PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC NỢ PHẢI TRẢ NGƯỜI BÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
1.2 Quy trình kiểm toán khoản mục Nợ phải trả người bán
1.2.2 Quy trình kiểm toán khoản mục Nợ phải trả người bán
1.2.2.1 Lập kế hoạch kiểm toán
Trong bước lập kế hoạch kiểm toán trải qua 5 bước như sau:
Sơ đồ 2.1.3:Các bước trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán
Chuẩn bị kế hoạch kiểm toán
Trên cơ sở đã xác định được đối tượng khách hàng có thể phục vụ trong tương lai, công ty kiểm toán sẽ tiến hành các công việc cần thiết để chuẩn bị lập kế hoạch kiểm toán bao gồm: đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán, nhận diện các lý do kiểm toán, lựa chọn đội ngũ nhân viên kiểm toán và ký hợp đồng kiểm toán.
Công ty kiểm toán phải thực hiện công việc “ tìm hiểu lý do mời kiểm toán” để xem đối tƣợng nào sẽ sử dụng thông tin báo cáo tài chính, từ đó có thể xem khoản mục nào là trọng tâm của cuộc kiểm toán để có thể tránh rủi ro kiểm toán, tránh bị kiện cáo.
Từ việc tìm hiểu lý do mời kiểm toán, tuỳ thuộc vào mức độ quan trọng của người sử dụng thông tin của báo cáo tài chính mà công ty kiểm toán lựa chọn đội ngũ kiểm toán viên phù hợp, bên cạnh đó kiểm toán viên cần thỏa thuận sơ bộ với khách
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
hàng về thông tin nhƣ: phí kiểm toán, các tài liệu cần cung cấp cho cuộc kiểm toán…
Sau khi ký kết hợp đồng đơn vị sẽ chính thức trở thành đơn vị kiểm toán cho đơn vị.
Tìm hiểu về khách hàng
Thu thập thông tin chung về khách hàng, đây là nền tảng để kiểm toán viên có thể đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ, từ đó có thể biết đƣợc tính trọng yếu của từng khoản mục trên báo cáo tài chính.Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán tổng quát, kiểm toán viên cần thu thập thông tin về các mặt sau:
+ Ngành nghề hoạt động kinh doanh của khách hàng: Kiểm toán viên phải có hiểu biết chung về nền kinh tế, về mức độ lạm phát, về các chính sách của chính phủ.
Ngoài ra, các kiểm toán viên còn phải hiểu biết về môi trường kinh doanh và lĩnh vực kinh doanh, các thay đổi trong công nghệ, rủi ro kinh doanh, các điều kiện kinh doanh bất lợi. Hơn thế nữa, một yếu tố không thể thiếu khi tìm hiểu về ngành nghề hoạt động kinh doanh của khách hàng đó là cơ cấu quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh và cơ cấu vốn. Thu thập đƣợc các thông tin đó, kiểm toán viên có thể giải thích đƣợc một số điểm bất thường của doanh nghiệp như: sự tăng giảm bất thường của lợi nhuận, của chi phí…
+ Thu thập điều lệ công ty và giấy phép thành lập.
+ Báo cáo tài chính và các báo cáo kiểm toán, thanh tra hay kiểm tra của một vài năm trước.
+ Các biên bản họp Đại hội cổ đông, Hội đồng quản trị và Ban giám đốc.
+ Các hợp đồng cam kết quan trọng nhƣ hợp đồng mua bán, sử dụng bản quyền.
+ Các nội quy, chính sách của khách hàng: chính sách tín dụng, tiếp thị.
Ngoài ra thông qua việc phỏng vấn trao đổi với những người có thẩm quyền để trình bày về tình hình tài chính của đơn vị, hệ thống kiểm soát nội bộ, cơ cấu tổ chức.
Kiểm toán viên có thể tham quan đơn vị để có thể quan sát đƣợc hoạt động của đơn vị từ đó có thể đánh giá sơ bộ về hệ thống kiểm soát nội bộ.
