Giai đoạn lập kế hoạch

Một phần của tài liệu Tìm hiểu quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH kiểm toán và tư vấn thăng long TDK chi nhánh đà nẵng thực hiện (Trang 42 - 45)

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC NỢ PHẢI TRẢ NGƯỜI BÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH

2.2 Tổng quát về quy trình kiểm toán BCTC áp dụng tại công ty

2.2.1 Giai đoạn lập kế hoạch

Mục tiêu của việc lập kế hoạch kiểm toán là giúp KTV xác định vùng có rủi ro cao và thông qua đó thiết kế thủ tục kiểm toán hiệu quả. Việc lập kế hoạch đƣợc một KTV giàu kinh nghiệm thực hiện tùy theo quy mô của công ty khách hàng và phân công nhân sự của Giám đốc công ty. Bao gồm các bước công việc sau:

Chấp nhận khách hàng và đánh giá rủi ro hợp đồng

Công việc này đòi hỏi KTV phải xem xét liệu có thể chấp nhận cung cấp dịch vụ kiểm toán cho khách hàng dựa trên đặc điểm kinh doanh, uy tín của khách hàng cũng nhƣ tính chính trực, tuân thủ của Ban Giám đốc công ty khách hàng hay không. Công việc này cũng đƣợc tiến hành khác nhau với các đối tƣợng khác nhau thì khác nhau:

* Đối với các khách hàng mới đòi hỏi KTV phải xem xét kỹ lưỡng. Trước tiên, KTV tìm hiểu lý do mời kiểm toán của khách hàng, lý do thay đổi công ty kiểm toán (ví dụ do phí kiểm toán đắt), tự đánh giá khả năng cung cấp dịch vụ (lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh của khách hàng có thuộc phạm vi, chuyên môn kiểm toán của công ty không). KTV có thể gửi thƣ cho KTV tiền nhiệm tìm hiểu lý do rút lui khỏi hợp đồng đề phòng tự rút lui vì rủi ro. Sau đó, KTV phải tiếp tục đánh giá các yếu tố tiềm tàng có thể ảnh hưởng đến tính độc lập của cuộc kiểm toán... Sau khi tìm hiểu thông tin trong mẫu A110, KTV tiến hành đánh giá sơ bộ rủi ro của cuộc kiểm toán để xem xét có thể chấp nhận cung cấp dịch vụ cho khách hàng hay là phải từ chối ký hợp đồng.

* Đối với các khách hàng cũ thì KTV tiếp tục đánh giá tính độc lập của cuộc kiểm toán dựa trên nhóm kiểm toán và khách hàng trong năm trước đã có bất đồng về ý kiến hay chi phí kiểm toán thì yếu tố này cũng cần phải thống nhất lại cho thỏa đáng trước khi tiếp tục cung cấp dịch vụ thì hợp đồng sẽ được ký kết.

Hợp đồng kiểm toán

Sau khi chấp nhận khách hàng thì công ty kiểm toán cùng đơn vị đƣợc kiểm toán tiến hành ký kết hợp đồng với mức phí kiểm toán theo thỏa thuận. Hợp đồng kiểm toán phải được lập và ký chính thức trước khi tiến hành kiểm toán, nhằm bảo vệ lợi ích của khách hàng và của công ty.

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

Công ty sẽ gửi Thƣ hẹn kiểm toán cho khách về nhân sự, thời gian kiểm toán và cung cấp những tài liệu cần thiết cho cuộc kiểm toán. Công ty cam kết lựa chọn nhân sự thích hợp cho cuộc kiểm toán, đảm bảo tính độc lập và có chuyên môn nghiệp vụ.

Tìm hiểu khách hàng và môi trường hoạt động

KTV của Công ty Thăng Long TDK sẽ thu thập hiểu biết về khách hàng và môi trường hoạt động nhằm xác định và hiểu các sự kiện, giao dịch và thông lệ kinh doanh của khách hàng có ảnh hưởng trọng yếu tới BCTC, qua đó giúp xác định rủi ro có sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn.

