PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC NỢ PHẢI TRẢ NGƯỜI BÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
2.3 Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục Nợ phải trả người bán trong kiểm toán Báo cáo tài chính do công ty TNHH Kiểm toán và Tƣ vấn Thăng Long TDK - chi nhánh Đà Nẵng thực hiện tại đơn vị khách hàng
2.3.2 Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán tại Công ty ABC và Công
2.3.2.1 Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán
Lập kế hoạch kiểm toán giúp định hướng những bước công việc kiểm toán viên cần phải làm, góp phần quyết định chất lƣợng của một cuộc kiểm toán.
Chấp nhận khách hàng, xem xét rủi ro hợp đồng và ký hợp đồng kiểm toán Đây là bước công việc đầu tiên mà Công ty kiểm toán thực hiện khi muốn có thêm khách hàng hoặc duy trì khách hàng cũ nhằm đảm bảo lợi ích của công ty không bị ảnh hưởng bởi bất kỳ yếu tố nào từ việc chấp nhận thực hiện kiểm toán cho khách hàng.
Công ty Thăng Long TDK thường tiếp cận khách hàng từ rất sớm trước khi ký hợp đồng kiểm toán, gửi tài liệu giới thiệu năng lực của Công ty cho khách hàng kèm theo Bảng giá của các dịch vụ đƣợc Công ty cung cấp. Khách hàng sẽ xem xét liên hệ với Công ty nếu có nhu cầu.
Việc tiến hành ký hợp đồng kiểm toán của Công ty Thăng Long TDK với 2 khách hàng ABC (khách hàng mới) và XYZ (khách hàng cũ) đƣợc tổng quát nhƣ sau:
ABC XYZ
Tiếp xúc
khách hàng Công ty tự tìm đến khách hàng Công ty tiếp tục đƣợc bổ nhiệm kiểm toán tại đơn vị
Tài liệu gửi khách hàng
Bản giới thiệu năng lực của Công ty
Bảng giá Thƣ hẹn kiểm toán
Lý do chọn kiểm toán
Chi phí kiểm toán thấp hơn so với Công ty kiểm toán tiền nhiệm
Tin tưởng năng lực kiểm toán của Công ty
Tính độc lập của cuộc kiểm toán
Công ty hay các thành viên liên quan đến cuộc kiểm toán không có bất kỳ mối quan hệ lợi ích, quan hệ gia đình đối với khách hàng
Công ty hay các thành viên liên quan đến cuộc kiểm toán không có bất kỳ mối quan hệ lợi ích, quan hệ thân thiết nào đối với khách hàng
Rủi ro hợp
đồng Thấp Thấp
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
Sau khi đánh giá rủi ro hợp đồng là chấp nhận đƣợc, Công ty Công ty Thăng Long TDK tiến hành ký hợp đồng với khách hàng. Thăng Long TDK gửi Thƣ hẹn kiểm toán cho khách hàng kèm theo Danh sách các tài liệu cần khách hàng cung cấp phục vụ cho cuộc kiểm toán, sắp xếp nhân sự và tiến hành kiểm toán theo kế hoạch
Tìm hiểu về khách hàng và môi trường hoạt động
Trong bước này kiểm toán viên sẽ thu thập các thông tin về các đặc điểm và xu hướng của ngành nghề kinh doanh, môi trường cạnh tranh, con người, tổ chức bộ máy, hệ thống kế toán, chính sách thuế, một số các nhân tố khác để có những nhận diện ban đầu về các yếu tố bên trong và bên ngoài đơn vị khách hàng.
Mục tiêu:
Thu thập hiểu biết về khách hàng và môi trường hoạt động để xác định và hiểu các sự kiện, giao dịch và thông lệ kinh doanh của khách hàng có ảnh hưởng trọng yếu tới BCTC, qua đó giúp xác định rủi ro có sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn.
