Thực trạng về lao động và việc làm qua điều tra

Một phần của tài liệu Việc làm cho người lao động vùng nông thôn ở thành phố đồng hới, tỉnh quảng bình (Trang 69 - 81)

CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG VÙNG NÔNG THÔN Ở THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI, TỈNH QUẢNG BÌNH

2.3. Thực trạng việc làm của lao động vùng nông thôn ở thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình qua điều tra

2.3.2. Thực trạng về lao động và việc làm qua điều tra

Qua điều tra ngẫu nhiên 180 phiếu của 6 xã trên địa bàn thành phố Đồng Hới, kết quả thu được:

Về giới tính: Nam 87 người, chiếm 48,3%; nữ 93 người, chiếm 51,7%. Như vậy thể hiện cơ cấu giới tính của lao động vùng nông thôn ở thành phố Đồng Hới là nữ cao hơn nam nhưng tỷ lệ chênh lệch không đáng kể.

Về độ tuổi: Trên cơ sở các thông tin thu thập được tôi tiến hành phân chia lao động thành 3 nhóm tuổi, việc phân chia dựa trên các chỉ tiêu về sức khỏe, khả năng tạo việc làm, mức độ làm việc của mỗi nhóm.

Độ tuổi của bộ phận lao động trong nhóm điều tra sau khi xử lý cho thấy:

nhóm tuổi từ 15 đến 24 gồm 53 người, chiếm 29,4% ; nhóm tuổi từ 25 đến 44 tuổi gồm 82 người, chiếm 45,6%; nhóm tuổi từ 45 đến 60 tuổi gồm 45 người, chiếm 25% (xem biểu đồ 2.1)

Như vậy có thể thấy lao động ở nông thôn phần lớn đều nằm trong độ tuổi rất trẻ (từ 15 đến 45 tuổi), trong đó tập trung ở nhóm tuổi từ 25 đến 45 (82 người). Đây là một trong những lợi thế rất lớn trong quá trình lao động sản xuất nông nghiệp cũng như quá trình tiếp thu khoa học, kỹ thuật và khả năng chuyển đổi nghề trong tương lai, tạo điều kiện thuận lợi trong chuyển dịch cơ cấu của thành phố.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Về trình độ văn hóa: Là vùng nông thôn thuộc thành phố nhưng về mặt trình độ văn hóa của người lao động vẫn còn nhiều hạn chế: Trong tổng số người được hỏi có 14 người chưa tốt nghiệp, chiếm 7,8%; 66 người tốt nghiệp tiểu học, chiếm 36,7%; 70 người tốt nghiệp trung học cơ sở, chiếm 38,9% và 30 người học hết trung học phổ thông, chiếm 16,7%.

Biểu đồ 2.1. Cơ cấu nhóm độ tuổi lao động qua điều tra

Về trình độ chuyên môn kỹ thuật: Cũng giống như trình độ văn hóa, trình độ CMKT bên cạnh việc chịu ảnh hưởng của đặc thù, tính chất công việc của vùng nông thôn thì còn chịu ảnh hưởng của trình độ văn hóa mà người lao động đã được học. Kết quả điều tra cho thấy: Số lao động không có CMKT 75 người, chiếm 41,7%; học nghề ngắn hạn 43 người, chiếm 23,9%; học nghề dài hạn 40 người, chiếm 22,2%; trung cấp chuyên nghiệp 14 người, chiếm 7,8%; cao đẳng, đại học 8 người, chiếm 4,4% và không có trình độ trên đại học. Phần lớn người lao động không có chuyên môn kỹ thuật thuộc nhóm điều tra nhóm tuổi từ 46-60 và là lao động thuần nông.