Thực hiện các thủ tục phân tích sơ bộ
Thủ tục phân tích là việc so sánh các thông tin tài chính, các chỉ số các tỷ lệ để phát hiện những biến động bất thường. Thực hiện các thủ tục phân tích sơ bộ trong
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
việc hoàn thàn. Mục đích của việc sử dụng các thủ tục phân tích là nhằm hiểu đƣợc công việc kinh doanh của khách hàng, đánh giá khả năng hoạt động của một công ty tiếp tục hoạt động tốt, có thể cho thấy dấu hiệu của các sai số trên báo cáo tài chính hay giúp kiểm toán viên có thể giảm bớt các kiểm tra chi tiết.
Một số các thủ tục phân tích đƣợc thực hiện trong giai đoạn này là : - So sánh số liệu ngành với của số liệu của công ty khách hàng.
- So sánh chi tiết số dư tổng hợp với chi tiết số dư tương tự năm trước ví dụ như so sánh các chi tiết của nợ phải trả vào cuối năm hiện hành với các chi tiết đó vào cuối năm trước
-Tính tỷ số và mối quan hệ tỷ lệ để so sánh với năm trước như các tỷ số về nợ phải trả người bán được tính theo tỷ lệ với tổng nợ phải trả của năm nay và thực hiện so sánh với năm trước
Đánh giá sơ bộ hệ thống kiểm soát nội bộ
Để đánh giá đƣợc hệ thống kiểm soát nội bộ khách hàng đối với khoản mục Nợ phải trả một cách chính xác thì kiểm toán viên cần tìm hiểu các thủ tục sau:
Tìm hiểu các thủ tục kiểm soát đối với các chức năng mua hàng, nhận hàng, lưu trữ hàng, sản xuất và xuất hàng nhƣ xem xét tại đơn vị khách hàng:Đơn vị có thiết lập một phòng chuyên trách cho việc mua hàng không? Bộ phận tài vụ có tách riêng với bộ phận kế toán không?
Tìm hiểu quy trình luân chuyển chứng từ, kể từ giai đoạn mua vào cho đến khi tiêu thụ sản phẩm. Tìm hiểu xem xác chứng từ có đƣợc ghi chép chính xác và đầy đủ không? Có được sự phê duyệt của những người có thầm quyền hay không?...
Tìm hiểu về hệ thống kế toán trong chu trình mua hàng, chi phí, gồm tìm hiểu:
+ Các sơ đồ hạch toán, loại tài khoản, các loại sổ sách sử dụng có đảm bảo cung cấp thông tin tài chính đáng tin cậy cho công tác quản lý không?
+ Hệ thống sổ chi tiết có đảm bảo cung cấp số liệu chi tiết cho công việc điều hành cụ thể chƣa?
+ Đơn vị có thường xuyên kiểm tra đối chiếu công nợ phải trả với nhà cung cấp không?
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
Kiểm toán viên có thể mô tả hoặc vẽ thành các lưu đồ về hệ thống kiểm soát nội bộ đối với chu trình mua hàng để đánh giá về tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ. Ngoài ra, kiểm toán viên có thể phỏng vấn các nhân sự của công ty, kiểm tra các chứng từ hoặc sổ sách và quan sát các hoạt động trong quy trình mua hàng và theo dõi công nợ phải trả.
Xác lập mức trọng yếu và đánh giá rủi ro kiểm toán
Một sai lệch được xem là trọng yếu khi ảnh hưởng quan trọng đến báo cáo tài chính và quyết định của người sử dụng báo cáo tài chính. Sai lệch có thể là số tiền hay do bản chất của vấn đề. Việc xác lập mức trọng yếu rất quan trọng trong một cuộc kiểm toán nó là cơ sở để thiết kế các thủ tục kiểm toán thích hợp. Đối với khoản mục nợ phải trả trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán, kiểm toán viên cần phải xác lập mức trọng yếu chấp nhận đƣợc, cần xác định số tiền sai lệch tối đa cho phép. Còn đối với giai đoạn thực hiện và hoàn thành kiểm toán, kiểm toán viên cần phải cân nhắc và xem xét đến bản chất của sai lệch xem nó có trọng yếu không.
Trong giai đoạn chuẩn bị này, kiểm toán viên cần đánh giá rủi ro kiểm toán để điều chỉnh các thủ tục kiểm toán một cách thích hợp làm giảm rủi ro kiểm toán xuống thấp nhất ở mức độ có thể chấp nhận đƣợc.