Cách thực hiện:
ABC XYZ
- Yêu cầu đơn vị cung cấp Giấy phép kinh doanh, Danh sách cổ đông, Quyết định bổ nhiệm Ban giám đốc…
- Tìm hiểu bộ máy tổ chức, hệ thống kế toán.
- Tìm hiểu đặc điểm ngành nghề kinh doanh của đơn vị, môi trường cạnh tranh, thế mạnh của đơn vị…
- Xem xét hồ sơ kiểm toán cũ, tập trung vào các lưu ý.
- Trao đổi với kế toán và Giám đốc về những thay đổi của đơn vị
- Tìm hiểu những biến động về môi trường kinh doanh của đơn vị.
Minh họa tại Công ty ABC
Vì đơn vị ABC là khách hàng mới nên việc tìm hiểu khách hàng và môi trường kinh doanh sẽ được thực hiện chi tiết và minh họa một cách rõ ràng hơn so với khách hàng cũ.
Bước này được chia làm 2 phần: tìm hiểu khách hàng và tìm hiểu môi trường kinh doanh.
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
Trích giấy làm việc A310- Tìm hiểu khách hàng và môi trường kinh doanh - Tìm hiểu khách hàng giúp KTV có đƣợc những hiểu biết cơ bản về nộ bội đơn vị khách hàng, có ích cho việc đánh giá sơ bộ hệ thống KSNB của đơn vị:
+) Danh sách cổ đông:
- Công ty TNHH MTV TP&ĐT FCC: tỷ lệ cổ phần 30,0%
- Công ty TBS FCC: tỷ lệ cổ phần 10,0% vốn điều lệ - Đào Quý C: tỷ lệ cổ phần 24,6% vốn điều lệ
- Lữ Ngọc K: tỷ lệ cổ phần 18,4% vốn điều lệ - Nguyễn Thanh P: tỷ lệ cổ phần 5,0% vốn điều lệ - Nguyễn Thanh H: tỷ lệ cổ phần 5,0% vốn điều lệ - Phạm Văn M: tỷ lệ cổ phần 5,0% vốn điều lệ - Đào Thị Kim C: tỷ lệ cổ phần 2,0% vốn điều lệ +) Hội đồng quản trị:
- Nguyễn Thanh P Chủ tịch Hội đồng quản trị - Đào Quý C Thành viên Hội đồng quản trị - Lữ Ngọc K Thành viên Hội đồng quản trị +) Ban kiểm soát:
- Phạm Văn M: Công ty TNHH MTV TP&ĐT FCC - Hồ Văn T: Công ty TBS FCC
+) Ban giám đốc:
- Đào Thị Kim C: Giám đốc bổ nhiệm ngày 01/04/2010 - Nguyễn Thị Minh H: Kế toán trưởng bổ nhiệm ngày 01/04/2010 Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
+) Cơ cấu tổ chức:
Sơ đồ 2.2.4: Cơ cấu tổ chức của Công ty ABC (i) Bộ phận văn phòng: nhiệm vụ quản lý chung, kế toán,…
+ Ban Giám đốc: 1 Giám đốc + Phòng kế toán:
Nguyễn Thị Minh H Kế toán trưởng
Lê Thị H Nhân viên Kế Toán kho
Trương Thị Thùy D Nhân viên Kế Toán thanh toán Huỳnh Ngọc H Nhân viên Kế Toán lương Nguyễn Thị Thái T Thủ quỹ
+ Phòng tổng hợp
Trần Đức H Trưởng phòng Tổng hợp
Nguyễn Văn L Phó phòng - phụ trách Kinh doanh Huỳnh Thị Kim A Nhân viên Hành chính
Nguyễn Thị Huệ C Nhân viên Bàn cân
Trần Vĩnh L Nhân viên Thống Kê
Lý Thị P Thủ kho
Nguyễn Thị H Tạp vụ
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
BAN KIỂM SOÁT
GIÁM ĐỐC
PHÒNG KẾ TOÁN
PHÒNG TỔNG
HỢP
PHÒNG KCS
PHÒNG KỸ THUẬT SẢN XUẤT
TỔ SẢN XUẤT
ĐỘI BẢO
VỆ
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
Nguyễn Đức T Nông vụ
Lương Khắc C Lái xe Ô tô
(ii) Bộ phận kiểm soát chất lượng (KCS): Nhiệm vụ đo lường chất lượng đầu vào, đầu ra
Lê Anh M Phó phòng KCS
Dương Minh T Trung tâm Hóa nghiệm
Nguyễn Minh H Nhân viên KCS
Trần Thị L Nhân viên KCS
Nguyễn Thị T Chặt củ
(iii) Bộ phận kỹ thuật sản xuất: Nhiệm vụ quản lý sản xuất
Phạm Tiến Đ Trưởng phòng Kỹ thuật sản xuất Huỳnh Quang D Phó phòng Kỹ thuật sản xuất
Trương Quốc V Nhân viên Cơ khí
Trần Văn T Nhân viên Điện
Trần Văn N Nhân viên Nước
Vũ Ngọc H Trưởng Ca
Võ Bá H Xúc lật
(iv) Công nhân sản xuất: Nhiệm vụ trực tiếp làm việc trên dây chuyền sản xuất tinh bột sắn
Ca A: 21 người Ca B: 20 người
(v) Đội bảo vệ: 6 người
+) Thông tin chung về hoạt động và tình hình kinh doanh chủ yếu
- Bản chất của các nguồn doanh thu: sản xuất tinh bột sắn làm nguyên liệu cho các ngành công nghiệp (thị trường nội địa và xuất khẩu)
- Các loại sản phẩm chính mà DN cung cấp: sản xuất tinh bột sắn, bã sắn - Các giao dịch với bên có liên quan:
Công ty Thực phẩm và Đầu tƣ F (Tổng Giám đốc Đào Quý C) Công ty CP Tinh bột sắn P(Chủ tịch HĐQT Đào Quý C)
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
+) Chính sách thuế và các khoản lệ phí phải nộp khác
• Thuế Thu nhập doanh nghiệp:
- Chính sách ƣu đãi thuế: Công ty thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ. Do đó, các hoạt động có trong đăng ký kinh doanh đƣợc miễn thuế TNDN trong 04 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế TNDN phải nộp trong 09 năm tiếp theo (Theo điều 20 của Thông tƣ 123/2012/TT-BTC ngày 27/07/2012 về thuế TNDN). Cụ thể
- Công ty đƣợc miễn thuế TNDN từ năm 2009 đến năm 2012.
- Năm 2013 là năm đầu tiên Công ty đƣợc giảm 50% số thuế TNDN phải nộp.
- Lợi nhuận khác áp dụng thuế suất thuế thu nhập năm 2013 là 25%.
Các loại thuế khác và lệ phí nộp theo quy định hiện hành.
+) Thông tin về đầu tƣ:
• Tăng TSCĐ dây chuyền 70 tấn TP/ngày 25.636.896.385 đồng
• Mua xe các loại: xe tải, xe xúc lật, xe nâng, xe Toyota, Ford
• Công trình xây dựng: Hạng mục hồ nước thải và hồ biogas, mương thoát nước, lò đốt than, nhà làm việc, trạm biến áp.
+) Hệ thống kế toán áp dụng:
• Hệ thống kế toán DN đang áp dụng: Nhật ký chứng từ – Phần mềm Bravo – QĐ 15/2006/QĐ-BTC
• Các thay đổi chính sách kế toán năm nay: Thay đổi thời gian khấu hao và TSCĐ theo thông tƣ 45/2013/TT_BTC
- Tìm hiểu môi trường kinh doanh của khách hàng giúp KTV nhận diện được những rủi ro kinh doanh có thể xảy ra với hoạt động của đơn vị.
