CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG VÙNG NÔNG THÔN Ở THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI, TỈNH QUẢNG BÌNH
2.3. Thực trạng việc làm của lao động vùng nông thôn ở thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình qua điều tra
2.3.3. Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến việc làm của người lao động vùng nông thôn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
Trên cơ sở điều tra, phần lớn lao động thuần nông ở vùng nông thôn đều thiếu việc làm (trừ một số trường hợp người lao động tự tìm những công việc khác để làm thêm).
Kết quả điều tra 180 người cho thấy có 70 người đủ việc làm chiếm 38,9% còn lại 110 người tương ứng với 61,1% thiếu việc làm. Ngoài những yếu tố được người lao động trả lời phỏng vấn như thiếu đất canh tác, thiếu vốn, thiếu chuyên môn kỹ thuật…đã làm ảnh hưởng đến việc làm của họ, quá trình phân tích còn cho thấy tình hình việc làm của người lao động còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố sau: nghề nghiệp của người lao động, cơ cấu tuổi, trình độ chuyên môn và trình độ văn hóa của người lao động. Tuy nhiên, cần phải nhìn nhận một thực tế là việc xác định thời gian lao động của người lao động thuần nông chỉ có thể tính được đối với những công việc có thời gian xác định, với những đối tượng lao động xác định được thời gian chu kỳ từ khi sinh trưởng đến quy hoạch. Còn với những công việc, đối tượng lao động không thể xác định được thời gian lao động thì không thể đưa vào để tính toán khoảng thời gian mà người lao động bỏ ra thực sự là bao nhiêu. Do vậy, tính toán thời gian lao động của người lao động thuần nông cần phải tính đến sai số do sự chi phối của những công việc, đối tượng lao động nêu trên.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
2.3.3.1. Ảnh hưởng của cơ cấu ngành nghề
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động đang là một xu hướng tất yếu diễn ra trong những năm trở lại đây của đất nước ta. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động đang là một dấu hiệu tích cực của nền kinh tế, nó có những tác động rất lớn đến lao động, việc làm nói chung và người lao động ở vùng nông thôn nói riêng.
Bảng 2.14. Việc làm của người lao động theo cơ cấu ngành nghề
Nghề nghiệp
Tình hình việc làm Tổng
Đủ Thiếu
Số lượng (Người)
Tỷ lệ Số lượng (%)
(người)
Tỷ lệ (%)
Số lượng (Người)
Tỷ lệ (%)
Nông nghiệp 15 15,8 80 84,2 95 100,0
CN-TTCN 21 65,6 11 34,4 32 100,0
DV-TM 29 70,7 12 29,3 41 100,0
Nghề khác 5 41,7 7 58,3 12 100,0
Tổng 70 38,9 110 69,1 180 100,0
Số liệu điều tra xử lý năm 2014 Trong tổng số 95 người làm việc trong lĩnh vực thuần nông thì chỉ có 15 người đủ việc làm chiếm tỷ lệ 15,8% và 80 người thiếu việc làm chiếm tỷ lệ 84,2%. Do tính chất mùa vụ trong nông nghiệp làm cho lao động hoạt động trong lĩnh vực này thiếu việc làm nhiều nhất. Tùy theo từng địa bàn các xã mà thời gian thiếu việc làm khác nhau, thiếu việc làm nhiều nhất là các xã Lộc Ninh, Nghĩa Ninh, Thuận Đức do các xã này dân chủ yếu làm ruộng, diện tích hoa màu ít nên thời gian nhàn rỗi của bà con rơi vào tháng 3-4 và tháng 11-12 sau khi đã thu hoạch xong mùa vụ.