Lập kế hoạch kiểm toán tổng quát và chương trình kiểm toán
Lập kế hoạch kiểm toán đưa ra những bước thực hiện và giúp cho cuộc kiểm toán được thực hiện một cách có hiệu quả. Thông thường trong một cuộc kiểm toán có lập kế hoạch chiến lược, lập kế hoạch kiểm toán tổng thể và chương trình kiểm toán.
Đối với kiểm toán các khoản mục như khoản mục nợ phải trả người bán thì lập chương trình kiểm toán cho khoản mục.
Lập chương trình kiểm toán giúp hoạch định những công việc cần thực hiện và thời gian hoàn thành, bao gồm các thủ tục kiểm toán cụ thể cần đƣợc thực hiện.
Chương trình kiểm toán nợ phải trả người bán được thiết kế bao gồm các thủ tục kiểm toán sau:
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
Bảng 2.1.1: Chương trình kiểm toán chi tiết khoản mục Nợ phải trả người bán
Thủ tục kiểm toán
Kiểm toán viên ký
tên
Ngày tháng hoàn thành
Hồ sơ kiểm toán
liên quan và nhận
xét
Thời hạn hoàn thành A.Đánh giá KSNB và điều tra sự chấp hành các
thủ tục kiểm soát
B.Dựa trên kết quả đánh giá HTKS nội bộ để xác định phạm vi kiểm toán
C.Thực hiện kỷ thuật phân tích số dƣ các khoản phải trả bằng cách so sánh số kỳ này với số dƣ tương ứng kỳ trước, với mức độ hoạt động kinh doanh, với các tài khoản liên quan và với số bình quân ngành. Điều tra và giải thích các khác biệt lớn hay bất thường.
D.Thực hiện hay yêu cầu cung cấp một bảng số dƣ chi tiết về các khoản nợ phải trả người bán:
1. Kiểm tra tổng số và đối chiếu với sổ cái.
2.Đối chiếu với sổ chi tiết của từng đối tƣợng.
3.Thảo luận với đơn vị về các khoản nợ phải trả người bán kéo dài hoặc đang tranh chấp.
4.Điều tra các số dƣ Nợ gửi thƣ xin xác nhận xem có phù hợp không và xem xét việc sắp xếp lại các khoản mục.
5.Xem xét các hợp đồng về các tài sản đã thế chấp.
E. Gửi thƣ xin xác nhận về các khoản nợ phải trả người bán và phân tích các thư hồi âm.
F. Dựa trên các chứng từ gốc, kiểm tra chọn lọc một số dư nợ phải trả người bán không xin xác nhận.
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
G. Tìm kiếm các khoản nợ phải trả người bán chưa đƣợc ghi chép:
1.Kiểm tra hồ sơ các báo cáo nhận hàng, những hóa đơn người bán chưa nhận hàng và bảng kê hàng hóa đã nhận nhƣng chƣa có hóa đơn.
2. Kiểm tra hồ sơ của các hóa đơn dở dang và những thông báo nợ của người bán.
3.Kiểm tra nhật ký chi quỹ sau thời điểm khóa sổ, nhìn lướt qua các khoản thanh toán quan trọng 4.Phỏng vấn về khả năng có thể có các khoản nợ phải trả người bán không được ghi chép.
5. Kiểm tra các khoản phải trả định kỳ nhƣ tiền thuê nhà, tiền điện xem có đƣợc ghi chép đầy đủ không?
H. Kiểm tra các khoản nợ phải trả người bán có gốc ngoại tệ xem có đƣợc đánh giá lại theo tỷ giá ngày khóa sổ không?
I. Phỏng vấn về các cam kết mua hàng mà trong đó có những điều khoản gây thiệt hại, hoặc cần khai báo.
J. Đánh giá các nghiệp vụ phát sinh với các bên liên quan và những tài liệu cần khai báo về:
1.Bản chất của mối quan hệ 2. Mô tả nghiệp vụ
3. Độ lớn của số tiền và các quan hệ bất thường.
4. Số tiền phải trả và thời hạn thanh toán
K. Kết luận về mức độ trung thực và hợp lý về số dư của nợ phải trả người bán vào ngày kết thúc niên độ.
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế