Đánh giá quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán tại Công ty TNHH Kiểm toán và Tƣ vấn Thăng long TDK chi nhánh Đà Nẵng

Một phần của tài liệu Tìm hiểu quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH kiểm toán và tư vấn thăng long TDK chi nhánh đà nẵng thực hiện (Trang 111 - 115)

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC NỢ PHẢI TRẢ NGƯỜI BÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH

3.1 Đánh giá quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán tại Công ty TNHH Kiểm toán và Tƣ vấn Thăng long TDK chi nhánh Đà Nẵng

Ƣu điểm

Công ty TNHH Kiểm toán và Tƣ vấn Thăng Long TDK là một trong các công ty kiểm toán ra đời sớm tại Việt Nam, Công ty đã không ngừng phát triển cả về chất lƣợng lẫn số lƣợng đội ngũ kiểm toán viên. Trong khi đó, chi nhánh Thăng Long TDK Đà Nẵng cũng vươn lên trở thành một chi nhánh lớn với ưu điểm nổi bật nhất là có Ban lãnh đạo nhiệt tình, tài năng, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, có tầm nhìn chiến lược định hướng cho sự phát triển của công ty. Ngoài ra, chi nhánh còn có đội ngũ kiểm toán viên, trợ lý kiểm toán viên và cộng tác viên kiểm toán đƣợc đào tạo có hệ thống, chuyên môn nghiệp vụ cao, năng nổ, nhiệt tình trong công việc, khả năng phối hợp và làm việc nhóm có hiệu quả.

Công ty thường xuyên cập nhật những thông tư, nghị định, chế độ mới về thuế, kế toán và kiểm toán cho đội ngũ nhân viên. Định kỳ, công ty có tổ chức các buổi hội thảo để các kiểm toán viên và trợ lý kiểm toán viên có thể cập nhật kiến thức mới, đồng thời qua đó, các kiểm toán viên cũng trao đổi kinh nghiệm với nhau. Công ty luôn tạo điều kiện cho đội ngũ nhân viên có điều kiện phát triển tốt nhất, thường xuyên tạo điều kiện để các trợ lý kiểm toán viên cấp 3 đi thi lấy chứng chỉ kiểm toán viên, tạo điều kiện để các trợ lý và kiểm toán viên học thêm ngoại ngữ, để có thể tiếp xúc với các khách hàng là công ty nước ngoài.

Quy trình kiểm toán chung và các chương trình kiểm toán cho từng khoản mục trên báo cáo tài chính được vận dụng từ chương trình kiểm toán mẫu của VACPA tạo thuận lợi cho các kiểm toán viên trong quá trình thực hiện công tác kiểm toán.

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

Về quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả + Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán

- Trong đoàn kiểm toán thường được bố trí từ 3-5 người tuy quy mô của doanh nghiệp khách hàng, tính chất của cuộc kiểm toán để việc sử dụng nhân viên cho phù hợp. Trong mỗi đoàn kiểm toán nếu là kiểm toán tại đơn vị là khách hàng cũ, sẽ có ít nhất là 1 thành viên trong đoàn đã từng tham gia kiểm toán năm trước đó, nhằm giúp nắm thông tin cũ về khách hàng.

- Trước khi tiến hành cuộc kiểm toán, các thành viên trong đoàn kiểm toán luôn xem lại trước hồ sơ thường trực và hồ sơ làm việc của năm trước của đơn vị được kiểm toán nhằm nắm bắt thông tin, chú trọng vào những điểm lưu ý từ năm trước, để tiến hành kiểm toán có hiệu quả.

- Trưởng đoàn kiểm toán sẽ phân công công việc và trách nhiệm trong đoàn kiểm toán rất cụ thể, hợp lý gắn với mức độ quan trọng từng khoản mục và trình độ của kiểm toán viên cũng nhƣ trợ lý kiểm toán viên.

- Sau khi lập kế hoạch kiểm toán luôn có bước kiểm tra lại kế hoạch xác định lại những vấn đề cần và không cần thực hiện, những vấn đề đã làm và chƣa làm để phục vụ cho công tác kiểm toán, nhằm làm cho kế hoạch kiểm toán phù hợp hơn.

- Công ty đã xây dựng các biểu mẫu chi tiết về tìm hiểu khách hàng, cũng nhƣ các tài liệu cần khách hàng cung cấp, các thủ tục thực hiện kiểm toán thu gọn.

+ Thực hiện kiểm toán

- Quy trình kiểm toán nợ phải trả người bán được đề ra một cách chi tiết các bước cần thực hiện, rất thuận lợi cho công tác kiểm toán.

- Khi thực hiện kiểm toán, bước đầu tiên luôn là kiểm tra tổng hợp đối ứng nhằm đảm bảo ghi chép chính xác số liệu, sau đó mới tiến hành kiểm tra tiếp.

- Các kỹ thuật nhƣ quan sát, phỏng vấn, kiểm tra, đối chiếu với các tài khoản khác luôn đƣợc kiểm toán viên sử dụng một cách linh hoạt trong quá trình kiểm toán nợ phải trả người bán.

- Luôn có sự kết hợp giữa kiểm tra hàng tồn kho với nợ phải trả người bán, một thủ tục kiểm toán đƣợc tiến hành có thể đảm bảo cho nhiều cơ sở dẫn liệu, cho phép

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

- Quy trình kiểm toán tất cả các khoản mục đƣợc bố trí rất khoa học, thông thường luôn có bước kiểm tra các nghiệp vụ phát sinh có đối ứng chi phí, như vậy sẽ không thể bỏ qua đƣợc những khoản chi phí không phù hợp. Các nghiệp vụ phát sinh có đối ứng chi phí được kiểm toán viên kiểm tra hầu như là 100%, vì có ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh trong kỳ và việc tính thuế của doanh nghiệp.

- Đối với quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán là một khoản mục quan trọng liên quan đến kiểm toán các khoản mục khác nhƣ hàng tồn kho, hay các tài sản, có thể làm tăng giảm tính thanh khoản của đơn vị thể hiện trên báo cáo tài chính. Do đó chương trình kiểm toán khoản mục này được thiết kế và thực hiện khá chi tiết.

- Các bước trong kiểm tra chi tiết khoản mục nợ phải trả rõ ràng và chặt chẽ, mỗi bước thực hiện sẽ hướng đến một mục tiêu nhất định đảm bảo việc thực hiện cho kiểm toán viên trong quá trình kiểm toán thực hiện đƣợc các mục tiêu kiểm toán đề ra.

- Trong quá trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán kiểm toán viên sẽ kết hợp với kiểm toán hàng tồn kho để tránh sai sót, chú trọng vào các nghiệp vụ phát sinh tháng 1, tháng 12 và tháng 1 của niên độ kế toán sau để đảm bảo chia cắt niên độ thực hiện đúng.

+ Kết thúc kiểm toán:

- Cuối buổi kết thúc cuộc kiểm toán trưởng đoàn luôn có sự kiểm tra lại các giấy tờ làm việc của các thành viên trong đoàn, hỏi lại những vấn đề chƣa rõ, nhằm tránh xảy ra sai sót tăng tính hiệu quả chính xác của các thông tin kiểm toán.

- Việc thu thập lưu trữ lại các giấy tờ cần thiết liên quan đến cuộc kiểm toán năm tạo cơ sở cho việc kiểm tra lại giấy làm việc đồng thời cũng làm căn cứ cho các cuộc kiểm toán năm sau.

- Luôn có sự trao đổi giữa đoàn kiểm toán với khách hàng về những sai sót cần điểu chỉnh, những vấn đề đơn vị được kiểm toán cần lưu ý và sữa chữa lại trên báo cáo tài chính tạo ra sự thống nhất cao về quan điểm giữa đoàn kiểm toán với đơn vị.

- Trước khi phát hành báo cáo kiểm toán, được sự xét duyệt của ban kiểm soát và tổng giám đốc công ty, là những người có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực kiểm toán, do đó rủi ro cho sai sót của việc đƣa ra ý kiến cho một báo cáo kiểm toán có thể hạn chế thấp nhất có thể.

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

Hạn chế

- Do bị hạn chế về mặt thời gian, nên việc tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ chỉ tiến hành đối với những khách hàng mới, thực hiện kiểm toán năm đầu. Việc tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị mới chỉ dừng lại ở các nội dung trình bày trên bảng phân tích tóm tắt hệ thống KSNB và vào từng chu trình chủ yếu nhƣ:

Tài sản cố định, mua hàng, doanh thu. Trong đó, phân tích tóm tắt kiểm soát nội bộ mới chỉ phân tích các yếu tố thuộc phạm vi môi trường kiểm soát đối với hệ thống kế toán của đơn vị chƣa đi sâu vào phân tích những biện pháp kiểm soát của nội bộ đơn vị đối với các khoản mục quan trọng và dễ sai nhƣ: Hàng tồn kho, vốn bằng tiền, nợ phải trả,.. Muốn thực hiện kiểm toán tốt, đồng thời nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát chất lƣợng, cần phải nắm rõ những yếu tố kiểm soát của tất cả các khoản mục này. Do đó, Ban kiểm soát của Công ty nên thiết kế một biểu mẫu để đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của tất cả các khoản mục nhằm tránh sai sót.

