Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Một phần của tài liệu Việc làm cho người lao động vùng nông thôn ở thành phố đồng hới, tỉnh quảng bình (Trang 92 - 96)

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG VÙNG NÔNG THÔN Ở THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI, TỈNH QUẢNG BÌNH

3.2. Những giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết việc làm cho người lao động vùng nông thôn ở thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình

3.2.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế căn cứ vào đặc điểm của từng vùng, phát huy lợi thế của từng địa phương. Đối với hai xã ven biển như Bảo Ninh và Quang Phú phát huy lợi thế kinh tế biển về khai thác và du lịch. Hiện nay đối với hai xã này người làm ruộng còn rất ít, 90% đã chuyển sang làm dịch vụ và nuôi trồng thủy hải sản. Chỉ còn xã Lộc Ninh, Đức Ninh, Nghĩa Ninh người lao động trong lĩnh vực thuần nông là khá lớn.

Nhưng xu hướng chung hiện nay là đất nông nghiệp ngày càng giảm, người lao động dần tìm kiếm việc làm mới chuyển sang hướng công nghiệp và dịch vụ.

Trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế của thành phố cần giải quyết tốt mối quan hệ biện chứng giữa cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động. Bởi lẽ, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế sẽ tác động tới chuyển dịch cơ cấu lao động và làm cho cơ cấu lao động thích nghi với cơ cấu kinh tế mới. Đồng thời nó cũng mở ra cơ hội việc làm cho người lao động, do đó có tác động giải quyết việc làm cho người lao động trong đó có lao động vùng nông thôn.

- Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp

Để phát triển kinh tế - xã hội vùng nông thôn, tạo nhiều việc làm, huy động hết tiềm năng nguồn lao động, kinh tế nông nghiệp nông thôn, cơ cấu kinh tế phải

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

được chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH ngành nông nghiệp trên cơ sở đảm bảo ổn định an ninh lương thực, đảm bảo sự phát triển ổn định kinh tế - xã hội nhằm mục tiêu nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực như lao động, vốn và đất đai, nâng cao thu nhập cho người lao động.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp phải gắn với nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước, sản phẩm sản xuất ra có sức cạnh tranh cao và có hiệu quả kinh tế cao; có mối quan hệ chặt chẽ giữa sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm; khai thác tốt tiềm năng và lợi thế của từng vùng cụ thể; kết hợp hài hoà lợi ích của người dân với các cơ sở chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

Muốn đạt được mục tiêu đó cần phải tiến hành đồng bộ các giải pháp sau:

Một là, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, đặc biệt coi trọng công tác tuyển chọn giống cây trồng, vật nuôi có năng suất và chất lượng phù hợp với vùng kinh tế. Thực hiện tốt công tác khuyến nông, khuyến lâm và khuyến ngư đến từng loại hình kinh tế. Có chính sách khuyến khích và hỗ trợ người lao động tích cực ứng dụng công nghệ mới trong sản xuất.

Hai là, tăng cường đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn tạo điều kiện thúc đẩy cho việc xây dựng, nâng cấp và mở rộng các cơ sở chế biến, phát triển vùng nguyên liệu.

Ba là, quy hoạch phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng chuyên canh nhằm phát huy được tiềm năng và lợi thế của từng địa phương, thuận lợi cho việc xây dựng các cơ sở chế biến.

Bốn là, xây dựng và nhân rộng các mô hình kinh tế trang trại sản xuất hàng hoá tập trung.

Năm là,tăng cường xúc tiến hoạt động thương mại, dịch vụ trong nông nghiệp nhằm hỗ trợ phục vụ sản xuất.

- Chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp

Chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp nhằm phát huy thế mạnh về nguồn lực lao động và tài nguyên trong tỉnh, phát triển công nghiệp chế biến thuỷ hải sản gắn với vùng nguyên liệu tập trung sẽ thúc đẩy sản xuất hàng hoá, tăng thêm giá trị và

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường trong và ngoài nước. Công nghiệp chế biến phát triển sẽ tạo điều kiện cho nông dân khai thác và sử dụng đất đai có hiệu quả, tạo thêm việc làm và tăng thu nhập cho người lao động.

Để thực hiện tốt các mục tiêu đó cần thực hiện các giải pháp sau:

Một là, có chính sách khuyến khích và thu hút đầu tư trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật, tạo môi trường thông thoáng, lành mạnh và cởi mở cho các nhà đầu tư yên tâm đầu tư trên địa bàn thành phố.

Hai là, phát triển những ngành mới có khả năng khai thác có hiệu quả các lợi thế và nguồn lực trong thành phố, đồng thời củng cố, phát triển và nâng cao năng lực, hiệu quả sản xuất, sức cạnh tranh của các cơ sở hiện có.

Ba là, đẩy mạnh và phát triển nhanh các ngành công nghiệp có lợi thế về nguyên liệu tại chỗ, có thị trường ổn định và có khả năng xuất khẩu, tăng nhanh giá trị sản phẩm nông nghiệp, thu hút nhiều lao động.

Bốn là, khôi phục và phát triển các làng nghề và các ngành nghề truyền thống, tăng thu nhập cho người dân, tăng việc làm cho người lao động.

- Chuyển dịch cơ cấu ngành dịch vụ

Dịch vụ là một trong những hoạt động kinh tế thu hút được nhiều thành phần kinh tế tham gia. Để góp phần vào việc thu hút lao động trong nông nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ thì ngành thương mại và dịch vụ ở Đồng Hới phải phát triển không chỉ tăng về quy mô mà còn phải nâng cao chất lượng dịch vụ.

Để chuyển dịch cơ cấu ngành dịch vụ đạt hiệu quả, cần thực hiện tốt một số vấn đề sau:

Thứ nhất, phát triển và nâng cao chất lượng phục vụ trong tất cả các ngành dịch vụ, cung cấp đầy đủ các loại hàng hoá và dịch vụ, quan tâm đến thị trường trong nước, hướng tới thị trường nước ngoài và đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá.

Thứ hai, khai thác có hiệu quả các trung tâm thương mại hiện có, làm hạt nhân mở rộng thị trường ở nông thôn, tạo điều kiện để nông dân có môi trường thuận lợi giao lưu hàng hoá và dịch vụ.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Thứ ba, phát huy lợi thế và khai thác có hiệu quả các khu du lịch, du lịch sinh thái, các khu di tích lịch sử, di tích văn hoá... Quy hoạch đất ở các xã, phường đặc biệt đất chưa sử dụng hoặc đất nông nghiệp xấu năng suất thấp cho phát triển thương mại dịch vụ để cho các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có nhu cầu thuê đất để kinh doanh dịch vụ đồng thời giao đất và cho thuê đất theo cơ chế có thu tiền sử dụng đất cho những hộ có đất nông nghiệp bị thu hồi theo quy định.

Thứ tư, thu hút lao động nông nghiệp sang lĩnh vực kinh doanh, dịch vụ đào tạo bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, viên chức trong các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế ngành thương mại dịch vụ.

Thứ năm, tập trung khai thác thế mạnh du lịch ven bãi biển Nhật Lệ, Bảo Ninh đầu tư xây dựng hệ thống khách sạn, nhà hàng chất lượng cao nhằm thu hút khách du lịch trong nước cũng như du khách quốc tế.

3.2.2. Phát triển cụm điểm công nghiệp, các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp - làng nghề

- Xây dựng cụm - điểm công nghiệp, phát triển cơ sở sản xuất đưa các cơ sở sản xuất ra khỏi khu đông dân cư để mở rộng sản xuất. Thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước. Thực hiện cách chính sách hỗ trợ về thông tin và pháp lý để tạo điều kiện thuận lợi nhất khi các doanh nghiệp đầu tư vốn vào sản xuất kinh doanh ở thành phố. Nâng cấp, phát triển mạnh hệ thống đường giao thông nông thôn theo quy hoạch của thành phố, tạo điều kiện cho phát triển công nghiệp - dịch vụ. Phát triển các nhóm ngành công nghiệp: cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến thủy hải sản, thực phẩm, đồ uống, chế biến lâm sản, đồ mộc…

- Tạo hành lang pháp lý cho các cụm công nghiệp sản xuất may tại khu công nghiệp Tây Bắc Đồng Hới và các dự án dày da nhằm thu hút lao động ngay tại địa phương.

- Hỗ trợ phát triển các cơ sở khai thác và chế biến vật liệu xây dựng ở các xã Nghĩa Ninh, Đức Ninh nhằm giải quyết nhiều việc làm cho người lao động. Hiện nay, ở Đồng Hới có 3 cụm công nghiệp đã được xây dựng từ năm 2004 với quy mô 39 ha đã đi vào hoạt động, các cụm công nghiệp được xây dựng ngay trên địa bàn của 3 xã đó là Thuận Đức, Bắc Nghĩa, Bảo Ninh.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

- Giải quyết việc làm cho lao động trên địa bàn thành phố, vấn đề phát triển các làng nghề, ngành nghề TTCN cần được quan tâm phát triển nhất. Việc phát triển các làng nghề, ngành nghề TTCN góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, nâng cao thu nhập cho người lao động. Ở Bảo Ninh có nghề làm nước mắm ngon nổi tiếng, nghề làm hương và nghề xây dựng ở Đức Ninh, nghề làm gốm ở Nghĩa Ninh…

- Điều tra nắm vững số lượng, chất lượng, phân bố làng nghề TTCN cho từng cụm công nghiệp.

- Định hướng phát triển ngành nghề có triển vọng, chuyển hướng sang ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất.

Một phần của tài liệu Việc làm cho người lao động vùng nông thôn ở thành phố đồng hới, tỉnh quảng bình (Trang 92 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)