CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG VÙNG NÔNG THÔN Ở THÀNH PHỐ
1.3. Một số loại hình việc làm chủ yếu và các nhân tố ảnh hưởng đến việc làm của lao đông vùng nông thôn
1.3.1. Một số loại hình việc làm chủ yếu ở nông thôn 1.3.1.1. Việc làm thuần nông
Việc làm thuần nông là những việc làm đặc trưng và mang tính phổ biến của vùng nông thôn. Ở Việt Nam, việc làm thuần nông là những hoạt động lao động trong lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi. Trải qua nhiều năm phát triển, trồng trọt và chăn nuôi vẫn là công việc chính của nhà nông. Thế mạnh của lĩnh vực này là người lao động được kế thừa kinh nghiệm sản xuất của ông cha ta từ ngàn xưa để lại.
Người lao động ở nông thôn lớn lên đã theo cha, mẹ ra đồng làm việc nên họ thường quan niệm rằng không cân phải qua trường lớp đào tạo. Kiến thức nghề nông được tích luỹ dần trong quá trình lao động tham gia sản xuất với tư cách là người lao động phụ của gia đình. Loại công việc này còn nhiều hạn chế:
Thứ nhất, sản xuất theo mùa vụ, năm này theo năm khác, lặp đi lặp lại nên người lao động chỉ làm việc theo kinh nghiệm, ít cải tiến, ít sáng tạo, dẫn đến năng suất và hiệu quả không cao, làm cho tiến trình phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn phát triển chậm chạp.
Thứ hai, loại công việc này có tính chất mùa vụ vì thế lao động ở nông thôn sẽ thiếu việc làm trong những lúc nông nhàn. Mặt khác, cùng với quá trình đô thị hoá, đất nông nghiệp bị chuyển đổi mục đích sử dụng đã làm cho người nông dân bị mất tư liệu sản xuất; với trình độ học vấn và tay nghề thấp người nông dân sẽ gặp khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm.
Như vậy, trong quá trình CNH, HĐH, người lao động làm việc trong lĩnh vực thuần nông là những người có nguy cơ thiếu việc làm và bị thất nghiệp cao nhất.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
1.3.1.2. Việc làm phi nông nghiệp
Là lĩnh vực rộng lớn, bao gồm tất cả các ngành nghề ngoài nông nghiệp ở nông thôn. Cùng với sự hình thành và phát triển của cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, các loại ngành nghề ở nông thôn đã phát triển phong phú, đa dạng về việc làm. Hiện nay, có nhiều loại hình việc làm ngoài nông nghiệp ra đời và phát triển mạnh mẽ. Bên cạnh sự phát triển của các làng nghề truyền thống như sản xuất đồ gỗ, gốm sứ, thêu ren, đồ thủ công mỹ nghệ... nhiều ngành nghề chế biến nông, lâm, thuỷ sản lại xuất hiện thêm nghề mới như: sấy thóc (bảo quản sau thu hoạch), sơ chế và chế biến các loại cà phê, hạt tiêu, hạt điều, vải quả, các loại rau, quả, thuỷ sản. Hoạt động gia công cơ khí phục vụ sửa chữa đồ gia dụng, nông cụ, máy móc nông nghiệp. Đặc biệt cùng với sự phát triển của kinh tế hàng hoá, dịch vụ ở nông thôn đã phát triển tương đối mạnh. Nhiều loại hình dịch vụ phục vụ đời sống trước đây chỉ có ở thành thị thì nay đã có ở nông thôn như: dịch vụ vệ sinh nông thôn, dịch vụ cung cấp nước sạch, giúp việc gia đình, buôn bán chạy chợ... Tất cả những biến đổi đó đã tạo ra nhiều loại hình việc làm phong phú, đa dạng thị trường việc làm cho người lao động ở vùng nông thôn.