Nhìn vào bảng 2.14 cho thấy lao động trong ngành CN-TTCN và DV-TM tỷ lệ người đủ việc làm nhiều hơn và thiếu việc làm ít hơn so với lao động lĩnh vực thuần nông. Lao động trong lĩnh vực CN-TTCN có tổng số 32 người thì trong đó có 21 đủ việc làm chiếm 65,6% và 11 người thiếu việc làm chiếm 34,4%. DV- TM có tổng số 41 người thì có 29 người đủ việc làm chiếm 70,7% và 12 người thiếu việc làm chiếm 29,3% . Đây là hai ngành nghề mang lại cho người lao động nguồn thu nhập khá cao và có việc làm đều đặn trong năm, tỷ lệ người thiếu việc làm ít và thời gian thiếu việc làm chỉ là vài ngày trong một tháng.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Các xã dịch vụ buôn bán phát triển như xã Bảo Ninh và xã Quang Phú, vào mùa hè lao động gần như không bị thiếu việc làm mà chỉ vào mùa mưa lũ thì các hoạt động dịch vụ giảm lại do điều kiện thời tiết không thuận lợi, khách du lịch ít và có lúc không có, ngư dân không thể ra khơi đánh bắt mà ở nhà để làm các nghề tiểu thủ công nghiệp khác. Các nghề khác như làm thuê, làm công nhân trong các nhà máy, xí nghiệp… gồm 12 người chỉ có 5 người đủ việc làm chiếm 41,7% còn lại 7 người chiếm 58,3% cũng trong tình trạng thiếu việc làm thường xuyên.
Ngành nghề của người lao động nó ảnh hưởng rất lớn đến tình hình việc làm của họ.Vì vậy, việc nghiên cứu, điều tra lao động trong từng ngành nghề cụ thể để thấy được tình hình việc làm của lao động trên cơ sở có chính sách ưu tiên phát triển các ngành nghề phù hợp trên địa bàn là rất cần thiết.
2.3.3.2. Ảnh hưởng của cơ cấu tuổi
Độ tuổi của người lao động quy định sức khỏe, kỹ năng và trách nhiệm của họ đối với gia đình và xã hội nên cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình việc làm của lao động. Có thể thấy cơ cấu tuổi khác nhau và tình hình việc làm qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.15. Việc làm của người lao động theo độ tuổi
Cơ cấu tuổi
Tình hình việc làm
Đủ Thiếu Tổng
Số lượng (người)
Tỷ lệ (%)
Số lượng (người)
Tỷ lệ (%)
Số lượng (người)
Tỷ lệ (%)
15-24 9 17,0 44 83,0 53 100,0
25-45 58 70,7 24 29,3 82 100,0
46-60 3 6,7 42 93,3 45 100,0
Tổng 70 38,9 110 61,1 180 100,0
Số liệu điều tra xử lý năm 2014 Có thể nhận thấy lao động trong độ tuổi từ 15-45 tỷ lệ đủ công ăn việc làm nhiều hơn thiếu, sở dĩ như vậy vì đây là lứa tuổi trẻ, khỏe, năng động có trình độ văn hóa cũng như trình độ CMKT cao. Riêng lứa tuổi từ 15-24 tuy mới bước vào độ
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
tuổi lao động còn ít kinh nghiệm nhưng hầu hết họ đi làm thuê xa, là công nhân trong các xí nghiệp nên công việc có tính ổn định. Nhìn vào bảng 2.15 cho thấy độ tuổi từ 25-45 có đủ công ăn việc làm rất cao, trong số 82 người thì có 58 người trả lời đủ công ăn việc làm chiếm 70,7% còn lại 24 người thiếu việc làm chiếm tỷ lệ 29,3%. Đây là độ tuổi hội tụ đầy đủ những thuận lợi cho việc tìm kiếm công ăn việc làm như sức khỏe, trình độ CMKT, năng động, sáng tạo và ý thức trách nhiệm cao nên họ có thể chọn nhiều ngành nghề khác nhau như nông nghiệp, TTCN, làm thuê hay buôn bán. Ở độ tuổi này người lao động đã tích lũy được cho mình nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nên tỷ lệ đủ công ăn việc làm cao.
Đối với lao động trong độ tuổi từ 45-60, lao động trong độ tuổi này tuy đã già dặn kinh nghiệm trong sản xuất, phần lớn họ là trụ cột kinh tế của gia đình và hoạt động trong nông nghiệp nên tính chất mùa vụ đã làm cho công việc bị gián đoạn.
Ngoài ra, một bộ phận lao động ở cuối độ tuổi này không đủ sức khỏe làm những công việc nặng nhọc của lao động thuần nông. Do đó giải pháp nhằm khuyến khích phát triển kinh tế hộ gia đình như phát triển các trang trại chăn nuôi, chuyên canh trồng trọt hay phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp có ý nghĩa rất lớn trong việc tạo công ăn việc làm cho người lao động ở nhóm tuổi này.
Qua quá trình phân tích, nghiên cứu cho thấy độ tuổi có ảnh hưởng quan trọng đến tình hình việc làm của họ. Do đó, việc điều tra, rà soát lại số lượng lao động, cơ cấu tuổi, xem xét tình hình việc làm hiện tại của họ là nền tảng, có cơ sở để đưa ra giải pháp có hiệu quả cao trong việc tạo việc làm cho người lao động.
2.3.3.3. Ảnh hưởng của trình độ chuyên môn kỹ thuật
Trình độ CMKT có ảnh hưởng lớn đến tình hình việc làm của người lao động.
Một người lao động có trình độ CMKT anh ta có thể tự tạo việc làm cho mình dựa trên tay nghề vốn có hoặc có cơ hội tìm kiếm việc làm cao hơn so với người không có trình độ CMKT. Điều đó được thể hiện qua bảng số liệu sau:
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Bảng 2.16.Việc làm của người lao động theo trình độ chuyên môn kỹ thuật
Trình độ CMKT
Tình hình việc làm Tổng
Đủ Thiếu
Số lượng (người)
Tỷ lệ Số lượng (%)
(người)
Tỷ lệ (%)
Số lượng (người)
Tỷ lệ (%)
Không có CMKT 21 28,0 54 72,0 75 100,0
Nghề ngắn hạn 14 32,6 29 67,4 43 100,0
Nghề dài hạn 18 45,0 22 55,0 40 100,0
Trung cấp 10 71,4 4 28,6 14 100,0
Cao đẳng, Đại học 7 87,5 1 12,5 8 100,0
Trên đại học 0 0,0 0 0,0 0 100,0
Tổng 70 38,9 110 61,1 180 100,0
Số liệu điều tra xử lý năm 2014 Lao động không có CMKT chiếm tỷ lệ lớn với 75 người trong đó có 21 người đủ việc làm chiếm 28,9% còn lại 54 người không có đủ việc làm chiếm 72%. Lao động qua đào tạo nghề ngắn hạn và nghề dài hạn là 73 người, số người có đủ việc làm là 32 người, thiếu việc làm là 51 người. Nghề ngắn hạn đủ việc làm là 14 người chiếm 32,6% và 29 người thiếu việc làm chiếm 67,4%. Nghề dài hạn 18 người đủ việc làm chiếm 45,% và 22 người thiếu việc làm chiếm 55%. Lao động có trình độ TCCN là 14 người trong đó 10 người có việc làm chiếm 71,4% và chỉ có 4 người thiếu việc làm chiếm 28,6%. Lao động có trình độ CMKT cao như cao đẳng, đại học là 8 người trong đó đều có việc làm chiếm 87,5%, chỉ 1 người là thiếu việc làm chiếm 12,5%.
Như vậy qua đó có thể thấy trình độ CMKT có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tìm việc làm của người lao động. Lao động có trình độ CMKT qua đào tạo sẽ có nhiều cơ hội việc làm hơn. Vì thực tế trên địa bàn thành phố Đồng Hới hiện nay có 2 khu công nghiệp, 3 cụm công nghiệp và nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ khác đang hoạt động rất mạnh mà lao động đáp ứng cho môi trường làm việc này lại đòi hỏi trình độ CMKT. Vì vậy mà lao động có CMKT đúng với nhu cầu công việc cần sẽ được thu nhận vào làm việc, lao động không có CMKT sẽ bị hạn chế hơn.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trình độ văn hóa cũng như trình độ CMKT là những yếu tố quy định mặt chất của lao động, do đó nó ảnh hưởng lớn đến tình hình việc làm của lao động. Vì vậy, các giải pháp nhằm nâng cao trình độ người lao động góp phần rất lớn trong khả năng tự tìm kiếm việc làm của người lao động.
2.4. Những thành tựu và hạn chế về việc làm của lao động vùng nông thôn ở thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình