Những gợi ý cho quy chế tài chính và Basel III

Một phần của tài liệu Ôn tập môn học Tài chính Tiền Tệ (Trang 42 - 44)

BASEL III: Ngân hàng thanh toán quốc tế bắt đầu đề cập đến khung pháp lý quốc tế cho ngân hàng, đƣợc gọi là Basel III từ tháng 9/2010

Những quy định đầu tiên của Basel III bao gồm:

- Những định nghĩa chặt chẽ hơn về cổ phiếu thông thƣờng - Giới thiệu về tỷ lệ đòn bẩy tài chính

- Một khung dành cho các bƣớc đệm tài chính phản chu kỳ - Những đo lƣờng để giới hạn rủi ro tín dụng từ đối tác

- và tính thanh khoản có thể định lƣợng ở kỳ trung hạn và dài hạn

Một số khác biệt giữa Basel II và III

1. Vốn cấp 1

BASEL II:

- Tỷ lệ vốn cấp 1 = 4%

- Tỷ lệ vốn cấp 1 cơ bản = 2%

- Sự khác biệt giữa yêu cầu về tổng vốn ở mức 8% và yêu cầu về vốn cấp 1 có thể đƣợc giải quyết thông qua vốn cấp 2

BASEL III:

- Tỷ lệ vốn cấp 1 = 6% (4 -> 6%)

- Tỷ lệ vốn cấp 1 cơ bản (giá trị cổ phiếu thông thƣờng sau khi trừ đi các khoản giảm trừ = 4.5%. - Tỷ lệ vốn cấp 1 (giá trị cổ phiếu thông thƣờng sau khi trừ đi các khoảng giảm trừ) trƣớc năm 2013 =

2%; 01/01/2013 = 3.5%; 01/01/2014 = 4%; 01/01/2515 = 4.5%

2. Vùng đệm bảo toàn vốn

- BASEL II: Không có vùng đệm bảo toàn vốn

- BASEL III: Các ngân hàng đƣợc yêu cầu phải có 1 vùng đệm bảo toàn vốn ở mức 2.5% để chống lại những áp lực trong tƣơng lại với những yêu cầu về cổ phiếu thông thƣờng ở mức 7%. Vùng đệm bảo toàn vốn 2.5%, ở mức đỉnh của vốn cấp 1, sẽ giao với giá trị cổ phiếu thông thƣơng, sau khi đã tính đến các khoản giảm trừ. Vùng đệm bảo toàn vốn trƣớc 2016 = 0.625%; 01/01/2017 = 1.25%; 01/01/2018 = 1.875% và 01/01/2019 = 2.5%

Mục đích của vùng đệm an toàn vốn là để đảm bảo rằng các ngân hàng duy trì một vùng đệm về vốn có thê sử dụng để bù đắp những thiệt hại trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế hoặc tài chính

3. Vùng đệm vốn phản chu kỳ

- BASEL II: Không có vùng đệm vốn phản chu kỳ

- BASEL III: Vùng đệm vốn phản chu kỳ ở mức 0 – 2.5% so với giá trị cổ phiếu thƣờng hoặc một khoản vốn bù đắp toàn bộ thiệt hại sẽ đƣợc thực hiện tùy theo tình hình thực tế của quốc gia.

 Những ngân hàng có tỷ lệ vốn thấp hơn 2.5%, sẽ phải đối mặt với những hạn chế về việc chi trả cổ tức, mua lại cổ phiếu và tiền thƣởng.

Vùng đệm sẽ đƣợc chia theo giai đoạn từ 01/2006 và hoàn toàn có hiệu lực vào 01/2019. Vùng đệm vốn phản chu kỳ trƣớc 2016 = 0%; từ 01/01/20166 = 0.625%; 01/01/2017 = 1.25%; 01/01/2018 = 1.875% và 01/01/2019 = 2.5%

4. Yêu cầu về vốn cho những ngân hàng quan trọng trong hệ thống

- BASEL II: Không có yêu cầu về vốn đối với những ngân hàng quan trọng trong hệ thống

- BASEL III: Những ngân hàng quan trọng trong hệ thống nên có khả năng bù đắp lỗ theo nhƣ những tiêu chuẩn đƣợc thông báo gần đây và vấn đề này vẫn đang đƣợc tiếp tục bàn đến tại Ủy ban bình ổn tài chính và Hội đồng Basel

Ủy ban Basel đang phát triển một cách tiếp cận tích hợp cho những định chế tài chính quan trọng trong hệ thống có thể bao gồm sự kết hợp của các khoản phụ phí vốn; vốn phụ thuộc và chứng khoán nợ giải cứu khẩn cấp

Tổng vốn pháp định = tỷ lệ vốn cấp 1 + Vùng đệm bảo toàn vốn + vùng đệm vốn phản chu kỳ + Nhu cầu vốn cho những ngân hàng quan trọng trong hệ thống

Chƣơng 5: LÃI SUẤT

1. Khái niệm và các loại lãi suất 2. Phân loại lãi suất

3. Các nhân tố ảnh hƣởng tới lãi suất 4. Phƣơng pháp xác định lãi suất

Một phần của tài liệu Ôn tập môn học Tài chính Tiền Tệ (Trang 42 - 44)