29%

46%

25%

Nhóm tuổi từ 15-24 Nhóm tuổi từ 25-45 Nhóm tuổi từ 46-60

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Bảng 2.9. Đặc điểm người được khảo sát

Đặc điểm Số người khảo sát

Tỷ lệ

(%) Đặc điểm Số người

khảo sát

Tỷ lệ (%)

Giới tính Nhóm tuổi

Nam 87 48,3 Từ 15 - 24 53 29,4

Nữ 93 51,7 Từ 25 - 45 82 45,6

Tổng số 180 100,0 Từ 46 - 60 45 25,0

Tổng số 180 100,0

Trình độ văn hóa Số người

khảo sát % Trình độ

chuyên môn

Số người

khảo sát %

Chưa TNTH 14 7,8 Không có CMKT 75 41,7

Tốt nghiệp TH 66 36,7 Nghề ngắn hạn 43 23,9

Tốt nghiệp THCS 70 38,9 Nghề dài hạn 40 22,2

Tốt nghiệp THPT 30 16,7 Trung cấp chuyên

nghiệp 14 7,8

Tổng số 180 100,0 Đại học, Cao đẳng 8 4,4

Trên Đại học 0 0,0

Tổng số 180 100,0

Số liệu điều tra xử lý năm 2014 Qua bảng 2.9 có thể thấy một thực tế là số lao động được hỏi trả lời không có chuyên môn kỹ thuật khá nhiều và nằm trong nhóm tuổi từ 45-60 chiếm 41,7%. Đây sẽ là một khó khăn rất lớn trong quá trình nâng cao trình độ cho người lao động ở nông thôn vì những người lao động này tuổi khá lớn và trước đây do điều kiện kinh tế khó khăn (ảnh hưởng chung của nền kinh tế đất nước những năm 1960-1970) nên họ không được đi học, hoặc chỉ học hết lớp 5 hoặc lớp 7 rồi nghỉ học ở nhà tham gia lao động sản xuất cùng với gia đình. Nhưng bên cạnh đó lợi thế của nhóm lao động này là mặc dù trình độ văn hóa thấp, không có trình độ chuyên môn kỹ thuật nhưng họ lại có kinh nghiệm lao động. Điều này vẫn rất quan trọng đối với lao động thuần nông. Lao động vùng nông thôn của thành phố trình độ được nâng lên rõ rệt trong những năm gần đây, người lao động được trang bị về chuyên môn kỹ thuật thông

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

qua các lớp đào tạo nghề ngắn hạn và dài hạn, các trường lớp trung cấp kỹ thuật, cao đẳng đại học. Điều đáng chú ý là số lao động được đào tạo nằm trong độ tuổi trẻ (từ 15-45), điều này tạo thuận lợi rất lớn trong công cuộc chuyển dịch cơ cấu nghề nghiệp và tiếp thu, ứng dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Có thể thấy một thực tế là những kết quả này đạt được nhờ vào chính sách an sinh xã hội, thu hút nhân tài và khuyến khích bổ sung văn hóa của các cấp chính quyền thành phố nhằm nâng cao trình độ dân trí của người dân thành phố nói chung và đặc biệt các xã vùng nông thôn nằm bao quanh vùng đô thị phát triển.

Về thu nhập, mức sống

Qua điều tra thực tế cho thấy mức sống của người lao động vùng nông thôn thành phố Đồng Hới còn ở mức thấp: thu nhập dưới 15 triệu đồng/năm gồm 81 người, chiếm 45,0%; thu nhập từ 15-25 triệu đồng gồm 63 người, chiếm 35,0%, thu nhập trên 25 triệu đồng chỉ có 36 người, chiếm 20%.