+) Thị trường kinh doanh và cạnh tranh
• Xuất khẩu của nước cạnh tranh chính – Thái Lan và chính sách can thiệp thị trường sắn của chính phủ Thái Lan
• Cước phí vận tải biển của Việt Nam tăng cao ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của sắn Việt Nam so với Thái Lan
• Kinh tế suy thoái làm giảm nhu cầu chung của các ngành công nghiệp nội địa
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
+) Môi trường pháp lý
• Pháp luật và các quy định có ảnh hưởng trọng yếu tới hoạt động của doanh nghiệp: Quy định về bảo vệ môi trường, xử lý nước xả thải tại Bình Phước
• Thay đổi thuế áp dụng: Thông tƣ 111/2013/TT-BTC về thuế TNCN; thông tƣ 64/2013/TT-BTC về hóa đơn, thông tƣ 65/2013/TT-BTC về thuế GTGT và Luật thuế GTGT sửa đổi số 31/2013/QH13; Luật thuế TNDN sửa đổi số 32/2013/QH13.
Sau khi tiến hành tìm hiểu về khách hàng ABC và môi trường kinh doanh của đơn vị, KTV đã xác định sơ bộ rủi ro liên quan tới BCTC và các TK có liên quan cụ thể, đồng thời đƣa ra thủ tục kiểm toán cơ bản đối với các rủi ro đó.
Rủi ro liên quan tới khoản mục Nợ phải trả người bán - TK 331 là rủi ro vi phạm mục tiêu kiểm toán chia cắt niên độ. KTV đề nghị chú trọng thực hiện kiểm tra đối chiếu số dƣ TK 331 và thực hiện kiểm tra chia cắt niên độ đối với khoản mục này.
Tại công ty XYZ
Đơn vị XYZ là khách hàng cũ của Công ty Thăng Long TDK nên KTV chỉ xem xét lại hồ sơ kiểm toán năm trước, nhận diện các vấn đề được lưu ý, sau đó trao đổi với kế toán và Ban giám đốc đơn vị về các sai sót năm trước đã được điều chỉnh chưa.
Trong năm 2013, đơn vị không có bất kỳ thay đổi nào trong cơ cấu tổ chức, bộ máy kế toán, chính sách thuế và hoạt động kinh doanh chính của đơn vị. Môi trường kinh doanh các sản phẩm của đơn vị nhƣ hóa chất, bao bì,… rất đa dạng và nhiều đối thủ cạnh tranh, tuy nhiên đơn vị đã có chỗ đứng trên thị trường nội địa. Nguồn cung đầu vào phục vụ sản xuất tại đơn vị đƣợc đánh giá là ổn định trong năm qua. Đồng thời ý kiến kiểm toán trên hồ sơ kiểm toán năm trước là ý kiến chấp nhận toàn phần, do đó KTV không tiến hành điều tra thêm mà chuyển qua thực hiện các bước kiểm toán tiếp theo.
Tìm hiểu chính sách kế toán và chu trình mua hàng – phải trả - trả tiền Bước công việc này giúp KTV hiểu rõ thiết kế của hệ thống kế toán qua các chu trình kinh doanh trong đơn tại đơn vị khách hàng. Mỗi chu trình kinh doanh quan trọng của khách hàng đều đƣợc KTV tìm hiểu và đánh giá thông qua việc quan sát, phỏng vấn và đặt câu hỏi. Trong phạm vi khóa luận, chúng ta chỉ tìm hiểu về thiết kế chu trình mua hàng - phải trả - trả tiền, đánh giá hệ thống KSNB đối với chu trình này.
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
Mục tiêu:
- Xác định và hiểu đƣợc các giao dịch và sự kiện liên quan tới chu trình kinh doanh quan trọng;
- Đánh giá về mặt thiết kế và thực hiện đối với các thủ tục kiểm soát chính của chu trình kinh doanh này;
- Quyết định xem liệu có thực hiện kiểm tra hệ thống KSNB;
- Thiết kế các thủ tục kiểm tra cơ bản phù hợp và có hiệu quả.
Thực hiện:
ABC XYZ
Tìm hiểu chu trình
- Tìm hiểu các thông tin liên quan đến chu trình
- Tìm hiểu thiết kế của chu trình thông qua quan sát, phỏng vấn, đặt câu hỏi
- Đánh giá hệ thống KSNB về mặt thiết kế và hoạt động của chu trình tại đơn vị
- Xem lại hồ sơ kiểm toán cũ để nắm đƣợc đặc điểm của chu trình.
Kết quả đánh giá hệ thống KSNB chu trình
Trung bình Tốt
Minh họa tại Công ty ABC
KTV tiến hành tìm hiểu chu trình qua các khía cạnh kinh doanh, chính sách kế toán áp dụng đối với chu trình và sự vận hành các thiết kế hệ thống KSNB chu trình mua hàng – phải trả - trả tiền tại đơn vị:
Trích giấy làm việc A420-Tìm hiểu chu trình mua hàng – phải trả - trả tiền Các thông tin khía cạnh kinh doanh:
- Các loại nguyên vật liệu chủ yếu của công ty: sắn tươi - nguyên vật liệu phục vụ cho việc sản xuất sản phẩm chính là tinh bột sắn.
- Đặc điểm hàng nguyên vật liệu doanh nghiệp mua: sắn tươi dễ bị hư hỏng, hao hụt trong quá trình vận chuyển và bảo quản; thời vụ sắn thường rơi vào tháng 4 đến tháng 6 trong năm.
- Các phương thức mua hàng của doanh nghiệp: đơn vị thu mua sắn tươi từ bà con nông dân trong huyện Bù Đăng - tỉnh Bình Phước và các tỉnh lân cận, hoặc thông qua các đơn vị thu mua sắn khác.
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
- Phương thức lựa chọn nhà cung cấp: đối với nguyên liệu sắn tươi, đơn vị thu mua hết sản lƣợng từ bà con nông dân, hoặc dựa vào uy tín và mối quan hệ mua bán lâu dài với các đơn vị thu mua sắn ở tỉnh khác.
- Cách thức thanh toán cho nhà cung cấp: đơn vị chủ yếu thanh toán tiền mua sắn bằng tiền mặt đối với các cá nhân (hộ nông dân)
- Chính sách chiết khấu, giảm giá của khách hàng: không có chiết khấu hay giảm giá đối với mặt hàng nông sản là sắn tươi.
Chính sách kế toán áp dụng:
- Thời điểm ghi nhận hàng tồn kho, phải trả nhà cung cấp: khi hàng đƣợc chấp thuận nhập kho.
- Đối với các khoản nợ có gốc ngoại tệ: công ty ghi nhận công nợ đúng theo giá nguyên tệ và tỷ giá bình quân liên ngân hàng tại thời điểm nhập hàng. Đến thời điểm thanh toán, công ty thanh toán theo tỷ giá tại thời điểm thanh toán và công nợ ngoại tệ thực tế. số chênh lệch giữa công nợ tại thời điểm nhập hàng và thời điểm thanh toán được công ty ghi nhận vào chi phí hoặc thu nhập tương ứng.
Mô tả chu trình mua hàng – phải trả - trả tiền:
Sơ lƣợc về chu trình mua hàng – phải trả - trả tiền tại đơn vị:
Bảng 2.2.5: Chu trình mua hàng – phải trả - trả tiền tại Công ty ABC
Phòng ban Chức năng Chứng từ liên quan
Phó phòng Tổng hợp
- Lập kế hoạch sản xuất và thu mua sắn nguyên liệu
- Liên hệ các nhà cung cấp
- Kế hoạch sản xuất và thu mua nguyên liệu
Giám đốc
- Phê duyệt kế hoạch sản xuất và thu mua nguyên liệu
- Xét duyệt thanh toán
- Quyết định thu mua Trạm cân - Đo khối lƣợng sắn đƣợc bán cho đơn vị - Phiếu cân
Kiểm tra chất
lƣợng (KCS) - Đo hàm lƣợng tinh bột có trong sắn thu mua - - Phiếu kiểm tra chất lƣợng Kho - - Nhận sắn
- - Nhập kho nguyên liệu - - Phiếu nhập kho
Kế toán
- - Hạch toán hàng tồn kho, công nợ
- - Lập Bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ mua vào không có Hóa đơn.
- Bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ mua vào không có Hóa đơn - Phiếu chi
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
- Lập kế hoạch thu mua:
Phó phòng Tổng hợp phụ trách Kinh doanh nắm bắt nhu cầu sản xuất của đơn vị, dựa theo mùa vụ sắn nguyên liệu để Lập kế hoạch sản xuất và thu mua nguyên liệu trình Giám đốc xem xét, ký duyệt.
Giám đốc phê duyệt kế hoạch và ra Quyết định thu mua nguyên liệu. Số lƣợng thu mua sẽ tùy thuộc vào ngân sách của công ty trong tháng nhƣng chủ yếu là tận dụng hết sản lƣợng bán của bà con nông dân. Giá cả phụ thuộc vào giá thu mua sắn của các nhà máy khác trên địa bàn, đƣợc xem xét và đƣa ra trong Quyết định thu mua. Nhân viên Hành chính phòng Tổng hợp sẽ phổ biến Quyết định này cho các bộ phận liên quan.
- Thu mua, kiểm tra chất lƣợng nguyên liệu và nhập kho:
Bà con nông dân chở nông sản tới công ty sẽ đăng ký tên, loại hàng, số lƣợng xe hàng ở phòng bảo vệ. Sau đó qua trạm cân, nhân viên Bàn cân tiến hành cân và ghi khối lượng lên Phiếu cân. Người bán ký tên lên 3 liên Phiếu cân và giữ 1 liên làm xác nhận bán sắn cho đơn vị, 1 liên sẽ được giao cho thủ kho, 1 liên được lưu lại.
Khối lƣợng sắn sau khi cân sẽ đƣợc bộ phận KCS kiểm tra chất lƣợng, ghi thông tin lên Phiếu kiểm tra chất lƣợng 3 liên, 1 liên giao cho thủ kho cùng với sắn nguyên liệu, 1 liên giao cho phòng kế toán, 1 liên lưu tại bộ phận KCS.
Thủ kho nhận sắn và Phiếu cân cùng với Phiếu kiểm tra chất lƣợng, đối chiếu thông tin trên phiếu và lập Phiếu nhập kho 2 liên, 1 liên giao cho kế toán, 1 liên lưu tại kho.
- Ghi nhận hàng tồn kho và công nợ, xét duyệt thanh toán:
Nhận Phiếu cân từ trạm cân, Phiếu kiểm tra chất lƣợng của bộ phận KCS, Phiếu nhập kho từ bộ phận kho, kế toán kho tiến hành ghi sổ hàng tồn kho rồi chuyển hết chứng từ cho kế toán thanh toán ghi sổ công nợ. Cuối tháng, kế toán thanh toán sẽ tập hợp các khoản phải trả theo từng đối tƣợng để lập Bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ mua vào không có Hóa đơn.
Bà con nông dân viết Giấy đề nghị thanh toán nộp kèm với 1 liên Phiếu cân có chữ ký người bán, nếu muốn nhận tiền thay cho người khác thì phải có Giấy ủy quyền và bản photo công chứng chứng minh nhân dân của người bán chính thức. Kế toán thanh toán căn cứ vào các chứng từ trên, đối chiếu số tiền trên sổ kế toán và lập Phiếu chi trình kế toán trưởng và Giám đốc ký duyệt.
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế