Kinh nghiệm của thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh

Một phần của tài liệu Việc làm cho người lao động vùng nông thôn ở thành phố đồng hới, tỉnh quảng bình (Trang 44 - 50)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG VÙNG NÔNG THÔN Ở THÀNH PHỐ

1.5. Kinh nghiệm giải quyết việc làm cho người lao động vùng nông thôn ở một số nước trên thế giới và ở Việt Nam

1.5.2. Kinh nghiệm giải quyết việc làm cho người lao động vùng nông thôn của Việt Nam

1.5.2.1. Kinh nghiệm của thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh

Bắc Ninh là một tỉnh đất chật, người đông, trên 80% dân số sống ở vùng nông thôn và gần 50% lao động hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp.

Thành phố Bắc Ninh được thành lập từ năm 2006, là thành phố trực thuộc tỉnh và là tỉnh lỵ của tỉnh Bắc Ninh. Thành phố gồm có 19 xã, phường. Là thành phố trẻ nhưng thành phố Bắc Ninh có điều kiện xây dựng đô thị bài bản theo hướng hiện đại, phát triển tiềm năng về TM- DV, CN- TTCN. Những năm gần đây thành phố Bắc Ninh có

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

bước phát triển vượt bậc, cơ sở hạ tầng đô thị được đầu tư tương đối hoàn chỉnh, đồng bộ theo cấu trúc của một đô thị hiện đại. Bắc Ninh là thành phố có tốc độ đô thị hóa nhanh, đi liền với những quy định thu hồi đất để xây dựng các khu công nghiệp, các trung tâm thương mại…Vì vậy một số lượng lớn lao động vùng nông thôn mà đặc biệt là lao động nông nghiệp bị mất hoặc thiếu việc làm do mất đất sản xuất. Giải quyết việc làm cho lao động vùng nông thôn mà đặc biệt là lao động nông nghiệp luôn là vấn đề thách thức cho các cấp, các ngành tỉnh Bắc Ninh. Tuy nhiên với sự năng động, sâu sát thực tiễn của các ban ngành cũng như sự năng động của người lao động, công tác giải quyết việc làm cho người lao động nông nghiệp bị thu hồi đất trong quá trình đô thị hóa ở Bắc Ninh đã đạt được những thành tựu nhất định. Đạt được thành tựu đó là do tỉnh, thành phố đã thực hiện những biện pháp dưới đây:

- Đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động ở những nơi chuyển đổi mục đích sử dụng đất.

Đào tạo nghề cho người lao động là một trong những thành công của thành phố Bắc Ninh trong giải quyết việc làm cho lao động trong quá trình đô thị hóa. Với tay nghề, kiến thức đã trang bị đã giúp người lao động tự tạo được việc làm hoặc đáp ứng yêu cầu tuyển dụng của các khu công nghiệp, các trung tâm thương mại, dịch vụ, các làng nghề…Do người lao động được đào tạo nghề, chất lượng lao động được nâng lên nên tỷ lệ trúng tuyển vào các khu công nghiệp cùng ngày một cao hơn, trung bình khoảng 5000 lao động một năm, trong đó có lao động các vùng thực hiện dự án. Nguồn kinh phí dạy nghề ở Bắc Ninh được phân bổ cho “ba nhà” cùng lo, đó là tỉnh trích một phần nhân sách, doanh nghiệp trích một phần quỹ phúc lợi và người lao động phần còn lại. Đối với những lao động không có khả năng tài chính thì ngân hàng sẽ cho vay hỗ trợ.

- Quy định các doanh nghiệp, các chủ dự án sử dụng đất thu hồi phải sử dụng lao động tại địa phương.

Những năm 2006- 2010, các doanh nghiệp ngoài khu công nghiệp và trong khu công nghiệp đã giúp chuyển đổi nghề nghiệp cho 74.650 người, trong đó có lao

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

động vùng nông thôn. Đây là khu vực thu hút nhiều lao động trong các vùng thực hiện dự án cũng như lao động trong toàn tỉnh [20, tr30]

- Phát triển các làng nghề truyền thống thu hút lao động, cấp đất giãn dân, đất khu dân cư dịch vụ để người nông dân “ly nông” bất “ly hương”.

Bắc Ninh có ưu thế là các làng nghề truyền thống. Hiện nay tỉnh có hơn 100 làng nghề trải khắp các huyện. Làng nghề Bắc Ninh đã thu hút hàng ngàn lao động, phần lớn là nông dân. Đây là kênh giải quyết việc làm tương đối hiệu quả đối với nông dân thu hồi đất.

