Chương I. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư phát triển CN-TTCN tại một số địa phương 1.2.1.1. Thu hút vốn đầu tư phát triển công nghiệp huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương
Bình Dương bước vào xây dựng và phát triển công nghiệp ở điểm xuất phát thấp là một tỉnh nông nghiệp thuần nông, gần như chưa có cơ sở hạ tầng về công nghiệp.
Thực tiễn đó bắt buộc Bình Dương phải có bước đột phá, đi tắt đón đầu. Trong đó, huyện Bến Cát là địa phương điển hình trong công tác thu hút vốn đầu tư phát triển
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
công nghiệp của tỉnh. Trước đây, Bến Cát tuy là huyện trọng điểm lúa của tỉnh Bình Dương và cây cao su, cây công nghiệp ngắn ngày, nhưng đời sống người dân chưa khá giả, thậm chí những vùng nông thôn, vùng kháng chiến lại còn khó khăn hơn. Khởi đầu với Khu công nghiệp Mỹ Phước 1, đến nay huyện đã phát triển lên 11 khu công nghiệp với tổng diện tích trên 5.118 ha trải khắp các địa bàn. Với cơ sở hạ tầng kỹ thuật được đầu tư hoàn chỉnh và công tác cải cách thủ tục hành chính, xúc tiến đầu tư tốt các KCN ở Bến Cát, nhanh chóng trở thành các KCN hoạt động có hiệu quả, sớm trở thành những địa chỉ đáng tin cậy, thu hút các nhà đầu tư... Các KCN đã thu hút 1.189 dự án, trong đó có 723 dự án đầu tư trong nước và 466 dự án đầu tư nước ngoài, tổng vốn đăng ký trên 4.310 tỷ đồng và trên 3 tỷ USD. Lãnh đạo Bến Cát với sức trẻ năng động đã nắm bắt thời cơ, chủ động và mạnh dạn lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp-công nghiệp-dịch vụ thương mại sang công nghiệp-nông nghiệp-dịch vụ thương mại, rồi công nghiệp-dịch vụ-nông nghiệp. Nhận thấy lợi thế của địa phương, huyện Bến Cát đã xúc tiến và triển khai nhiều hoạt động thiết thực để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước về với mình. Trên cơ sở quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội đến năm 2020, huyện từng bước phân vùng quy hoạch phù hợp với tình hình thực tế từng giai đọan để hình thành các khu, cụm công nghiệp, khu đô thị phù hợp với quy hoạch chung của tỉnh. Huyện ủy đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, nêu cao tinh thần trách nhiệm từ khâu quy hoạch, giải tỏa đền bù, xây dựng cơ sở hạ tầng các khu, cụm công nghiệp. Nhờ đó, công cuộc phát phát triển công nghiệp được hầu hết người dân đồng thuận trong việc chấp hành giải tỏa giải phóng mặt bằng và hấp dẫn thu hút nhà đầu tư trong và ngoài nước. Gắn liền với phát triển các KCN, huyện cũng sớm quy hoạch các khu dân cư, đô thị cùng các khu tái định cư để giải quyết nhu cầu nhà ở cho người dân, theo hướng công nghiệp hóa - đô thị hóa, nhất là người dân các vùng bị giải tỏa đất. Giảm thiểu tác động xấu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đối với người dân, tạo kế sinh nhai cho họ sau khi chuyển đổi đất nông nghiệp.
Huyện cũng có giải pháp phát triển nông nghiệp bền vững với chủ trương chuyển dịch và bố trí lại cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp với đất đai và điều kiện canh tác của địa phương, chú trọng phát triển cây công nghiệp, cây lâu năm có giá trị cao, tạo vùng nguyên liệu cung cấp cho ngành công nghiệp chế biến.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
1.2.1.2. Thu hút vốn đầu tư phát triển tiểu thủ công nghiệp trên một số địa bàn
Tỉnh Quảng Nam: Cùng với đẩy mạnh xúc tiến đầu tư xây dựng các khu CN và cụm CN, những năm gần đây, Quảng Nam tiến hành khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống một thời nổi tiểng như: Mộc Kim Bồng, gốm Thanh Hà, đồng Phước Kiều và làng nghề ươm tơ, dệt lụa ở Mã Châu, Duy Trinh... Trong số 61 làng nghề được khôi phục, có 20 dự án làng nghề được UBND tỉnh phê duyệt, với tổng vốn đầu tư hỗ trợ hơn 190 tỷ đồng và đã có 19 làng nghề được công nhận làng nghề CN- TTCN. Chỉ tính từ năm 2004 đến 2008, thông qua nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia, vốn tín dụng ưu đãi, Quảng Nam hỗ trợ hơn 25 tỷ đồng để xây dựng kết cấu hạ tầng thiết yếu tại các làng nghề. Nhờ thế, số lao động tại các làng nghề hằng năm tăng lên đáng kể. Quảng Nam đã thu hút được nguồn vốn hơn chín nghìn tỷ đồng vào lĩnh vực CN, tăng bình quân 24%/năm và chiếm tỷ trọng khoảng 35%/tổng mức vốn đầu tư toàn tỉnh. Riêng hai năm 2007 và 2008, tổng đầu tư vào lĩnh vực này lên đến hơn bốn nghìn tỷ đồng. Và từ chỗ các dự án đầu tư vào địa bàn tỉnh tăng lên, mạng lưới các cơ sở CN-TTCN phát triển rộng khắp, bước đầu đã giải quyết việc làm cho một lực lượng lao động khá lớn ở địa phương. Đến cuối năm 2008, số lượng lao động trong lĩnh vực này lên đến 84.248 người, tăng 12,7% so với năm 2007.
