CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG VÙNG NÔNG THÔN Ở THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI, TỈNH QUẢNG BÌNH
2.2. Tình hình lao động và việc làm của lao động thành phố
Dân số thành phố qua các năm từ 2008-2012 tỷ lệ giới tính nam và nữ tương đối cân bằng nhau, nam chiếm khoảng 49%, nữ có cao hơn một chút chiếm khoảng 50% dân số, điều đó cũng là một thuận lợi cho việc cung cấp nguồn lao động cho thành phố. Thành thị chiếm diện tích rộng lớn hơn nên dân cư tập trung chủ yếu và có xu hướng ngày càng tăng cùng với quá trình đô thị hóa. Vùng nông thôn chỉ có 6 xã bao quanh vùng trung tâm thành phố chiếm khoảng 32,83% dân số năm 2008 và số lượng giảm dần qua các năm.
Trong những năm qua, cùng với sự thay đổi CNH, HĐH và ĐTH, đồng thời đó là sự thu hồi đất nông nghiệp đã làm cho cơ cấu lao động thành phố thay đổi đáng kể, đặc biệt là sự thay đổi cơ cấu lao động trong các ngành của nền kinh tế. Sự thay đổi đó thể hiện ở bảng số liệu 2.6 như sau:
Bảng 2.6.Tình hình lao động và việc làm của thành phố Đồng Hới từ năm 2008-2012
Năm Chỉ tiêu
ĐVT 2008 2009 2010 2011 2012
LĐ đang làm việc trong các
ngành KT
Người 53.659 54.269 54.993 55.380 56.314
Nông-lâm- thủy sản
Người 10.062 9.258 8.233 8.096 8.052
% 18,75 17,06 14,97 14,62 14,30
CN-XD Người 17.097 17.628 17.957 18.117 18.171
% 31,86 32,48 32,65 32,71 32,27
TM-DV Người 26.500 27.383 28,803 29.167 30.091
% 49,39 50,46 52,38 52,67 53,43
LĐ không có việc làm
Người 9.926 11.253 11.115 10.578 10.240
% 15,61 17,17 16,82 16,04 15,39
Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Đồng Hới năm 2013
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Năm 2008, lao động làm việc trong các ngành kinh tế trên địa bàn là 53.659 người, chiếm 82,78% tổng dân số trong độ tuổi lao động. Trong đó, ngành có số lượng lao động lớn nhất là TM-DV với 26.500 người chiếm 49,39% tổng lao động trong các ngành kinh tế; lao động ngành NLTS chiếm tỷ trọng thấp 18,75%; công nghiệp xây dựng chiếm 31,86% (với 17.097 người).
Đến năm 2012, thành phố có 56.314 lao động làm việc trong các ngành kinh tế, tăng so với năm 2008 là 2.655 người. Lao động trong các ngành TM-DV và công nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số lao động làm việc trong các ngành kinh tế của thành phố (ngành TM-DV chiếm 53,43%; ngành CN-XD chiếm 32,27%).
Xét theo cơ cấu ngành nghề, lao động NLTS qua các năm có xu hướng giảm xuống và lao động trong các ngành công nghiệp, dịch vụ tăng lên. Trong đó, lao động ngành TM-DV tăng nhiều nhất từ 49,39% năm 2008 lên 53,43% năm 2012, tiếp đến là sự tăng nhanh của lao động trong ngành công nghiệp - xây dựng từ 31,86% năm 2008 lên 32,27% năm 2012. Bên cạnh đó, lao động ngành NLTS giảm đáng kể từ 18,75% xuống còn 14,30%. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do diện tích đất nông nghiệp giảm mạnh, lực lượng lao động trước kia tham gia vào lĩnh vực nông nghiệp bây giờ không còn đất sản xuất, buộc chuyển sang các ngành nghề khác như công nghiệp- xây dựng, thương mại - dịch vụ. Lao động trong các ngành thương mại dịch vụ tăng nhiều một phần do trình độ của những người lao động nông nghiệp, nông thôn thấp họ ít có cơ hội tham gia vào các ngành nghề công nghiệp, để tồn tại họ phải tham gia buôn bán. Trong thời gian đầu của quá trình thu hồi đất nông nghiệp, các lao động sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc thích nghi với việc chuyển đổi ngành nghề nhưng đây là xu hướng tất yếu của quá trình CNH, HĐH và ĐTH. Điều này đòi hỏi chính quyền các cấp cần có những chính sách thích hợp nhằm giúp đỡ các lao động trong việc chuyển đổi việc làm, hạn chế đến mức thấp nhất những tác động tiêu cực đến đời sống, việc làm của người lao động.
Một điều đáng quan tâm đối với lao động thành phố là lực lượng lao động không có việc làm chiếm tỷ trọng tương đối trong tổng dân số ở độ tuổi lao động, năm 2008 là 15,61% và năm 2012 là 15,39%. Lực lượng lao động này từ 2008 đến 2009 có xu hướng tăng từ 15,61% lên 17,17%, nhưng từ năm 2010 đến 2012 lại có xu
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
hướng giảm từ 16,82% còn 15,35%. Điều đó cho thấy những năm trước 2009 tình hình khủng hoảng kinh tế thế giới có ảnh hưởng sâu sắc đến Việt Nam, Đồng Hới là tỉnh lỵ của Quảng Bình không nằm ngoài ảnh hưởng đó. Nhưng đến năm 2010 trở đi nền kinh tế bắt đầu có dấu hiệu phục hồi. Các cấp ban ngành của thành phố ra sức khắc phục và có các chính sách giải quyết việc làm hợp lý nên số lao động không có việc làm ngày càng giảm xuống. Đó là một dấu hiệu khả quan của nền kinh tế.
Năm 2013 các cấp chính quyền thành phố quan tâm phối hợp đã tạo việc làm cho 7.200 lao động, trong đó lao động tự tạo thêm việc làm 4.730 người.
Số khách hàng được vay vốn giải quyết việc làm 309 người, cơ sở sản xuất kinh doanh với số tiền là 5.175 triệu đồng. Lao động đi làm việc nước ngoài có thời hạn là 320 người.
Cũng trong năm 2013 đã tổ chức 23 lớp đào tạo sơ cấp nghề dưới 3 tháng cho 717 lao động trên địa bàn (nghề nông nghiệp 5 lớp với 150 lao động, nghề phi nông nghiệp 18 lớp với 567 lao động) gồm các nghề nông nghiệp như: trồng rau an toàn, phòng trị bệnh cho gia cầm, nuôi cá nước ngọt, chăm sóc cây cảnh. Nghề phi nông nghiệp gồm các lớp vận hành máy xúc, may công nghiệp, điện dân dụng, điện tử dân dụng, sửa chữa máy tàu thuyền, xây dựng dân dụng, hàn điện, kỹ thuật chế biến món ăn, mộc dân dụng, làm hương.
- Quy mô và cơ cấu dân số, lao động vùng nông thôn
Bảng 2.7. Quy mô, cơ cấu dân số và lao động vùng nông thôn thành phố Đồng Hới
Năm Chỉ tiêu
Đơn vị
tính 2008 2009 2010 2011 2012
Dân số Người 36.194 34.973 36.102 35.970 36.557 Lao động Người 21.002 20.018 21.099 21.021 21.364
Cơ cấu % 58,02 57,23 58,44 58,44 58,44
Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Đồng Hới năm 2013 Bảng 2.7 cho thấy dân số 6 xã vùng nông thôn của thành phố không có sự biến động nhiều qua các năm. Dân số vùng nông thôn chiếm tỷ lệ 1/3 so với dân số toàn thành phố.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Cơ cấu lực lượng lao động luôn chiếm xấp xỉ 58%. Qua đó cho thấy số người trong độ tuổi lao động chiếm số lượng khá lớn, lực lượng này tăng đều qua các năm cung cấp cho thị trường nguồn lao động dồi dào. Đây cũng là một thuận lợi lớn trong quá trình phát triển kinh tế với lực lượng lao động vừa đông vừa trẻ, nhưng thực tế này lại đặt ra vấn đề là khi người lao động ở vùng nông thôn thì công việc chính của họ lại gắn liền với sản xuất nông nghiệp trong khi diện tích đất nông nghiệp ngày càng giảm do quá trình đô thị hóa, tức là tư liệu sản xuất chủ yếu của người nông dân ngày càng ít đi trong lúc đó số người trong độ tuổi lao động vẫn giữ mức độ ổn định. Đất sản xuất bị ngày càng thu hẹp mà quá trình CNH, HĐH ngày càng phát triển nên máy móc hiện đại dần thay thế sức người, thời gian nhàn rỗi thiếu việc làm khi vụ mùa thu hoạch xong diễn ra khá phổ biến và lặp lại theo tính chu kỳ hàng năm. Vì vậy vấn đề giải quyết việc làm cho lực lượng lao động này ngày càng cần được quan tâm giải quyết đúng hướng và có hiệu quả vì nó ảnh hưởng đến sự phát triển chung của thành phố.
Vùng nông thôn của thành phố Đồng Hới gồm có 6 xã với 9.181 hộ với quy mô nhân khẩu trung bình là 4,0 nhân khẩu/hộ. Trong đó xã Bảo Ninh và xã Lộc Ninh là hai xã có số hộ nhiều nhất. Xã thuận Đức có diện tích lớn nhất nhưng số hộ và quy mô nhân khẩu nhỏ hơn vì Thuận Đức Diện tích đất chưa sử dụng vẫn còn nhiều nhất và đất chủ yếu để trồng rừng. Diện tích ít nhất là xã Quang Phú với 778 hộ và quy mô nhân khẩu là 3,9 nhân khẩu/ hộ (bảng 2.8)
Bảng 2.8.Số hộ, cơ cấu hộ dân cư, quy mô nhân khẩu vùng nông thôn thành phố Đồng Hới
Các xã vùng
nông thôn Số hộ Cơ cấu hộ dân cư
(%)
Quy mô hộ ( nhân khẩu/hộ)
Xã Quang Phú 778 2,44 3,9
Xã Lộc Ninh 2.173 6,82 3,8
Xã Bảo Ninh 2.113 6,64 4,3
Xã Nghĩa Ninh 1.161 3,65 4,0
Xã Thuận Đức 1.082 3,40 3,7
Xã Đức Ninh 1.874 5,89 4,1
Tổng số 9.181 28,83 4,0
Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Đồng Hới năm 2013
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