Thực hiện kiểm toán khoản mục Nợ phải trả người bán

Một phần của tài liệu Tìm hiểu quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH kiểm toán và tư vấn thăng long TDK chi nhánh đà nẵng thực hiện (Trang 75 - 108)

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC NỢ PHẢI TRẢ NGƯỜI BÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH

2.3 Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục Nợ phải trả người bán trong kiểm toán Báo cáo tài chính do công ty TNHH Kiểm toán và Tƣ vấn Thăng Long TDK - chi nhánh Đà Nẵng thực hiện tại đơn vị khách hàng

2.3.2 Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán tại Công ty ABC và Công

2.3.2.2 Thực hiện kiểm toán khoản mục Nợ phải trả người bán

Sau khi thực hiện lập kế hoạch kiểm toán, kiểm toán viên sẽ tiến hành thực hiện kiểm toán tại công ty.

Thử nghiệm kiểm soát đối với nợ phải trả người bán

Ở bước Tìm hiểu chu trình kinh doanh quan trọng và đánh giá rủi ro, KTV đã có những đánh giá sơ bộ về mặt thiết kế và triển khai các thủ tục kiểm soát chính của hệ thống KSNB chu trình mua hàng – phải trả - trả tiền, làm cơ sở đánh giá sự hữu hiệu của các thủ tục kiểm soát trong chu trình sau khi thực hiện thử nghiệm kiểm soát.

Thử nghiệm kiểm soát đƣợc thiết kế nhằm mục đích điều tra xem những thủ tục kiểm soát đƣợc thiết kế và triển khai thực hiện có thực sự hiệu quả không, có ngăn chặn đƣợc những gian lận và sai sót không.

Các thủ tục kiểm soát đƣợc thiết kế để ngăn chặn các rủi ro cụ thể có thể xảy ra và đạt đƣợc mục tiêu kiểm soát nhất định. Từ đó KTV thiết kế và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát phù hợp với mục tiêu kiểm soát.

Minh họa tại đơn vị ABC THĂNG LONG TDK

Khách hàng: Công ty ABC Ngày khóa sổ: 31/12/2013

Nội dung: Kiểm tra hệ thống KSNB chu trình mua hàng – phải trả - trả tiền

Người thực hiện:

Người soát xét:

Ngày:

KTV sẽ thực hiện kiểm tra kiểm soát hay soát xét tính hoạt động hữu hiệu của hệ thống KSNB trong các tình huống sau (Chọn một trong các tình huống phù hợp với chu trình này)

 Khi KTV kì vọng rằng hệ thống KSNB về mua hàng, phải trả và trả tiền hoạt động có hiệu quả.

 Chỉ thực hiện các thủ tục kiểm tra cơ bản không cung cấp đầy đủ bằng chứng về chu trình mua hàng, phải trả và trả tiền.

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

 Việc thực hiện các thủ tục kiểm tra hệ thống KSNB có hiệu quả hơn việc kiểm tra cơ bản.

ĐÁNH GIÁ TÍNH HOẠT ĐỘNG HỮU HIỆU CỦA CÁC THỦ TỤC KSNB CỦA CHU TRÌNH MUA HÀNG, PHẢI TRẢ VÀ TRẢ TIỀN

Mục tiêu kiểm

soát Thủ tục kiểm soát Thử nghiệm kiểm soát

Tin tưởng vào KSNB không?

Các khoản mua hàng hóa và dịch vụ của DN là có thật

- Chỉ thực hiện ghi sổ công nợ khi có đầy đủ chứng từ mua hàng để tránh trường hợp ghi sổ các khoản mua hàng chƣa thực nhận.

- Sổ chi tiết TK phải đã đƣợc đối chiếu sổ nhật ký chung hàng tháng (bởi một ai đó độc lập với mua hàng và chi tiêu tiền mặt) nhằm phát hiện các khoản mua hàng không có thật.

- Chọn … nghiệp vụ trên sổ cái TK 331, kiểm tra đến chứng từ gốc: Phiếu nhập kho, Phiếu cân, Phiếu kiểm tra chất lƣợng, Bảng kê thu mua hoặc Hóa đơn GTGT (nếu có);

kiểm tra việc ghi chép lên sổ chi tiết có liên quan.

Các khoản trả tiền nhà cung cấp đƣợc lập, ghi chép và phê chuẩn đúng đắn

- Tất cả các khoản thanh toán cho NCC phải có đầy đủ chứng từ thanh toán có chữ ký xác nhận và phê chuẩn, hoặc tài liệu đƣợc ủy quyền khác.

- Chọn … Phiếu chi thanh toán cho NCC kiểm tra sự phê duyệt.

- Đối chiếu tổng số tiền đã thanh toán ở sổ quỹ với sổ cái TK nhằm phát hiện những khoản thanh toán đƣợc ghi chép hơn 1 lần.

Không

Tất cả hàng hóa và dịch vụ mà DN đã nhận đƣợc phản ánh đầy đủ trong BCTC

- Kiểm soát số học, đối chiếu độc lập giữa Phiếu nhập kho, Phiếu cân, Phiếu kiểm tra chất lượng trước khi ghi sổ.

- Lập Bảng kê thu mua dựa theo tổng hợp chứng từ trong tháng và đối chiếu với sổ kế toán.

- Chọn … Phiếu nhập kho, đối chiếu với Phiếu cân, Phiếu kiểm tra chất lượng tương ứng; kiểm tra việc đánh số thứ tự trên các chứng từ.

- Chọn … Bảng kê thu mua trong năm, đối chiếu tổng số tiền với tổng số tiền phải thanh toán ở

Không

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

TK.

Các khoản mua hàng hóa và dịch vụ của DN đƣợc thực hiện đúng đắn về giá cả, chất lƣợng và số lƣợng

- Yêu cầu mua phải đƣợc phê chuẩn bởi cấp có thẩm quyền trước khi mua.

- Lựa chọn các NCC đáng tin cậy.

- Kiểm tra Kế hoạch sản xuất và thu mua, so sánh sự phù hợp với Quyết định thu mua.

- Kiểm tra tiêu chuẩn chọn NCC có phù hợp với đặc điểm hoạt động mua hàng không.

Không

Kết luận:

- KTV không tin tưởng vào hệ thống KSNB chính của chu trình mua hàng, phải trả và trả tiền có thể ngăn ngừa, phát hiện kịp thời các sai sót trọng yếu.

- Thực hiện kiểm tra cơ bản ở mức độ cao nhất.

Sau khi thực hiện các thủ tục nhằm kiểm tra hệ thống KSNB chu trình mua hàng - phải trả - trả tiền, KTV nhận đƣợc kết quả:

- Các nghiệp vụ mua hàng đƣợc ghi chép trên sổ sách kế toán khi có đầy đủ chứng từ mua hàng. Tuy nhiên kế toán không thực hiện ghi chép tại thời điểm nhận hàng do các chứng từ mua hàng đƣợc gửi đến chƣa đầy đủ và không đánh số thứ tự, gây mất thời gian sắp xếp.

- Các Phiếu chi tiền mặt thanh toán cho bà con nông dân đều đƣợc phê duyệt bởi Giám đốc và kế toán trưởng, tuy nhiên Phiếu chi không được đánh số thứ tự dẫn đến tình trạng ghi sổ nghiệp vụ thanh toán nhiều hơn 1 lần khiến cho tổng số tiền đã thanh toán trên sổ quỹ xảy ra chênh lệch với tổng số tiền đã thanh toán trên sổ cái.

- Thông tin trên Phiếu nhập kho trùng khớp với Phiếu cân và Phiếu kiểm tra chất lƣợng, các chứng từ này không đƣợc đánh số thứ tự dễ gây nhầm lẫn khi sắp xếp và dẫn tới sai sót khi tiến hành ghi sổ kế toán.

- Nhà cung cấp của đơn vị chủ yếu là bà con nông dân trong vùng có quan hệ mua bán lâu dài, việc thu mua sắn không có Hóa đơn GTGT và không dựa vào nhu cầu thực của đơn đơn vị tại thời điểm thu mua gây hiện tƣợng tồn kho nguyên liệu, hƣ hỏng trong khâu cất trữ.

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

Từ đó KTV kết luận không tin tưởng vào hệ thống KSNB chính của chu trình mua hàng, phải trả và trả tiền có thể ngăn ngừa, phát hiện kịp thời các sai sót trọng yếu. Hệ thống KSNB chu trình đƣợc đánh giá là yếu kém và KTV phải thực hiện thử nghiệm chi tiết ở mức độ cao.

Thực hiện các thủ tục phân tích

Thủ tục phân tích là thủ tục kiểm toán hiệu quả trong kiểm toán Nợ phải trả người bán, KTV tiến hành thu thập bảng tổng hợp các khoản phải trả người bán cuối kỳ, sau đó so sánh số dư nợ phải trả người bán với sổ chi tiết, sổ cái, Bảng CĐSPS và BCTC và phân tích nguyên nhân những biến động bất thường.

Mục tiêu:

Đảm bảo tính hợp lý chung của số dư nợ phải trả người bán và nhằm mục tiêu hiện hữu, quyền và nghĩa vụ, đầy đủ và chính xác

Cách thực hiện:

Tại công ty kiểm toán TDK, KTV đã thực hiện phân tích biến động của nợ phải trả người bán tại giấy làm việc ở bước Phân tích sơ bộ BCTC trong giai đoạn Lập kế hoạch kiểm toán. Do vậy, KTV sẽ tham chiếu kết quả của giấy làm việc này, trong trường hợp số dư nợ phải trả biến động bất thường thì KTV phải phỏng vấn kế toán của khách hàng để tìm nguyên nhân, bởi vì có thể tồn tại sai sót trọng yếu ảnh hưởng đến BCTC.

Minh họa tại Công ty ABC

KTV tham chiếu giấy làm việc ở bước Phân tích sơ bộ BCTC và vận dụng kết quả kiểm toán cho bước công việc này:

- Khoản mục Nợ phải trả người bán biến động không lớn, tuy nhiên KTV lưu ý tìm hiểu nguyên nhân phát sinh số dƣ bên nợ vì có thể xảy ra gian lận.

- Khả năng đảm bảo thanh toán nợ phải trả người bán bằng nguồn vốn tự có giảm nhƣng KTV đánh giá là thay đổi không đáng kể.

Thực hiện thử nghiệm chi tiết

Kiểm tra số dư đầu kỳ

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

Đây là thủ tục đầu tiên KTV phải thực hiện khi kiểm tra chi tiết số dƣ các khoản phải trả người bán nhằm khẳng định chính xác số dư đầu kỳ, tạo cơ sở cho việc kiểm tra tính chính xác của số dƣ cuối kỳ.

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

Cách thực hiện:

KTV thu thập sổ tổng hợp các khoản phải trả người bán năm nay và trước, thực hiện đối chiếu các đối tƣợng công nợ có số dƣ đầu kỳ năm nay với số dƣ cuối kỳ năm ngoái của cùng đối tƣợng đó. Nếu xảy ra chênh lệch, KTV phải trao đổi với kế toán đơn vị để tìm ra nguyên nhân.

Đối với cuộc kiểm toán năm đầu tiên, KTV phải xem xét năng lực của KTV tiền nhiệm, liệu có thể tin tưởng kết quả kiểm toán năm trước không, để từ đó đưa ra ý kiến chấp nhận sự chính xác của số dư đầu kỳ hoặc ngoại trừ sự ảnh hưởng của nó.

Đối với kiểm toán cho khách hàng cũ, KTV phải hỏi kế toán nguyên nhân vì sao không điều chỉnh số dư đầu kỳ theo kết quả kiểm toán năm trước nếu như xảy ra chênh lệch. Nếu là do lỗi hệ thống, KTv yêu cầu kế toán điều chỉnh lại, nếu vì nguyên nhân nào khác, KTV sẽ đƣa ra ý kiến loại trừ.

Thực hiện:

ABC XYZ

- Thực hiện đánh giá năng lực của KTV tiền nhiệm.

- Thực hiện đối chiếu và chấp nhận sự chính xác của số dƣ đầu kỳ theo kết quả kiểm toán năm trước

- Thực hiện đối chiếu số dƣ và kết quả khớp đúng với kết quả kiểm toán năm trước.

Minh họa tại Công ty ABC

Đơn vị ABC là khách hàng mới nên trước khi thực hiện kiểm toán chi tiết, KTV thực hiện đánh giá năng lực của KTV tiền nhiệm.

Tại Thăng Long TDK, KTV thường điều tra về uy tín và danh tiếng của công ty kiểm toán tiền nhiệm và vận dụng xét đoán của mình để đƣa ra ý kiến.

Trong năm kiểm toán trước, đơn vị ABC đã được kiểm toán bởi một công ty kiểm toán có năng lực ngang bằng với Thăng Long TDK nhƣng với mức phí cao hơn nên ABC không ký tiếp hợp đồng kiểm toán với công ty này nữa. KTV chấp nhận kết quả kiểm toán năm trước và kết luận số dư đầu kỳ các khoản phải trả năm nay là chính xác.

Bước công việc này KTV không thể hiện lên giấy làm việc do thường phải kiểm tra nhiều số dƣ đầu kỳ.

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

Xem xét bảng tổng hợp các khoản phải trả người bán cuối kỳ

Thủ tục này được KTV thực hiện nhằm bước đầu xác định được tính chính xác của số liệu trên sổ sách kế toán, xem tổng số dư đầu kỳ và cuối kỳ của khoản phải trả người bán có đƣợc cộng chính xác không, trình bày trên BCTC có đúng không.

Mục tiêu:

- Tất cả những khoản phải trả người bán tại ngày lập bảng cân đối kế toán được phản ánh trên bảng cân đối kế toán.

- Số dư các khoản phải trả người bán được xác định, cộng dồn và hạch toán một cách chính xác. Số liệu trên báo cáo tài chính khớp đúng với số liệu trên sổ kế toán.

Cách thực hiện:

- KTV lướt qua sổ tổng hợp các khoản phải trả người bán và chú ý vào các số dư bất thường, ví dụ như số dư nợ, số dư quá chẵn, các khách hàng đặc biệt, các số dư quá lâu chưa thanh toán, trao đổi với kế toán về nguồn gốc các số dư bất thường này.

Việc này giúp KTV nhận diện được sự tồn tại của các khoản phải trả người bán có đáng tin cậy hay không.

- Kiểm toán viên sẽ yêu cầu đơn vị cung cấp bảng tổng hợp công nợ theo từng đối tƣợng, bảng cân đối số phát sinh, bảng cân đối kế toán. Sau đó kiểm toán viên sẽ tiến hành cộng các số dƣ đầu kỳ và cuối kỳ của các đối tƣợng có tồn tại số dƣ trên bảng tổng hợp công nợ xem đơn vị đã tổng hợp số liệu đúng chƣa, đối chiếu tổng số dƣ đầu kỳ và cuối kỳ với bảng cân đối số phát sinh và bảng cân đối kế toán để đảm bảo ghi chép đầy đủ và cộng dồn chính xác.

Thực hiện:

ABC XYZ

Số dư bất thường - Không - Không

Đối chiếu số dƣ - Khớp đúng - Khớp đúng

Minh họa tại Công ty ABC

KTV yêu cầu kế toán cung cấp hồ sơ kiểm toán năm trước và xem xét những lưu ý về số dư hoặc nhà cung cấp đối với khoản mục Nợ phải trả người bán của KTV tiền nhiệm, tại đơn vị ABC không có bất kỳ lưu ý nào đối với khoản mục này. Trao đổi với kế toán về các khoản phải trả người bán được biết công ty không có chậm trễ trong thanh toán nợ cũng nhƣ không hề có tranh chấp với khách hàng. Các nhà cung cấp thường xuyên của công ty chính là các hộ nông dân trong vùng, việc thanh toán

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

KTV trao đổi với kế toán và xem xét kỹ các số dƣ trên sổ tổng hợp phải trả cho người bán nhưng không phát hiện số dư bất thường. KTV thực hiện đối chiếu tổng số dư cuối kỳ bên nợ và bên có khoản mục Nợ phải trả người bán trên sổ tổng hợp phải trả cho người bán, bảng cân đối số phát sinh, bảng cân đối kế toán.

Bước thực hiện trên giấy làm việc như sau:

THĂNG LONG TDK Khách hàng: Công ty ABC Ngày khóa sổ: 31/12/2013

Nội dung: xem xét bảng tổng hợp các khoản phải trả người bán cuối kỳ

Người thực hiện:

Người soát xét:

Ngày:

Mục tiêu công việc:

Tất cả những khoản phải trả người bán tại ngày lập bảng cân đối kế toán được phản ánh trên bảng cân đối kế toán.

Số dư các khoản phải trả người bán được xác định, cộng dồn và hạch toán một cách chính xác. Số liệu trên báo cáo tài chính khớp đúng với số liệu trên sổ kế toán.

Nội dung công việc:

Xem xét, đối chiếu số dư khoản phải trả người bán trên bảng tổng hợp các khoản phải trả người bán cuối kỳ.

SDĐK SD Nợ SD Có

0 1.918.890.395

SPS Nợ 74.636.789.780

SPS Có 74.568.197.522

SDCK SD Nợ SD Có

467.500.000 2.317.798.137 : Khớp đúng số liệu

Kết luận: các khoản phải trả người bán cuối kỳ được cộng dồn và hạch toán chính xác

Sau khi thực hiện đối chiếu và thấy đã khớp đúng số liệu kiểm toán viên sẽ tích vào số dư cuối kỳ ở giấy làm việc và bước đầu kết luận về tính chính xác của số dư

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

Thu thập các thông báo nợ từ nhà cung cấp gửi đến khách hàng (hoặc biên bản đối chiếu công nợ). Đối chiếu chúng với số liệu chi tiết khoản phải trả người bán

Công ty Thăng Long TDK thực hiện thủ tục thu thập các Biên bản đối chiếu công nợ nhƣ là một thủ tục quan trọng nhằm xác định tính chính xác và có thực của các khoản nợ phải trả người bán, và dựa vào kết quả thủ tục này KTV có thể giảm bớt công việc khi thực hiện gửi thƣ xác nhận.

Mục tiêu:

- Số dư các khoản phải trả người bán được xác định, cộng dồn và hạch toán một cách chính xác. Số liệu trên các báo cáo tài chính khớp đúng với số liệu trên sổ kế toán. Chia cắt niên độ đƣợc thực hiện một cách chính xác.

- Chỉ có những khoản phải trả người bán có hiệu lực mới được phản ánh trên các báo cáo tài chính.

Cách thực hiện:

- KTV sẽ yêu cầu đơn vị khách hàng cung cấp tất cả các biên bản đối chiếu công nợ đối với nhà cung cấp và thực hiện đối chiếu chúng với số dƣ cuối kỳ trên sổ tổng hợp công nợ theo đối tƣợng. Điều này giúp KTV biết đƣợc số dƣ chi tiết cuối kỳ của các khoản công nợ có đƣợc ghi chép chính xác, đồng thời khẳng định các khoản phải trả người bán được phản ánh trên báo cáo tài chính là có thực.

- Đối với các số dƣ cuối kỳ đã đƣợc đối chiếu chính xác kiểm toán viên sẽ đánh dấu thể hiện số dƣ đã đƣợc xác nhận, KTV đồng ý số liệu với đơn vị đồng thời không cần thực hiện thủ tục gửi thƣ xác nhận đối với các số dƣ này.

Trường hợp số dư nào đó có sự chênh lệch giữa sổ tổng hợp công nợ theo đối tượng và biên bản đối chiếu công nợ, KTV sẽ tính toán mức chênh lệch là bao nhiêu, xét nếu mức chênh lệch không đáng kể có thể bỏ qua thì KTV chấp nhận đối với số dƣ đó, nếu mức chênh lệch là đáng kể thì KTV phải phỏng vấn cá nhân có trách nhiệm để tìm hiểu nguyên nhân chênh lệch. Nếu không tìm ra nguyên nhân chênh lệch thì KTV có thể nghi ngờ số dƣ nợ phải trả có tồn tại gian lận và sai sót, vấn đề này KTV cần phải xem xét để đƣa vào biên bản trao đổi với Ban giám đốc ở giai đoạn kết thúc kiểm toán.

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

Một phần của tài liệu Tìm hiểu quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH kiểm toán và tư vấn thăng long TDK chi nhánh đà nẵng thực hiện (Trang 75 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)