Đồng thời, hầu hết các doanh nghiệp hiện nay đều áp dụng phần mềm tin học vào công tác kế toán của đơn vị. Phần mềm kế toán đã dần thay thế các phương pháp kế toán thủ công. Giống như môi trường kế toán thủ công, môi trường tin học cũng gián tiếp gây ra những sai sót và gian lận trên BCTC. Thế nhƣng, việc tìm hiểu hệ thống KSNB trong môi trường tin học chưa được Thăng Long TDK chú trọng. Chính điều này có thể gây ra các rủi ro mà KTV không lường trước được.

- Hiện nay việc sử dụng phần mềm kế toán là rất phổ biến tại các doanh nghiệp, rủi ro đến việc sai sót do lỗi phần mềm là rất cao, công ty chƣa xây dựng việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ trong môi trường máy tính.

- Công ty chỉ chú trọng xây dựng mức trọng yếu cho tổng thể báo cáo tài chính mà chƣa chú trọng xây dựng mức trọng yếu riêng cho từng khoản mục. Kiểm toán viên thường dựa trên sự xét đoán nghề nghiệp để xác định rủi ro và trọng yếu cho mỗi khoản mục, do đó mức độ đánh giá thường không cao, vì kinh nghiệm và năng lực giữa các kiểm toán viên không đồng đều và sự xét đoán là luôn chứa đựng tính không chính xác.

- Công ty chưa có một chương trình chọn mẫu cụ thể nào được đưa ra cho toàn

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

các kiểm toán viên của công ty chỉ sử dụng phương pháp chọn mẫu phi thống kê, chọn mẫu dựa trên cảm tính của kiểm toán viên nên tính đại diện của mẫu không cao, cỡ mẫu không được xác định trước và kết quả mẫu không được suy rộng ra tổng thể.

Thông thường mẫu được chọn theo kinh nghiệm và cảm tính của kiểm toán viên do đó có thể tính chính xác chƣa cao. Mặt khác đối với những khách hàng lớn không thể kiểm tra toàn bộ mà phải thực hiện chọn mẫu, việc chọn mẫu không có chương trình quy định cụ thể rất dễ gặp sai sót.

- Thông thường khi thực hiện kiểm toán các khoản mục kiểm toán viên đi thẳng vào kiểm tra chi tiết mà ít khi thực hiện các thủ tục phân tích, mặc dù các thủ tục phân tích được thiết kế và nằm trong chương trình kiểm toán chi tiết cho từng khoản mục.

Việc thực hiện thủ tục phân tích là bước trước khi đi vào thử nghiệm chi tiết,để từ đó có thể định hướng được nên chú trọng vào thực hiện các thử nghiệm chi tiết nào, nhƣng để đánh giá kết quả của thủ tục phân tích đem lại đòi hỏi các kiểm toán viên phải có nhiều kinh nghiệm mới có thể nhận ra các gian lận sai sót, điều này có thể làm giảm hiệu quả của cuộc kiểm toán.

- Số lƣợng khách hàng của công ty ngày càng tăng lên nên đoàn kiểm toán thường bị sức ép về thời gian kiểm toán cũng như phát hành báo cáo. Do thời gian gấp rút nên một số trường hợp như tổng kết của các thành viên trong đoàn, tổng kết của trưởng đoàn không được trình bày trên giấy làm việc. Một số thủ tục như danh mục kiểm tra cuối cùng, gởi thƣ xác nhận...đƣợc bỏ qua cho kịp tiến độ. Mặt khác do nhu cầu của khách hàng cao nhƣng số lƣợng nhân viên công ty có hạn nên số lƣợng thành viên của mỗi đoàn kiểm toán còn ít, các thành viên phải đảm nhận nhiều công việc dẫn đến có thể không kiểm soát hết rủi ro kiểm toán.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH kiểm toán và tư vấn thăng long TDK chi nhánh đà nẵng thực hiện (Trang 111 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)