So với việc làm thuần nông thì việc làm phi nông nghiệp có những mặt tích cực:
Thứ nhất, việc làm phi nông nghiệp thường đưa lại thu nhập cao và ổn định cho người lao động. Không phụ thuộc vào điều kiện thời tiết nên người lao động chủ động trong công việc.
Thứ hai, đây là loại việc làm có khả năng thu hút thêm lao động nông nhàn ở nông thôn, góp phần sử dụng hợp lý nguồn lao động, tận dụng được tối đa sức lao động của xã hội. Ngoài ra, sự phát triển của nó lại nảy sinh những ngành nghề mới những hoạt động dịch vụ liên quan tạo thêm nhiều chỗ làm ổn định cho người lao động. Điều này đóng góp rất lớn vào việc giảm bớt áp lực việc làm cho lao động vùng nông thôn.
Thứ ba, góp phần quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động vùng nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
1.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc làm của lao động vùng nông thôn.
1.3.2.1. Tài nguyên thiên nhiên
Để giải quyết việc làm phải có tư liệu sản xuất. Tư liệu sản xuất trong sản xuất nông nghiệp hay nông thôn là đất đai, rừng, biển, sông ngòi, nguồn nước, khoáng sản, vốn, máy móc, kết cấu hạ tầng kỹ thuật, công nghệ là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến việc làm cho lao động vùng nông thôn.
Đất đai là cơ sở tự nhiên, là tiền đề đầu tiên của mọi quá trình sản xuất. Nó tham gia vào mọi quá trình sản xuất của xã hội nhưng tùy thuộc vào từng ngành nghề cụ thể mà vai trò của đất đai có sự khác nhau. Trong nông nghiệp, ruộng đất không chỉ là yếu tố thông thường mà còn là yếu tố tích cực của sản xuất, là tư liệu chủ yếu không thể thiếu, không thể thay thế được. Bởi vì, đất đai trong nông nghiệp có đặc điểm tùy thuộc vào điều kiện địa hình và trình độ kỹ thuật phát triển của từng vùng, từng địa phương.
Ruộng đất có vị trí cố định và chất lượng không đồng đều, nó khác tư liệu sản xuất khác là không bị hao mòn, không bị đào thải khỏi quá trình sản xuất nếu sử dụng hợp lý như ông cha ta đã từng nói “tấc đất tấc vàng”. Như vậy, ruộng đất có ý nghĩa to lớn trong sản xuất nông nghiệp. Mỗi một vùng có vị trí địa lý khác nhau.
Do đó, để giải quyết việc làm cho người lao động vùng nông thôn thì Đảng và Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ, khuyến khích họ đồng thời đưa ra những giải pháp tăng sức sản xuất của ruộng đất, làm tăng số lần quay vòng của đất.
Vốn đầu tư và khoa học công nghệ. Vốn trong sản xuất nông nghiệp, nông thôn là biểu hiện bằng tiền của tư liệu lao động và đối tượng lao động được sử dụng vào sản xuất nông nghiệp hay các lĩnh vực khác ở nông thôn. Đối với nông nghiệp, hoạt động sản xuất còn lệ thuộc vào điều kiện tự nhiên nên việc sử dụng vốn còn gặp nhiều rủi ro làm tổn thất hoặc giảm hiệu quả sử dụng vốn. Đối với người nông dân đặc biệt là những người nông dân nghèo thì vốn là yếu tố quan trọng và cần thiết để tiến hành sản xuất. Do đó để tạo cơ hội cho người dân có công ăn việc làm Nhà nước nên có chính sách cụ thể để hỗ trợ cho họ. Nguồn vốn được huy động thông qua các quỷ, từ trợ cấp, các tổ chức tín dụng.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
1.3.2.2. Dân số và lao động
Dân số, lao động, việc làm và nguồn nhân lực là yếu tố quyết định sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tăng trưởng dân số với tốc độ và quy mô hợp lý là nguồn cung cấp nhân lực vô giá. Tuy nhiên, nếu dân số phát triển quá nhanh, quy mô phát triển lớn, vượt quá khả năng đáp ứng và yêu cầu của xã hội thì tăng dân số nhanh không phải yếu tố tích cực mà lại là gánh nặng cho nền kinh tế. Thực tế ở Việt Nam cho thấy rất rõ, quy mô dân số cao (xếp thứ 13 trên thế giới, trong khi diện tích đứng thứ 65 trên thế giới), tốc độ tăng dân số lớn, dẫn đến quy mô lực lượng lao động lớn, cơ cấu lực lượng lao động trẻ. Điều này tăng sức ép về giải quyết việc làm.
Quá trình đô thị hóa gây ra hệ quả trực tiếp đến vấn đề việc làm, để có thu hút hết lao động này cần phải nhanh chóng tạo ra một số lượng lớn chỗ làm việc. Một vấn đề khác là chất lượng của số lao động này về học vấn, đào tạo, trình độ nghề nghiệp không đáp ứng với yêu cầu công việc trong đô thị. Do đó tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm sẽ tăng lên.
Một thực tế cho thấy là quá trình tăng dân số nhanh còn thể hiện ở hiện tượng
“già hóa” và “nữ hóa” trong lao động vùng nông nghiệp. Nội dung cơ bản của hiện tượng này là việc đại bộ phận lao động trẻ, lao động nam thanh niên di cư ra các khu đô thị, các khu công nghiệp để tham gia vào các nhà máy xí nghiệp. Hậu quả là ở nông thôn làm việc trên các cánh đồng phần lớn là những người già, phụ nữ và trẻ em. Đây là một thực tế đáng báo động trong việc mất cân đối trong công tác tạo việc làm cho lao động vùng nông thôn ở Việt Nam hiện nay.
1.3.2.3. Giáo dục - Đào tạo và y tế
Giáo dục - Đào tạo và y tế có ảnh hưởng lớn đến chất lượng lực lượng lao động và cơ cấu của lực lượng lao động theo trình độ, ngành nghề và do đó nó ảnh hưởng đến giải quyết việc làm.
Giáo dục - Đào tạo tốt sẽ tạo ra lực lượng lao động có học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, có phẩm chất đạo đức, tác phong tốt, có cơ cấu theo trình độ và ngành nghề phù hợp với cầu lao động. Điều đó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho giải quyết việc làm. Ngược lại, khi giáo dục - đào tạo không tốt, chất lượng của lực
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
lượng lao động thấp, không đáp ứng được nhu cầu thị trường do đó gây cản trở cho giải quyết việc làm.
Thực tế cho thấy rõ điều này, do chương trình nội dung còn nặng về lý thuyết, nhẹ thực hành nên học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường kỹ thuật dạy nghề không làm được việc ngay. Nhiều doanh nghiệp thừa nhận rằng họ phải đào tạo lại từ khoảng 6 tháng đến 1 năm số lao động này mới đảm nhận được công việc.
Cũng như giáo dục - đào tạo, y tế cũng có ảnh hưởng đến chất lượng của lực lượng lao động. Vấn đề y tế có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người lao động, nếu công tác phòng, điều trị bệnh của một số địa phương tốt, chứng tỏ rằng công tác y tế được quan tâm đảm bảo. Chính điều này, góp phần tạo nên một lực lượng lao động có sức khỏe, thể lực tốt, có nhiều cơ hội trong tìm kiếm cũng như tạo việc làm cho mình.