Số người có nguồn thu nhập dưới 15 triệu đồng trong một năm tương đối lớn, chiếm 45%, trong khi đó số người có nguồn thu nhập trên 25 triệu đồng trong một năm chiếm tỷ lệ 20%; phản ánh mức sống của người lao động trên địa bàn vẫn còn ở mức thấp. Điều này cho thấy rõ nét mối tương quan giữa thu nhập và việc làm (vấn đề này được đề cập cụ thể trong phần 2.3.2.2). Phần lớn những người lao động có thu nhập cao đều tham gia vào những ngành không thuần nông, chẳng hạn như buôn bán, dịch vụ, du lịch ở hai xã ven biển như Bảo Ninh, Quang Phú, làm nghề mộc, chủ thầu xây dựng ở xã Đức Ninh… hoặc vừa sản xuất nông nghiệp, vừa buôn bán, dịch vụ. Số người có nguồn thu nhập trong năm tương đối thấp (dưới 15 triệu đồng) chiếm tỉ lệ khá cao trong tổng số người điều tra, phản ánh mức sống của bản thân cũng như gia đình người lao động còn thấp ( xem bảng 2.10). Chính vì vậy mà đa số người được hỏi đều có nhu cầu vay vốn để đầu tư mở rộng sản xuất hoặc học nghề, điều đó thể hiện mong muốn mở rộng đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho bản thân và gia đình của người lao động.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Bảng 2.10. Thu nhập bình quân của mỗi lao động trong một năm

Chỉ tiêu Số người khảo sát Tỷ lệ (%)

Dưới 15 triệu đồng 81 45,0

Từ 15 đến 25 triệu đồng 63 35,0

Trên 25 triệu đồng 36 20,0

Tổng 180 100,0

Số liệu điều tra xử lý năm 2014

Biểu đồ 2.2. Thu nhập bình quân của người lao động 2.3.2.2. Về việc làm

Trong tổng số 180 người khảo sát trả lời về việc làm như sau: thuần nông 95 người, chiếm 52,8%; CN-TTCN 32 người, chiếm 17,8%; dịch vụ thương mại có 41 người chiếm 22,8%; ngành nghề khác như làm thuê, phụ nề... 12 người, chiếm 6,7%. Như vậy qua điều tra cho thấy, lao động thuần nông vẫn là chủ yếu và chiếm hơn 50%. Mức chênh lệch của số người lao động trong các ngành nghề cho thấy ngành thương mại - dịch vụ chiếm tỷ lệ cao đứng sau lao động làm nông nghiệp.

Vùng nông thôn nhưng tỉ lệ người buôn bán, làm việc trong lĩnh vực dịch vụ du lịch chiếm số lượng thương đối khá (22,8%) sau lĩnh vực thuần nông đã cho thấy sự

45%

35%

20%

Dưới 15tr đồng Từ 15 -25tr đồng Trên 25tr đồng

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

chuyển dịch ngành nghề từ thuần nông sang các lĩnh vực khác ngoài nông nghiệp.

Điều đó thể hiện trong những năm gần đây với tốc độ đô thị hóa nhanh. Thành phố Đồng Hới đang chuyển mình để phấn đấu lên đô thị loại II năm 2015, cùng với nó là việc thu hẹp dần đất sản xuất nông nghiệp để chuyển sang việc xây dựng các công trình cơ quan, nhà máy, xí nghiệp mở rộng không gian đô thị. Đất sản xuất nông nghiệp giảm nên ruộng ngày càng ít đi, thời gian nhàn rỗi ngày càng nhiều, người nông dân bắt đầu tự tìm các việc làm thêm mới như vào ngày hè, do du lịch biển hoạt động mạnh, khách đông nên các dịch vụ phát sinh rất nhiều đó là cơ hội cho việc buôn bán nhỏ lẻ trên khu vực gần bãi biển Nhật Lệ.

Đồng Hới là trung tâm kinh tế - chính trị của tỉnh Quảng Bình đây là vùng đất có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch đặc biệt là du lịch biển. Bờ biển dài và đẹp, độ nghiêng mỏng, biển gần bờ cạn, bãi biển thẳng tắp kéo dài từ xã Quang Phú đến hết địa phận xã Bảo Ninh. Vùng sinh thái biển, ven sông với nhiều dạng địa hình, cảnh quan, nhiều di tích văn hóa lịch sử và danh lam thắng cảnh thơ mộng, đó là điểm rất thu hút khách đến với biển Nhật Lệ tăng đều qua các năm vào mùa du lịch tạo nhiều việc làm và mang lại thu nhập lớn cho người dân.

Việc làm của người lao động vùng nông thôn thành phố Đồng Hới mang đặc thù của từng địa phương trên địa bàn thành phố. Chẳng hạn xã Quang Phú và xã Bảo Ninh nằm gần biển nên gắn với việc khai khác đánh bắt nuôi trồng và chế biến thủy hải sản là chủ yếu, ngoài ra xã Bảo Ninh còn phát triển kinh tế nhờ trồng rau sạch trên cát cung cấp lượng rau rất lớn cho người dân thành phố. Xã Đức Ninh có nghề thợ xây, thợ nề nổi tiếng khắp vùng với truyền thống “nề vương” có từ lâu đời, xã Lộc Ninh, Nghĩa Ninh nổi tiếng với nghề trồng lúa nước và trồng các loại cây hành, tỏi, bí đỏ, dưa chuột, cà chua…có nhiều gia đình thu hoạch hàng tấn lúa mỗi năm với năng suất cao.

Cùng với công tác quy hoạch, xây dựng cơ bản, trong sản xuất nông nghiệp, các xã đã chỉ đạo bà con xóa vườn tạp, cải tạo trồng cây ăn quả, trồng rừng, mạnh dạn chuyển những diện tích đất nông nghiệp kém hiệu quả sang sản xuất các mô hình cá - lúa - lợn, giữ vững ổn định gia súc gia cầm theo hướng trang trại vừa và nhỏ.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Hiện nay trên địa bàn xã Nghĩa Ninh đã xuất hiện nhiều mô hình kinh tế trang trại tổng hợp làm ăn hiệu quả. Phát huy lợi thế về nguồn nhân lực và tài nguyên khoáng sản, thiên nhiên tại địa phương, thời gian qua, xã đã có chính sách ưu đãi trong giải quyết vốn vay, hướng nghiệp, đào tạo nghề, nhờ vậy một số cơ sở tiểu thủ công nghiệp như mộc mỹ nghệ, nhôm kính đã hình thành và làm ăn có hiệu quả,từng bước mở rộng sản xuất, thị trường, nâng cao năng lực sản xuất làm giàu cho gia đình và tạo công ăn việc làm cho lao động tại địa phương.

Cuối cùng là xã Thuận Đức do địa hình là vùng bán sơn địa nằm sâu trong rừng rậm lớn nên người dân chủ yếu trồng rừng, đặc biệt là các loại cây lâu năm như xoài, ổi, mít, nhãn…đó là việc làm chính và mang lại thu nhập chủ yếu cho người dân.

Bảng 2.11:Ngành nghề lao động và số ngày làm việc Ngành nghề

lao động

Số người khảo sát

Tỷ lệ (%)

Số ngày làm việc trong

1 tháng

Số người khảo sát

Tỷ lệ (%)

Nông nghiệp 95 52,8 Dưới 15 ngày 21 11,7

CN-TTCN 32 17,8 Từ 15- 22 ngày 99 55,0

DV-TM 41 22,8 Từ 22-30 ngày 57 31,7

Nghề khác 12 6,7 Không xác định 3 1,7

Tổng 180 100,0 180 100,0

Nguồn: Số liệu điều tra xử lý năm 2014 Bảng 2.11 cho thấy thời gian lao động trung bình trong một tháng dưới 30 ngày khá nhiều, dưới 15 ngày là 21 người chiếm 11,7%, từ 15 đến 22 ngày là 99 người chiếm 55%, từ 22 đến 30 ngày là 57 người chiếm 31,7%. Chính vì thế mà số người được hỏi trả lời có làm thêm, đặc biệt là khoảng thời gian nông nhàn là rất lớn. Qua đó phản ánh thực trạng về nhu cầu có công việc ổn định trong năm của lao động vùng nông thôn là rất lớn, người lao động vùng nông thôn chủ yếu tự tạo ra cho bản thân công việc làm thêm nhằm nâng cao thu nhập cho bản thân và gia đình như làm nghề thủ công, buôn bán nhỏ lẻ, làm thuê những lúc khi mùa vụ kết thúc.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

2.3.2.3. Về thất nghiệp

Đặc thù của công việc ở vùng nông thôn mang tính thời vụ cao, công việc của nhà nông thường phụ thuộc phần lớn vào thời tiết và vụ mùa, do vậy có những khoảng thời gian công việc hết sức căng thẳng, nhưng cũng có những khoảng thời gian hầu như không có việc làm, người nông dân chủ yếu nghỉ ngơi, thường thì khoảng thời gian đó kéo dài từ một đến hai tháng trong năm. Đồng thời công việc thường ngày cũng không đòi hỏi nghiêm ngặt về thời gian, giờ giấc, chính vì thế rất khó xác định thời gian thực làm việc của người nông dân là bao nhiêu, chẳng hạn, đối với trồng trọt thì các công việc như phun thuốc trừ sâu, cung cấp nước, làm cỏ…đối với chăn nuôi cũng vậy, cung cấp thức ăn cho vật nuôi phần lớn được người nông dân tận dụng từ các sản phẩm dư thừa trong sinh hoạt hoặc các sản phẩm tận dụng sau thu hoạch các loại cây trồng, vì thế rất khó xác định được số ngày công thực tế mà người lao động bỏ ra trong một chu kỳ sản xuất. Từ đó có thể thấy rằng rất khó để có cơ sở xác định người nông dân có thực sự thất nghiệp không, hay đó chỉ là dạng thiếu việc làm diễn ra theo chu kỳ hàng năm.

Trong tổng số 180 người được điều tra có 95 người làm việc ở ngành nông nghiệp, chiếm 52,8% tổng số người được hỏi, có thể nói công việc của những người này gián đoạn trong năm, do đó thời gian rảnh rỗi còn lại họ có thể đi làm thuê hoặc làm thêm những công việc khác, 47,2% trong tổng số người còn lại làm việc ở các ngành ngoài nông nghiệp. Tuy nhiên, cho dù là công việc ngoài nông nghiệp nhưng phần lớn những công việc đó đều có mối quan hệ mật thiết với các hoạt động sản xuất nông nghiệp của người nông dân, do vậy phụ thuộc khá nhiều vào thời gian và các sản phẩm thu được từ vụ mùa, việc làm của họ phụ thuộc và gắn chặt với việc làm của lao động thuần nông.

Quá trình điều tra, thất nghiệp là 13 người, theo họ nguyên nhân thất nghiệp chủ yếu là do thiếu đất canh tác chiếm 53,8% và không có tay nghề chiếm 23,1%, thiếu các cơ sở đào tạo việc làm 15,4%, ngoài ra còn có ý kiến cho rằng nguyên nhân dẫn đến thiếu việc làm là do tăng dân số 7,7%, không có ý kiến nào cho rằng thất nghiệp là do thu nhập thấp. Điều này phản ánh thực trạng thiếu đất canh tác

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

trên địa bàn thành phố do quá trình đô thị hóa nên diện tích đất nông nghiệp bị giảm và người lao động không được đào tạo nghề, đặc biệt là nghề mới, nghề có triển vọng bền vững và mang lại thu nhập cao cho người lao động.

2.3.2.4. Về thiếu việc làm

Thiếu việc làm đang là một thực tế của người lao động ở hầu khắp các khu vực nông nghiệp, nông thôn, đối với họ do đặc thù công việc của nhà nông luôn gắn chặt với vụ mùa, giống cây trồng, vật nuôi và sự chi phối của điều kiện thời tiết. Vì thế công việc của họ luôn mang tính chu kỳ và lặp lại năm này qua năm khác.

Bảng 2.12. Thời gian thiếu việc làm và nguyên nhân thiếu việc làm Thời gian

thiếu việc làm

Số người khảo sát

Tỷ lệ (%)

Nguyên nhân thiếu việc làm

Số người khảo sát

Tỷ lệ (%)

Không 70 38,9 Không 70 38,9

1 tháng 55 30,6 Thiếu đất

canh tác 57 31,7

2 tháng 33 18,3 Thiếu vốn 31 17,2

3 tháng 18 10,0 Không có

tay nghề 16 8,9

Trên 3 tháng 4 2,2 Thiếu cơ sở

tạo việc làm 6 3,3

Tổng cộng 180 100,0 Tổng số 180 100,0

Số liệu điều tra xử lý năm 2014 Hiện nay sản xuất nông nghiệp được cơ giới hóa mạnh nên trong những năm qua tỷ lệ lao động nông nghiệp có xu hướng giảm, nhưng số lượng lao động thiếu việc làm trong khu vực này vẫn chiếm số lượng lớn.

