại lao động theo hướng phát triển công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn.

Bảng 1.2. Tỷ lệ cơ cấu lao động của các ngành kinh tế Việt Nam từ năm 2008 - 2012

Đơn vị tính: % Năm Nông, lâm, thủy sản Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ

2008 52,3 19,3 28,4

2009 51,5 20,0 28,4

2010 49,5 21,0 29,5

2011 48,4 21,3 30,3

2012 47,4 21,2 31,4

Nguồn: Niên giám thống kê năm 2013

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Nguồn lao động ở nông thôn phân bố giữa các vùng cũng chưa hợp lý. Do nông nghiệp chủ yếu thiên về trồng trọt nên phần lớn lực lượng lao động tập trung ở những nơi có điều kiện tự nhiên thuận lợi. Vì vậy, ở khu vực đồng bằng đất chật người đông bị thiếu việc làm, trong khi khu vực rừng núi có diện tích đất đai rộng lớn nhưng cư dân thưa thớt, không đủ lao động và tư liệu sản xuất, đòi hỏi phải phân bố lại một cách hợp lý giữa các vùng, tạo điều kiện thuận lợi đẩy nhanh nhịp độ phát triển kinh tế- xã hội. Vì vậy, bên cạnh dòng di dân có tổ chức, thực tế thời gian qua ở Việt Nam đã xuất hiện ngày càng tăng dòng di cư tự do lúc lẻ tẻ, khi ồ ạt. Xu hướng chung là chuyển dịch dân số lao động đến những nơi có điều kiện sản xuất thuận lợi hơn. Do vậy, nếu được tổ chức và hỗ trợ, sự chuyển dịch này không những đóng góp tích cực làm giảm sức ép dư thừa của lao động cho nơi đi, tăng nguồn lao động để khai khác tiềm năng kinh tế cho nơi đến mà còn làm tăng của cải xã hội, mở mang dân trí cho nhân dân địa phương. Ngược lại, nếu không giải quyết tốt thì sự mất cân đối đó vẫn tiếp tục kìm hãm sự phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn.

1.2.4. Lao động vùng nông thôn đa dạng, ít chuyên sâu, trình độ thấp

Sản xuất nông nghiệp gồm các khâu với các tính chất khác nhau. Hơn nữa, việc áp dụng máy móc thiết bị vào sản xuất còn thấp vì thế mà sản xuất nông nghiệp chỉ đòi hỏi về sức khỏe, sự lành nghề và kinh nghiệm. Mỗi lao động có thể đảm nhận nhiều công việc khác nhau nên lao động nông nghiệp ít chuyên sâu hơn so với lao động trong các ngành công nghiệp và một số ngành khác. Bên cạnh đó, phần lớn lao động nông nghiệp mang tính phổ thông, ít được đào tạo, sản xuất nông nghiệp chủ yếu phụ thuộc vào kinh nghiệm và sức khỏe, tổ chức lao động đơn giản, công cụ lao động cũng thô sơ, mang tính tự chế cao. Lực lượng lao động chuyên sâu, lành nghề, lao động chất xám không đáng kể, phân bố lao động không đồng đều, vì vậy mà hiệu suất lao động thấp, khó khăn trong việc tiếp thu công nghiệp hiện đại vào sản xuất.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Bảng 1.3. Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong nền kinh tế đã qua đào tạo phân theo thành thị, nông thôn ở Việt Nam

Đơn vị tính: %

Năm Cả nước Thành thị Nông thôn

2008 14,5 30,2 8,2

2009 14,8 32,0 8,7

2010 14,6 30,6 8,5

2011 15,4 30,9 9,0

2012 16,6 31,7 10,1

Nguồn: Niên giám thống kê 2013 Bảng 1.3 có thể thấy trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động nước ta nói chung và vùng nông thôn nói riêng còn thấp. Tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo của vùng nông thôn chỉ bằng 1/3 so với thành thị. Người lao động đang làm việc đã qua đào tạo có xu hướng tăng ở cả hai khu vực, tuy nhiên tốc độ tăng còn chậm.

Thể lực hạn chế do kinh tế kém phát triển, mức sống thấp. Điều này ảnh hưởng đến năng suất lao động và phát triển kinh tế.