Tỉnh Lâm Đồng: đến cuối năm 2010, số lượng cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn trên toàn tỉnh là 7.795 cơ sở, với số lượng lao động trong ngành là 23.400 người. Cùng với sự phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh, các làng nghề, cơ sở đã tạo ra một khối lượng hàng hoá lớn đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu, cơ cấu ngành nghề, hàng hoá cũng đa dạng hơn cả về mẫu mã đến khả năng đáp ứng nhu cầu thị hiếu của thị trường. Sau hơn 10 năm thực hiện chính sách phát triển làng nghề, đến nay, Lâm Đồng đã có 22 làng nghề với nhiều loại hình như dệt thổ cẩm, làng hoa, gốm, rượu cần, mây tre đan, thủ công mỹ nghệ... Để thúc đẩy, nâng cao vị thế của các sản phẩm TTCN, trong thời gian qua, Sở Công thương, Trung tâm Khuyến công tỉnh Lâm Đồng đã triển khai nhiều hoạt động, đề án hỗ trợ bằng nhiều hình thức khác nhau nhất là thông qua hình thức hỗ trợ có thu hồi như xây dựng nhà xưởng, đổi mới máy móc, công nghệ, thiết bị, đào tạo nghề, nâng cao năng lực chuyên môn... cũng như tổ chức các cuộc thi Sáng tạo sản phẩm CN- TTCN mới phục vụ du lịch, đưa sản phẩm
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
tham gia các hội chợ triển lãm… đã đem lại nhiều kết quả tích cực”. Đặc biệt, với lợi thế về tiềm năng du lịch, thì phát triển hình thức du lịch làng nghề cũng được coi là chiến lược phát triển lâu dài về chiều sâu cho sản xuất hàng thủ công. Hiện nay, nhiều làng nghề của tỉnh như Làng dệt thổ cẩm thôn B’ Nớr C (xã Lát, huyện Lạc Dương), làng dệt thổ cẩm thôn ĐamPao (xã Đạ Đờn, huyện Lâm Hà), làng hoa Vạn Thành (Phường 5- Đà Lạt)... cũng thu hút nhiều du khách đến tham quan. Qua hình thức du lịch, các làng nghề có cơ hội quảng bá sản phẩm, tạo lập thị trường tiêu thụ và giới thiệu bản sắc, đặc trưng văn hoá của làng.
1.2.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho hoạt động thu hút vốn đầu tư phát triển CN- TTCN huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị
Để thu hút được lượng vốn đáp ứng nhu cầu phát triển của CN-TTCN trước hết cần có sự hỗ trợ tích cực của nhà nước. Đó là sự hỗ trợ bằng việc ban hành những quy định pháp chế, tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho sản xuất kinh doanh, đồng thời hỗ trợ về tài chính và tiếp cận các nguồn vốn khác, tạo động lực cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất. Các chính sách thu hút vốn đầu tư của huyện không thể tách rời các chính sách của quốc gia và tỉnh Quảng Trị. Các chính sách này phải dự trên lợi thế so sánh của vùng, khai thác tốt các nguồn lực địa phương, đồng thời thu hút nguồn lực từ các địa phương khác cho phát triển CN-TTCN.
Định hướng phát triển CN-TTCN phải căn cứ vào chiến lược phát triển của quốc gia, của tỉnh, huyện, đồng thời theo chiến lược phát triển của ngành; phù hợp với nhu cầu thị trường, đáp ứng các yêu cầu cơ bản của thị trường.
Tăng cường công tác quảng bá hình ảnh địa phương: như các tiềm lực, chính sách ưu đãi, hỗ trợ, tạo ra hình ảnh tốt nhằm thu hút vốn đầu tư. Đề ra đồng thời thực hiện có hiệu quả các chính sách.
Thực hiện các dự án đầu tư công, nhất là đầu tư cho cơ sở hạ tầng, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhà đầu tư.
Coi trọng công tác đào tạo nhân lực và thu hút nhân tài đáp ứng nhu cầu lao động ngày càng cao của ngành.
Các chính sách thu hút vốn đầu tư không chỉ thu hút các nguồn vốn bên ngoài mà trước hết cần phát huy nội lực của địa phương, khuyến khích các tầng lớp dân cư trong huyện đầu tư, phát triển kinh doanh.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Thu hút vốn đầu tư của huyện trong giai đoạn hiện nay cần hướng tới thu hút các ngành công nghệ cao, tiên tiến, tránh trở thành “bãi rác công nghệ”.
Chú trọng công tác an sinh, giải quyết việc làm và kế sinh nhai cho người dân sau khi thực hiện CNH-HĐH, giải phóng mặt bằng đề xây dựng các khu, cụm công nghiệp. Đặc biệt là đối với các vùng chuyển đổi đất nông nghiệp để xây dựng các khu, cụm công nghiệp.
Phát triển CN- TTCN, cần phải chú trọng bảo tồn và phát huy các yếu tố văn hóa truyền thống, đặc biệt là với các ngành tiểu thủ công nghiệp cần biết kết hợp truyền thống với hiện đại, đồng thời đẩy mạnh phát triển phát triển làng nghề truyền thống với phát triển du lịch làng nghề.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