Ở bước này KTV cần tìm hiểu các nhân tố bên trong và bên ngoài đơn vị khách hàng, từ đó nhận diện ảnh hưởng của các nhân tố tới khách hàng:

- Nhân tố bên ngoài (môi trường kinh doanh): thị trường cạnh tranh, đặc thù hàng hóa, các vấn đề pháp lý, nhu cầu thị trường,…

- Nhân tố bên trong: tình hình hoạt động, hoạt động kinh doanh chủ yếu, cơ cấu tổ chức, sở hữu, các thay đổi lớn trong năm, chế độ kế toán, hình thức ghi sổ, các chính sách kế toán quan trọng…

Tìm hiểu chính sách kế toán và các CTKD quan trọng

Công việc này giúp KTV xác định và đánh giá chính sách kế toán áp dụng cho các giao dịch của chu trình kinh doanh quan trọng; đánh giá việc thiết kế và thực hiện các thủ tục kiểm soát của các chu trình kinh doanh này; và cuối cùng là xem xét có nên áp dụng các TNKS cho các chu trình này hay không. Cụ thể:

A410 Tìm hiểu chu trình bán hàng- phải thu.

A411 Walk through chu trình bán hàng- phải thu- thu tiền A420 Tìm hiếu chu trình mua hàng- phải trả- chi tiền D430 Tìm hiểu chu trình hàng tồn kho- giá thành- giá vốn D440 Tìm hiểu chu trình lương và trích theo lương

D450 Tìm hiểu chu trình TSCĐ và XDCB

Phân tích sơ bộ BCTC

Mục tiêu giúp KTV bước đầu nắm bắt được biến động bất thường của các khoản mục trên BCTC, phân tích tình hình chung của khách hàng thông qua các hệ số tài chính, khoanh vùng kiểm toán có khả năng xảy ra sai sót trọng yếu.

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

Đánh giá chung về hệ thống KSNB và rủi ro gian lận

Hệ thống KSNB ở cấp độ doanh nghiệp thường có ảnh hưởng rộng khắp tới các mặt hoạt động của doanh nghiệp. Do đó, hệ thống KSNB ở cấp độ doanh nghiệp đặt ra tiêu chuẩn cho các cấu phần khác của hệ thống KSNB. Hiểu biết tốt về hệ thống KSNB ở cấp độ doanh nghiệp sẽ cung cấp một cơ sở quan trọng cho việc đánh giá hệ thống KSNB đối với các chu trình kinh doanh quan trọng. KTV sử dụng các xét đoán chuyên môn của mình để đánh giá hệ thống KSNB ở cấp độ DN bằng cách phỏng vấn, quan sát hoặc kiểm tra tài liệu. Việc đánh giá hệ thống KSNB ở cấp độ doanh nghiệp giúp KTV xác định sơ bộ nhân tố rủi ro, gian lận, lập kế hoạch kiểm toán và xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán.

Xác định mức trọng yếu kế hoạch – thực tế

Xác định mức trọng yếu áp dụng cho cuộc kiểm toán làm cơ sở cho việc thiết lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán.

Xác định mức trọng yếu (kế hoạch - thực tế) đƣợc lập và phê duyệt theo chính sách của Công ty để thông báo với thành viên nhóm kiểm toán về mức trọng yếu kế hoạch trước khi kiểm toán tại khách hàng và có trách nhiệm xác định lại mức trọng yếu thực tế trong giai đoạn kết thúc kiểm toán để xác định xem các công việc và thủ tục kiểm toán đã đƣợc thực hiện đầy đủ hay chƣa.

Xác định phương pháp chọn mẫu- cỡ mẫu

KTV xem xét hoạt động kinh doanh của khách hàng để đƣa ra kết luận sơ bộ về mức rủi ro của các vùng kiểm toán, từ đó xác định phương pháp chon mẫu và cỡ mẫu cho các vùng kiểm toán chính.

Tổng hợp kế hoạch kiểm toán

Sau khi thực hiện tất cả các bước công việc trên KTV tiến hành tổng hợp tất cả các vấn đề cần lưu ý trước khi thực hiện kiểm toán, và đây cũng là công vụ để giao tiếp hiệu quả giữa thành viên ban Giám đốc và thành viên nhóm kiểm toán

Nhìn chung, trong giai đoạn này thì việc lập kế hoạch, chấp nhận khách hàng, xác định thời gian kiểm toán cũng nhƣ phân nhóm thực hiện đều do Giám đốc thực hiện. Những trường hợp Giám đốc bận hay không có mặt ở công ty thì Ông là người

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

chấp nhận khách hàng và sau đó ủy quyền cho trưởng phòng hay KTV chính lên kế hoạch các phần công việc còn lại của cuộc kiểm toán.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH kiểm toán và tư vấn thăng long TDK chi nhánh đà nẵng thực hiện (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)