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa.

Thành phố thục hiện phát triển nông nghiệp theo hướng thâm canh gắn với điều kiện sinh thái. Để thực hiện, hội nông dân thành phố đã vận dụng liên kết “ bốn nhà”( nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, nhà nông) một cách hài hòa chặt chẽ. Mở các lớp tập huấn dạy nghề tại chỗ miễn phí một phần cho nông dân, để người nông dân biết sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao.

- Đẩy mạnh xuất khẩu lao động

- Thực hiện các chương trình hỗ trợ trực tiếp cho người lao động như: Chương trình vay vốn quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm, giải quyết việc làm thông qua các trung tâm dịch vụ việc làm.

1.5.2.2. Kinh nghiệm của thành phố Hà Nội

Thời gian qua thành phố Hà Nội đã có nhiều chính sách nhằm giải quyết việc làm cho người lao động vùng nông thôn trong quá trình đô thị hóa, dưới đây là một số kinh nghiệm của thành phố đã tiến hành trong quá trình giải quyết việc làm:

- Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia phát triển kinh tế và giải quyết việc làm.

Mở rộng sự tham gia của khu vực kinh tế tư nhân đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở vùng nông thôn. Trong những năm qua, khu vực kinh tế này đã thu hút và giải quyết việc làm tạo thu nhập cho khoảng 50-60% tổng số lao động của địa phương trong điều kiện kinh tế nhà nước và kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

đang gặp khó khăn chưa thể đảm nhận thì kinh tế tư nhân, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa đã có đóng góp đáng kể làm suy giảm tỷ lệ thất nghiệp và sức ép việc làm cho khu vực này.

- Phát triển các cụm công nghiệp tập trung

- Khuyến khích phát triển mạnh kinh tế hộ gia đình để giải quyết việc làm

Ngoài các chính sách phát triển kinh tế nông thôn, để giải quyết việc làm thông qua kinh tế hộ gia đình, thành phố đã chú trọng:

+ Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng để tạo điều kiện cho các hộ gia đình chuyển sang sản xuất nông nghiệp hàng hóa, như đường giao thông, thủy lợi.

+ Lập quỹ tín dụng cho các hộ gia đình vay theo nhóm nhỏ với lãi suất hợp lý và theo chu kỳ sản xuất.

Thiết lập hệ thống chuyển giao kỹ thuật và công nghệ, nhất là công nghệ sinh học vào các hộ gia đình để sản xuất ra các mặt hàng nông sản có giá trị kinh tế cao như trồng hoa, chăn nuôi lợn, gà, bò sữa…

+ Đào tạo nâng cao trình độ cho người lao động

Các lao động mới bước vào độ tuổi lao động, lao động dôi dư, lao động ở nông thôn cần được ưu tiên trang bị các kiến thức, kỹ thuật về công nghệ mới liên quan đến trồng trọt, chăn nuôi cũng như kiến thức cần thiết khác để cung cấp nhân lực cho các khu công nghiệp trong và ngoài nước.

Đối với người đi xuất khẩu lao động thì trang bị những kiến thức cơ bản như tiếng nước sở tại, luật pháp, phong tục tập quán nước sở tại…để người đi lao động nước ngoài đáp ứng đủ yêu cầu đặt ra.

Đào tạo người lao động nhằm tăng cường ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, các công nghệ mới tiên tiến về lai tạo, tuyển chọn giống cây, chăn nuôi mới có chất lượng và giá trị kinh tế cao

Phát triển thị trường sức lao động nông thôn ngoại thành và đẩy mạnh xuất khẩu lao động để giải quyết việc làm.

Để đẩy mạnh xuất khẩu lao động, giải quyết việc làm, thời gian qua thành phố đã thực hiện những chủ trương, biện pháp như:

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

+ Hỗ trợ kinh phí cho doanh nghiệp khi tuyển chọn lao động đi xuất khẩu lao động.

+ Tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục vay vốn đi xuất khẩu lao động với mức vay ít nhất là 80% số tiền chi phí đối với từng thị trường.

Có chính sách khuyến khích đối với xã, phường giới thiệu được nhiều lao động đi xuất khẩu lao động theo một số phương án như nếu xã hoặc phường giới thiệu được từ 50-70 lao động đi xuất khẩu thì được hưởng 10 triệu đồng.

+ Mở mang ngành nghề mới và những ngành nghề sử dụng nhiều lao động để giải quyết việc làm tại chỗ.

Thành phố Hà Nội thời gian qua đã đạt được nhiều thành tựu về giải quyết việc làm cho người lao động đặc biệt là ở các huyện ngoại thành thông qua triển khai hàng loạt các chương trình phát triển kinh tế gắn với giải quyết các vấn đề xã hội. Quá trình đô thị hóa gắn với giải quyết việc làm ở Hà Nội đã có tác động tích cực đến tăng cầu của lao động, thúc đẩy thị trường sức lao động phát triển, cơ cấu lại lực lượng lao động, tạo môi trường và cơ hội cho người lao động tìm kiếm việc làm ổn định đời sống.

1.5.3. Kinh nghiệm rút ra để vận dụng tạo việc làm cho lao động vùng nông thôn ở thành phố Đồng Hớí, tỉnh Quảng Bình

Thứ nhất, kinh nghiệm cơ bản và quan trọng nhất là qua thực hiện chương trình giải quyết việc làm tạo sự thay đổi về nhận thức, quan niệm của toàn xã hội về lao động, việc làm, trong đó mọi tổ chức kinh tế- xã hội, mọi người dân tự lo, tự tạo việc là chính, nhà nước có vai trò tổ chức, quản lý, tạo hành lang pháp lý và các điều kiện vật chất để mọi người dân đầu tư phát triển sản xuất, tạo việc làm cho mình và thu hút lao động xã hội trên cơ sở tự do hóa lao động. Từ đó mà phát huy cao năng lực sáng tạo và tính năng động xã hội của mọi người trong tạo việc làm, tăng thu nhập nâng cao chất lượng cuộc sống.

Thứ hai, gắn kết chặt chẽ mục tiêu việc làm, sử dụng có hiệu quả lao động xã hội với thực hiện chương trình phát triển kinh tế-xã hội. Trên cơ sở phát triển kinh tế nhiều thành phần, các chính sách đất đai, thuế, tín dụng, tập trung phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn, phát triển cụm công nghiệp, sắp xếp lại doanh nghiệp nhà

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

nước, phát triển doanh nghiệp tư nhân, phát triển làng nghề, kinh tế trang trại…để xác định các hướng giải quyết việc làm, nhằm duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế phù hợp với tốc độ tăng việc làm và hiệu quả việc làm của người lao động.

Thứ ba, thực hiện có hiệu quả chủ trương xã hội hóa trong lĩnh vực việc làm, phát huy được sức mạnh tổng hợp trong huy động nguồn lực của toàn xã hội. Thực hiện lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia khác nhằm sử dụng có hiệu quả các nguồn lực phát triển việc làm, đặc biệt việc làm cho lao động ở nông thôn.

Thứ tư, sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ của các cấp, của Đảng và chính quyền, sự phối hợp liên ngành, sự phân cấp quản lý đúng đắn trong thực hiện các chính sách về việc làm đã có tác động mạnh mẽ đến kết quả thực hiện các giải pháp của chương trình giải quyết việc làm. Từ đó đề ra những giải pháp và chính sách đúng đắn, đồng bộ, đồng thời phù hợp với người lao động nông thôn và điều kiện để thực thi. Những chính sách và giải pháp đó hướng vào phát triển sản xuất, tăng trưởng kinh tế đi đôi với giải quyết việc làm.

Thứ năm, đào tạo nghề và nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động hiện nay, nhất là các lĩnh vực thu hút nhiều lao động, các lĩnh vực kinh tế mũi nhọn, yêu cầu chất lượng cao từ nguồn nhân lực.

Thứ sáu, phát triển các trung tâm dịch vụ lao động, cơ sở giới thiệu việc làm, các tổ chức xuất khẩu lao động.

Tóm lại, giải quyết việc làm cho người lao động vùng nông thôn luôn được coi là nhiệm vụ trọng tâm của mỗi quốc gia. Giải quyết việc làm cho người lao động vùng nông thôn vừa trực tiếp nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn, vừa tạo tiền đề để thực hiện thành công sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, góp phần ổn định chính trị, xã hội. Vì vậy, GQVL cho người lao động vùng nông thôn là rất cần thiết, đó là nhiệm vụ hết sức to lớn và đặc biệt đối với Việt Nam nói chung và vùng nông thôn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình nói riêng.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Một phần của tài liệu Việc làm cho người lao động vùng nông thôn ở thành phố đồng hới, tỉnh quảng bình (Trang 44 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)