CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG VÙNG NÔNG THÔN Ở THÀNH PHỐ
1.4. Đô thị hóa và tác động của đô thị hóa đến việc làm của người lao động vùng nông thôn
1.4.1. Đô thị hóa và đặc điểm của đô thị hóa 1.4.1.1. Khái niệm
Ngày nay, ở các nước đang phát triển đô thị hóa gắn liền với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang diễn ra mạnh mẽ và phổ biến trên thế giới thì cách hiểu về đô thị hóa cũng có nhiều thay đổi, cách hiểu được nhiều người chấp nhận đó là đô thị hóa là quá trình mang tính quy luật gắn với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu xã hội từ nông nghiệp - nông dân sang công nghiệp - thị dân - đô thị.
Xét trên góc độ nền kinh tế quốc dân: “Đô thị hóa là quá trình biến đổi về sự phân bố các yếu tố lực lượng sản xuất, bố trí dân cư những vùng không phải là đô thị thành đô thị”[20, tr19]
Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa ở Việt Nam đã có sự thay đổi căn bản là:
1. Phát triển đô thị kèm theo sự thu hẹp xã hội nông thôn.
2. Làm thay đổi căn bản xã hội nông thôn theo hướng công nghiệp.
Ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, đặc trưng của đô thị hóa là sự tăng nhanh dân số đô thị không hoàn toàn dựa trên cơ sở phát triển công nghiệp.
Hiện tượng bùng nổ dân số bên cạnh sự phát triển yếu kém của công nghiệp đã làm cho quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa mất cân đối, sự mâu thuẫn giữa đô thị và nông thôn tăng lên. Sự chênh lệch đó đã thúc đẩy sự dịch chuyển dân cư nông thôn ra đô thị một cách ồ ạt, không kiểm soát được, gây rất nhiều hậu quả nặng nề, trong đó có vấn đề việc làm, thất nghiệp.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
1.4.1.2. Đặc điểm chủ yếu của quá trình đô thị hóa
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa ở Việt Nam cũng chính là cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ, cơ cấu lại công việc, phân bố lại dân cư theo hướng tăng nhanh khối lượng dân cư sống ở khu vực thành thị và giảm mạnh số lượng, tỷ lệ dân cư sống ở khu vực nông thôn. Quá trình hình thành các đô thị ở nước ta trong những năm gần đây có một số đặc điểm chủ yếu sau:
- Hình thành các trung tâm công nghiệp, thương mại, dịch vụ trong các đô thị lớn: sự hình thành các trung tâm có tính chất chuyên ngành trong những đô thị lớn là xu thế nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của đô thị, là biểu hiện của tính chuyên môn hóa cao trong sản xuất, kinh doanh.
- Hình thành các trung tâm công nghiệp, thương mại, dịch vụ ở các vùng ngoại ô: sự hình thành các trung tâm của mỗi vùng là tất yếu khách quan nhằm đáp ứng các nhu cầu của sản xuất, đời sống hàng ngày càng tăng nhanh của chính vùng đó là hạt nhân lan tỏa sang các vùng khác. Đó cũng là biểu hiện của tính tập trung hóa trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh. Trong quá trình đô thị hóa, các trung tâm này sẽ trở thành những đô thị vệ tinh của các đô thị lớn.
- Mở rộng các đô thị hiện có: Việc mở rộng các đô thị hiện có theo mô hình làn sóng là xu thế tất yếu khi nhu cầu xây dựng về đất đô thị tăng và khả năng mở rộng có thể thực hiện tương đối dễ dàng. Xu hướng này tạo sự ổn định và giải quyết vấn đề quá tải cho đô thị hiện có.
- Chuyển một số vùng nông thôn thành đô thị: Đây là xu hướng hiện đại trong quá trình công nghiệp hóa nông thôn ở Việt Nam. Vấn đề cơ bản là tạo nguồn tài chính để xây dựng kết cấu hạ tầng hiện đại.
- Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất: cả hai hình thức đô thị hóa đều dẫn đến sự chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất, hình thức phát triển theo chiều rộng đưa đến tình trạng thu hẹp đất canh tác nông nghiệp nhanh chóng. Một phần đất do nhà nước thu hồi để xây dựng các công trình, một phần đất dân cư bán cho những người từ nơi khác đến ở, làm cơ sở sản xuất kinh doanh.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
- Chuyển đổi cơ cấu kinh tế: Trong quá trình đô thị hóa, cơ cấu ngành kinh tế trong đô thị, trong vùng và cả nền kinh tế đều thay đổi theo hướng giảm tỷ trọng trong khu vực nông nghiệp, tăng tỷ trọng khu vực CN-DV.
-Thay đổi hình thái kiến trúc: Hình thái kiến trúc đô thị được biểu hiện tập trung ở các kiểu nhà ở. Kiểu nhà ở phản ánh trình độ văn hóa, mức sống, đặc điểm xã hội ở mỗi thời kỳ.
- Hình thành nhanh chóng kết cấu hạ tầng: Quá trình đô thị hóa là quá trình hình thành nhanh chóng kết cấu hạ tầng kỹ thuật bắt đầu bằng hệ thống giao thông, tiếp theo đó là hệ thống điện, nước, thông tin liên lạc, trường học, bệnh viện, trung tâm thương mại, dịch vụ và cuối cùng là khu dân cư.
- Thay đổi lối sống: Thay đổi tập quán sinh hoạt, lối sống, phương thức kiếm sống là kết quả tất yếu của quá trình đô thị hóa. Người dân sẽ nhanh chóng thích nghi và biến đổi tập quán cho phù hợp với lối sống đô thị hiện đại.
- Thay đổi cơ cấu dân cư: cơ cấu dân cư theo tuổi, giới, theo tầng lớp xã hội, theo nghề nghiệp cũng biến đổi trong quá trình đô thị hóa. Sự phân hóa giàu nghèo ngày càng rõ nét. Thu nhập của dân cư nói chung tăng lên nhưng tốc độ tăng của mỗi nhóm xã hội, mỗi nghề nghiệp rất khác nhau. Cơ cấu giàu nghèo có quan hệ chặt chẽ với cơ cấu nghề nghiệp, việc làm của người lao động.
1.4.2. Tác động của đô thị hóa đến việc làm của người lao động vùng nông thôn 1.4.2.1. Tác động của đô thị hóa đến việc làm
- Đô thị hóa tạo nhiều việc làm mới
Đô thị hóa tạo nhiều việc làm trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, thương mại và dịch vụ. Để tiến hành đô thị hóa đòi hỏi phải thúc đẩy xây dựng, cải tạo, phát triển cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, hình thành các khu công nghiệp, khu du lịch, khu thương mại, khu đô thị mới ngày càng hiện đại. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật hiện đại sẽ kích thích gia tăng hội tụ các nguồn lực đầu tư cho sản xuất, thúc đẩy hoạt động kinh tế phi nông nghiệp diễn ra ngày càng sôi động, đa dạng và phát triển các ngành nghề công nghiệp, xây dựng, thương mại và dịch vụ…đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, đô thị hóa từ đó tạo nhiều việc làm mới trong công nghiệp, xây dựng, thương mại và dịch vụ.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
- Đô thị hóa tạo nhiều việc làm trong khu vực kinh tế không chính thức
Đô thị hóa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao thu nhập và mức sống của dân cư đô thị làm nảy sinh các nhu cầu ngày càng cao về vật chất và tinh thần. Để đáp ứng nhu cầu đó đòi hỏi sản xuất và dịch vụ phải được mở rộng, kéo theo sự phát triển đa dạng các ngành nghề, tạo nhiều việc làm mới. Trong đó, đáng chú ý là sự hình thành và phát triển một cách tự phát khu vực kinh tế không chính thức với những hoạt động kinh tế quy mô nhỏ, không đăng ký, không đòi hỏi trình độ chuyên môn kỹ thuật như bán hàng rong, các dịch vụ, buôn bán nhỏ tại nhà, trên vỉa hè, giúp việc gia đình, lao động tự do…
Đô thị hóa còn thúc đẩy thực hiện các chương trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở vùng nông thôn, đặc biệt là sự phát triển công nghiệp chế biến và đa dạng hóa các ngành nghề tiểu, thủ công nghiệp. Từ đó, thu hút một bộ phận lao động nông nhàn, lao động dư thừa từ nông nghiệp (do không còn đất nông nghiệp để canh tác) vào làm việc và tăng thời gian làm việc ở khu vực nông thôn.
- Đô thị hóa làm thay đổi cơ cấu việc làm
Trong quá trình đô thị hóa do có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ dựa vào nông nghiệp là chủ yếu sang công nghiệp, thương mại và dịch vụ, do đó cấu việc làm sẽ thay đổi. Cùng với sự phát triển đô thị, cơ cấu việc làm thay đổi theo các xu hướng sau:
+ Tăng việc làm trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, dịch vụ, giảm việc làm trong lĩnh vực nông nghiệp.
+ Tăng việc làm đòi hỏi trình độ lao động cao, giảm việc làm đòi hỏi trình độ thấp, nhất là lao động giản đơn.
+ Tăng việc làm có năng suất, thu nhập cao, giảm việc làm có năng suất thu nhập thấp
- Đô thị hóa làm tăng khả năng tự tạo việc làm và tìm kiếm việc làm của người lao động. Do trình độ người lao động ngày càng được nâng lên, một bộ phận người lao động, nhất là lao động trẻ buộc phải tự trang bị cho mình một trình độ chuyên môn kỹ thuật nhất định. Ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa làm cho thị trường sức
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
lao động hoạt động sôi động hơn. Sự gia tăng về cả hai phía cung và cầu lao động cùng với môi trường kinh tế năng động chính là điều kiện cơ bản để phát triển mạnh mẽ các hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm. Vì vậy người lao động có điều kiện thuận lợi để tiếp cận các dịch vụ việc làm, thiết lập, mở rộng các mối quan hệ làm ăn và thực hiện các giao dịch trên thị trường lao động.
- Đô thị hóa làm gia tăng thất nghiệp ở một vài bộ phận lao động như: bộ phận lao động bị thu hồi đất, bộ phận lao động bị di dời khỏi nơi cư trú, bộ phận lao động ở các doanh nghiệp nhà nước buộc phải sắp xếp lại, cổ phần hóa.
1.4.2.2. Tác động đô thị hóa đến việc làm của người lao động vùng nông thôn
- Đô thị hóa tạo cơ hội chuyển đổi việc làm cho lao động vùng nông thôn từ nông nghiệp sang các lĩnh vực phi nông nghiệp.
- Đô thị hóa làm giảm việc làm, giảm đất đai canh tác nông nghiệp, do đó làm giảm việc làm của lao động nông nghiệp.
- Đô thị hóa làm tăng sức ép tìm kiếm việc làm, nhất là đối với lao động nông nghiệp.
Ở Việt Nam, thập niên 90 của thế kỷ XX, bình quân mỗi năm có khoảng 1,8 triệu người bước vào độ tuổi lao động, trong khi đó chỉ có khoảng 50-60 vạn người bước ra khỏi tuổi lao động. Như vậy, số lao động bổ sung hàng năm khoảng 1,2 triệu người (đại bộ phận số lao động này ở nông thôn). Những năm gần đây, con số này giảm xuống khoảng trên dưới 1 triệu người. Nhưng tốc độ đô thị hóa tăng nhanh nên làm cho sức ép tìm kiếm việc làm tăng, đặc biệt là với lao đông vùng nông thôn [20, tr30].
Nguy cơ mất việc làm của lao động ở nông thôn không chỉ do họ mất đất canh tác (chuyển đổi mục đích sử dụng đất), mà còn do chất lượng cung lao động nông thôn thấp.
Với người nông dân, đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu. Với họ, không có đất đồng nghĩa với không có việc làm. Thêm vào đó, do họ phần lớn không có trình độ chuyên môn kỹ thuật, nên dù các doanh nghiệp có ưu tiên tuyển dụng thì họ cũng không đủ điều kiện đáp ứng. Nhìn chung, họ chưa thích ứng hoặc chưa kịp thích
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
ứng với lao động sản xuất mang tính chất công nghiệp. Tất cả những điều đó làm tăng nguy cơ thất nghiệp cho lao động nông thôn.