Trình độ học vấn, khoa học kỹ thuật cũng như trình độ tiếp cận thị trường thấp. Đặc điểm này cũng ảnh hưởng đến khả năng tự tạo việc làm của lao động vùng nông thôn.

Lao động vùng nông thôn còn mang nặng tư tưởng và tâm lý tiểu nông, sản xuất nhỏ, ngại thay đổi nên thường bảo thủ và thiếu năng động.

Lao động vùng nông thôn có đặc điểm tăng nhanh, ít qua đào tạo nghề, đa dạng về lứa tuổi, sử dụng theo thời vụ, có nhiều cơ hội tìm việc nhưng tiền công lại rẽ, dịch chuyển lao động thường do mưu sinh.

Nghiên cứu và tìm hiểu đầy đủ các tính chất của lao động vùng nông thôn từ đó có thể tìm ra những biện pháp sử dụng tốt nhất nguồn lao động trong nông nghiệp nói riêng và nông thôn nói chung.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

1.2.5. Lao động vùng nông thôn chịu sự tác động của đời sống thành phố

Quá trình phát triển của thành phố luôn gắn với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa. Kinh tế chuyển dịch cơ cấu theo hướng giảm dần tỷ trọng giá trị nông, lâm, thủy sản trong tổng thu nhập quốc dân và tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp, xây dựng, dịch vụ. Trong nông nghiệp chuyển dịch theo hướng phát triển cây trồng vật nuôi có năng suất, chất lượng, hiệu quả cao hơn. Trong trồng trọt cây hoa màu, cây công nghiệp, cây ăn quả ngày càng tăng. Ở vùng nông thôn hình thành những khu công nghiệp, khu chế xuất, các trung tâm dịch vụ mới…nâng cao giá trị sử dụng đất đai, tạo ra những ngành nghề và việc làm mới, nâng cao giá trị lao động, tạo môi trường ứng dụng khoa học, công nghệ hiện đại.

Quá trình phát triển của thành phố sẽ kích thích và tạo cơ hội cho con người năng động, sáng tạo hơn trong việc tìm kiếm và lựa chọn các phương thức, hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh, vươn lên làm giàu chính đáng. Kinh tế phát triển, đời sống người lao động được cải thiện.

Cùng với sự vận động của quy luật kinh tế trong quá trình đô thị hóa đã tạo ra nhiều sự thay đổi trong cơ cấu nghề nghiệp. Vùng nông thôn ngày càng xuất hiện nhiều ngành nghề phi nông nghiệp hơn và sản phẩm sẽ phong phú hơn do nhu cầu thị trường ngày càng cao. Theo đó thị trường vốn, thị trường lao động vùng nông thôn sẽ sôi động hơn. Số hộ thuần nông sẽ giảm đi, số lao động làm công ăn lương tăng lên. Tuy nhiên mức thu nhập, tiền lương ở vùng nông thôn vẫn có chiều hướng thấp hơn khu vực thành thị. Trước đòi hỏi của tình hình mới, người lao động muốn có công việc tốt thì phải đáp ứng được đòi hỏi của nghề nghiệp mới đặt ra. Vì vậy nhu cầu của người lao động là nâng cao trình độ chuyên môn ngày càng tăng.

Ở thành phố người lao động có thu nhập, mức sống, trình độ văn hóa cao nên có điều kiện, khả năng, cơ hội tìm được công việc có mức lương cao hơn đáp ứng nhu cầu đời sống hiện đại.

Sự phát triển nhanh của nền kinh tế kéo theo cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng được đầu tư ngày càng hiện đại giúp cho con người có nhiều điều kiện để trao đổi thông tin, nâng cao trình độ tay nghề. Được hưởng chất lượng cuộc sống cao.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Đối với lao động nông nghiệp, sản xuất phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, đòi hỏi phải có sự hỗ trợ của khoa học kỹ thuật nhằm hạn chế các tác động tiêu cực của tự nhiên. Trên thực tế hiện nay các ngành nông nghiệp dần được cơ khí hóa, điện khí hóa. Quá trình đô thị hóa mặc dù quy mô sản xuất nông nghiệp giảm nhưng thành tựu về khoa học kỹ thuật lại được áp dụng rộng rãi góp phần nâng cao năng suất, trình độ lao động.

Một phần của tài liệu Việc làm cho người lao động vùng nông thôn ở thành phố đồng hới, tỉnh quảng bình (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)