1.3.3. Chính sách vĩ mô của Đảng và Nhà nước
Để giải quyết việc làm cho người lao động, vấn đề quan trọng là nhà nước phải tạo các điều kiện và môi trường thuận lợi cho việc kết hợp tư liệu sản xuất và sức lao động, có thể đưa ra các nhóm chính sách sau:
• Chính sách khuyến khích phát triển các ngành, lĩnh vực, hình thức, vùng, miền có khả năng thu hút nhiều lao động như: Chính sách phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, chính sách phát triển khu vực kinh tế không chính thức, chính sách di dân và phát triển vùng kinh tế mới, chính sách đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài, chính sách khôi phục và phát triển làng nghề…
• Các chính sách liên quan đến những vấn đề thuộc về tổ chức sản xuất, kinh doanh như: vốn, lựa chọn và chuyển giao công nghệ, xây dựng cơ sở hạ tầng, thị trường tiêu thụ sản phẩm…
•Các chính sách tạo việc làm cho các đối tượng là người có công như:thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, đối tượng yếu thế như người nghèo, người tàn tật…
Trong sự nghiệp lãnh đạo đất nước, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn coi trọng yếu tố con người bởi vì con người vừa là trung tâm, vừa là mục tiêu, vừa là động
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
lực của sự phát triển. Vì vậy, vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động luôn là một trong những chỉ tiêu định hướng cho sự phát triển kinh tế - xã hội.
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X năm 2006 của Đảng đã nêu:
“Khuyến khích người lao động tự tạo việc làm, phát triển nhanh các loại hình doanh nghiệp để thu hút nhiều lao động. Chú trọng đào tạo nghề, tạo việc làm cho nông dân, nhất là những nơi đất nông nghiệp bị chuyển đổi do đô thị hoá và công nghiệp. Phát triển các dịch vụ phục vụ đời sống của người lao động ở các khu công nghiệp. Tiếp tục thực hiện chương trình xuất khẩu lao động, tăng tỷ lệ lao động xuất khẩu đã qua đào tạo, quản lý chặt chẽ và bảo vệ quyền lợi chính đáng của người lao động” [9, tr 190].
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI năm 2011, Đảng ta tiếp tục đưa ra những quan điểm chỉ đạo đối với vấn đề nông nghiệp, nông thôn. Đại hội XI đã khẳng định những thành tựu trong phát triển kinh tế - xã hội nói chung, những kết quả đạt được của nông nghiệp, nông dân, nông thôn nói riêng và nhấn mạnh: “Sự phát triển ổn định trong ngành nông nghiệp, nhất là sản xuất lương thực đã đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Kinh tế nông thôn và đời sống nông dân được cải thiện hơn trước. Việc tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, đầu tư, phát triển giống mới có năng suất, chất lượng cao, phát triển các cụm công nghiệp, làng nghề, tiểu thủ công nghiệp…đã có tác động tích cực đến việc sản xuất, tạo việc làm và xóa đói, giảm nghèo”[11, tr 66].
Có thể khẳng định rằng, thành tựu trong nông nghiệp, nông dân, nông thôn không chỉ góp phần quan trọng vào việc ổn định chính trị - xã hội nông thôn và nâng cao đời sống nông dân trên phạm vi cả nước, mà còn ngày càng tạo thêm những tiền đề vật chất cần thiết, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Tại nghị quyết Trung ương 7 (khóa X), Nghị Quyết Đại hội XI của Đảng đặt chỉ tiêu trong 5 năm (giai đoạn 2011 - 2015): “phấn đấu giá trị gia tăng nông nghiệp bình quân 5 năm đạt 2.6 - 3%/ năm. Tỷ trọng lao động nông nghiệp năm 2015 chiếm 40 - 41% lao động xã hội. Thu nhập của người dân nông thôn tăng 1.8 - 2 lần so với năm 2010”.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Những quan điểm về vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng là sự khẳng định, bổ sung và tiếp tục phát triển chủ trương, đường lối lãnh đạo đối với nông nghiệp, nông dân, nông thôn được đặt ra từ Nghị Quyết Trung ương 7 khóa X của Đảng. Quán triệt sâu sắc và vận dụng hiệu quả những quan điểm chỉ đạo của Đảng là cơ sở vững chắc để nông nghiệp, nông dân, nông thôn nước ta có những bước phát triển mới.