Có thể thấy rằng trong tổng số 180 người được hỏi chỉ có 70 người trả lời đủ việc làm chiếm 38,9%, thời gian thiếu việc làm của người lao động được điều tra từ 1 tháng là 55 người chiếm 30,6%, thiếu việc làm 2 tháng là 33 người chiếm 18,3%, từ 3 tháng trở lên trong năm là 22 người chiếm 12,2% và lĩnh vực thiếu việc làm này tập trung vào sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, người lao động vùng nông thôn phần nhiều là tận dụng thời gian nông nhàn để làm thêm, do vậy giải quyết việc làm

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

cho họ trong khoảng thời gian này là rất khó, bởi vì thời gian làm việc của họ bị gián đoạn trong năm chính vì thế không thể đáp ứng được yêu cầu công việc.

Ngoài những nguyên nhân như thiếu đất, thiếu chuyên môn kỹ thuật. Đa số ý kiến khảo sát cho rằng theo họ nguyên nhân dẫn đến thiếu việc làm vẫn là do thiếu đất canh tác, người lao động không có tay nghề do không được đào tạo đúng quy trình, thiếu các cơ sở tạo việc làm.

Nhìn chung việc đào tạo nghề cho lao động vùng nông thôn là rất cần thiết và cấp bách hiện nay, thêm vào đó ta thấy được lao động vùng nông thôn vẫn còn trông chờ, ỷ lại trong việc tìm việc làm.

Công việc làm thêm của người nông dân:

Do đặc thù của lao động vùng nông thôn thời gian nông nhàn khá nhiều, do đó người lao động ở vùng nông thôn có nhu cầu làm thêm rất lớn. Qua điều tra cho thấy trong tổng số 180 người được hỏi thì có 69 người trả lời có làm thêm để tăng thu nhập, trong đó công việc làm thêm chủ yếu là buôn bán nhỏ, đi xây nhà, phụ nề, làm thợ mộc, chạy xe thồ… có một số nam, nữ lao động đang còn trẻ đi vào Miền Nam tìm việc làm thuê để kiếm thêm thu nhập cho bản thân và gia đình. Một số người không đi làm thêm vì không biết tìm việc gì, ở đâu, chỉ có 5 trường hợp không muốn đi làm thêm vì có tiền viện trợ của người thân ở nước ngoài gửi về.

Công việc làm thêm của người lao động không ổn định, lúc nào hết vụ mùa có thời gian là đi tìm việc làm, trong số những người được hỏi làm thêm vào lúc nông nhàn thì lao động nữ chiếm số lượng đông hơn nam giới. Được biết thu nhập của nhóm lao động này rất thấp từ 80- 100 nghìn đồng/ngày.

Trong số 6 xã tiến hành điều tra thì xã Đức Ninh có số người làm thợ nề và phụ hồ nhiều nhất và thường tập trung vào mùa xuân hay mùa hè. Nhóm lao động này thường là nam chiếm số lượng lớn hơn và cũng tùy theo công trình mà người lao động có thời gian làm thêm không xác định rõ có khi từ 15-20 ngày, có khi kéo dài vài tháng và thu nhập của họ khoảng từ 100-150 nghìn/ngày.

Nhu cầu làm thêm của người lao động vùng nông thôn là rất lớn. Tuy nhiên người lao động vùng nông thôn phần nhiều tận dụng thời gian nông nhàn để làm

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Một phần của tài liệu Việc làm cho người lao động vùng nông thôn ở thành phố đồng hới, tỉnh quảng bình (Trang 69 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)