Chương II. THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CN-
2.4. Các chính sách thu hút vốn đầu tư để phát triển CN-TTCN trên địa bàn huyện Hải Lăng
2.4.1. Các chính sách khuyến khích và ưu đãi trong đầu tư
Theo luật Tổ chức HĐND và UBND số 11/2003/QH11 ban hành ngày 26 tháng 11 năm 2013 và luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND số 31/2004/QH11 ngày 03 tháng 12 năm 2004 ; đối với cấp huyện hiện nay chưa có thẩm quyền ban hành chính sách ưu đãi đầu tư mà chỉ căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương để áp dụng theo đúng các chính sách ưu đãi đầu tư theo Luật khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) số 03/1998/QH10 ban hành ngày 20 tháng 5 năm 1998 và quyết định số 1099/QĐ-UBND ban hành ngày 08 tháng 06 năm 2009 của UBND tỉnh Quảng Trị về việc quy định một số chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Theo đó, các nhà đầu tư thực hiện đầu tư vào các lĩnh vực: công nghiệp vật liệu xây dựng, cơ sở hạ tầng, chế biến nông lâm thủy sản, giáo dục, y tế, thể thao, văn hóa dân tộc và các dịch vụ đầu tư khác như xây dựng nhà ở cho các công nhân làm việc tại các Khu công nghiệp, Khu Kinh tế,… sẽ được hỗ trợ và ưu đãi đầu tư. Hải Lăng là địa bàn có điều kiện kinh tế- xã hội khó khăn được hưởng chính sách ưu đãi đầu tư. Qua đó ta thấy được tỉnh Quảng Trị tạo điều kiện tốt nhất để thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển, đặc biệt là lĩnh vực CN-TTCN.
Ưu đãi về đất đai:
Đơn giá thuê đất một năm được tính bằng 0,45% giá đất do UBND tỉnh ban hành.
Đồng thời các doanh nghiệp nếu đầu tư vào các cụm công nghiệp được miễn phí sử dụng hạ tầng kỹ thuật của cụm trong suốt thời gian thực hiện dự án. Riêng cấp điện, cấp nước, thông tin phục vụ sản xuất các doanh nghiệp tự hợp đồng với đơn vị cung ứng theo hợp đồng kinh tế.
Huyện đứng ra thực hiện giải phóng, san lấp mặt bằng tại các cụm công nghiệp, đầu tư thực hiện các tuyến đường giao thông xung quanh, tạo điều kiện tốt nhất cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Hỗ trợ về đào tạo nghề, cung ứng lao động:
Nhà đầu tư tuyển dụng từ 30 lao động (có hộ khẩu thường trú ở Quảng Trị 1 năm trở lên), gửi đi đào tạo nghề tại các cơ sở dạy nghề trong và ngoài tỉnh, được cấp chứng chỉ sơ cấp nghề trở lên và được doanh nghiệp ký kết hợp đồng lao động vào làm việc, sẽ được ngân sách tỉnh hỗ trợ chi phí đào tạo 1 lần với mức 500.000 đồng/1 lao động đối với loại hình đào tạo nghề sơ cấp và 1.000.000 đồng/1 lao động đối với loại hình đào tạo nghề trung cấp hoặc lao động sử dụng công nghệ kỹ thuật cao. Muốn được hỗ trợ, nhà đầu tư phải lập danh sách kèm theo hồ sơ gửi đến Sở Lao động, Thương binh và Xã hội để có căn cứ làm thủ tục hỗ trợ.
Bên cạnh đó, huyện Hải Lăng còn khuyến khích các doanh nghiệp tham gia tuyển dụng lao động trong huyện, các hoạt động hội chợ việc làm nhằm tạo điều kiện gặp gỡ giữa doanh nghiệp và lao động.
Chính sách ưu đãi về thuế:
Các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn huyện được tạo điều kiện tốt nhất để được hưởng các ưu đãi tối đa về thuế thu nhập doanh nghiệp đối với địa bàn khó khăn và tùy thuộc từng lĩnh vực đầu tư theo quy định tại chương 5, nghị định số 24/2007/NĐ-CP của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
Ưu đãi về vốn:
Các tổ chức, cá nhân trực tiếp kêu gọi các doanh nghiệp ngoài địa bàn huyện Hải Lăng đầu tư vào các dự án sản xuất công nghiệp tại các cụm công nghiệp trên địa bàn huyện Hải Lăng mà dự án đó giải quyết việc làm từ 50 lao động trở lên hoặc có tổng mức đầu tư từ 05 tỷ đồng trở lên thì được UBND huyện Hải Lăng hỗ trợ 1‰ (một phần ngàn) trên tổng mức vốn đầu tư của dự án, như tối đa không quá 20 triệu đồng.
Đối với các hộ sản xuất trong các hợp tác xã làng nghề TTCN được huyện đứng ra bảo lãnh vay vốn phát triển sản xuất với số tiền tối đa không quá 30 triệu đồng tại ngân hàng chính sách xã hội huyện. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ được hưởng tối đa các hỗ trợ mà chính phủ hướng dẫn như nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/06/2009 về trợ giúp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, nghị quyết số 22/NQ-CP ngày 05/05/2010 về việc triển khai thực hiện nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/06/2009; nghị định số 61/2010/NĐ-CP ngày 04/06/2010 về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn...
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
2.4.2. Cải thiện môi trường kinh doanh
Môi trường hành chính pháp lý:
Theo quyết định 1099/QĐ-UBND của UBND tỉnh Quảng Trị về việc quy định một số chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh Quảng Trị thì các nhà đầu tư được các Sở, Ban, Ngành và địa phương liên quan hướng dẫn, hỗ trợ và giải quyết các quy trình, thủ tục hành chính về đầu tư theo chức năng nhiệm vụ của mỗi cơ quan.
UBND huyện và các cơ quan hành chính thực hiện giao dịch hành chính theo cơ chế
“một cửa”, “một cửa liên thông” nhằm hết sức tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư.
Đối với các doanh nghiệp đầu tư vào các cụm công nghiệp sẽ nộp hồ sơ và nhận kết quả tại ban quản lý các cụm công nghiệp huyện. Các thủ tục đầu tư sẽ được giải quyết kịp thời trong thời gian quy định để không làm chậm trễ tiến độ thực hiện của nhà đầu tư. Bên cạnh đó, huyện còn hỗ trợ các làng nghề tiểu thủ công nghiệp lập hồ sơ xin giấy phép làng nghề và đăng ký nhãn mác thương hiệu cho các làng nghề như: chổi đót Văn Phong, mứt gừng Mỹ Chánh, nước mắm Mỹ Thủy,...
Các thủ tục hành chính pháp lý liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh như thuê đất, nộp thuế, ... đang được hệ thống hóa, công khai rõ ràng để thuận tiện cho nhà đầu tư.
Môi trường cơ sở hạ tầng và các dự án đầu tư công:
Huyện đã tích cực chủ động thực hiện các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh. Thực hiện nâng cấp và mở rộng các tuyến đường trong và ngoài các cụm công nghiệp. Xây dựng hệ thống biến áp, truyền tải điện phục vụ nhu cầu sản xuất. Để thúc đẩy phát triển công nghiệp, từ những năm 2000, huyện đưa ra chủ trương xây dựng các cụm công nghiệp tại địa phương. Năm 2004, cụm công nghiệp Diên Sanh được quy hoạch chi tiết và tiến hành xây dựng với tổng vốn đầu tư 18.293 triệu đồng, thực hiện san lấp mặt bằng, xây dựng hàng rào bao quanh, hệ thống cấp điện, cấp thoát nước, phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường đến năm 2006 được đưa vào sử dụng, hiện nay đã thu hút trên 10 nhà máy vào hoạt động. Tuy nhiên, ở đây hệ thống xử lý nước thải chưa được hoàn thiện và đưa vào sử dụng. Cụm công nghiệp Hải Thượng được quy hoạch đến nay đã đưa vào sử dụng một số hạng mục. Xây dựng hệ thống
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
đường giao thông, đường tránh lũ tránh nạn phục vụ phát triển kinh tế, đảm bảo an ninh quốc phòng nối liền quốc lộ 1A với cảng biển Mỹ Thủy, đi qua các điểm phát triển công nghiêp của huyện.
Môi trường kinh tế vĩ mô trên địa bàn:
Trong những năm qua, môi trường kinh tế của huyện Hải Lăng đã có những chuyển biến mạnh mẽ, điều này thể hiện qua tốc độ tăng trưởng kinh tế hằng năm trong giai đoạn 2009-2011 đạt 12,13%, nền kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp-dịch vụ-nông nghiệp đáp ứng yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế. Các lĩnh vực nông nghiệp phát triển mạnh, cơ cấu cây con đa dạng có thể một phần nào cung cấp nguyên liệu cho các hoạt động của ngành công nghiệp chế biến nông- lâm- thủy hải sản. Các hoạt động giao thông vận tải phát triển mạnh, riêng năm 2011, doanh thu vận tải đạt 53.558 triệu đồng, tăng 20,1% so với năm trước, riêng vận tải hàng hóa đạt khối lượng 646,9 nghìn tấn, tăng 10,1% so với năm trước. Các hoạt động thương mại dịch vụ cũng phát triển mạnh, đến năm 2011, toàn huyện có 3.408 cơ sở kinh doanh thương mại, dịch vụ, tăng 68 cơ sở so với các năm trước, giúp đẩy mạnh tiêu thụ các sản phẩm CN-TTCN tại địa phương, thúc đẩy công nghiệp phát triển. Đến cuối năm 2011, trên địa bàn có 63 doanh nghiệp với tổng vốn đăng ký là 29.310 triệu đồng, tổng hộ kinh doanh là 1.517 hộ, nhiều hợp tác xã mới được thành lập, mở rộng kinh doanh, đến 2011, toàn huyện có 53 hợp tác xã, trong đó chủ yếu là hợp tác xã nông nghiệp, bên cạnh đó có một số hợp tác xã làng nghề và dịch vụ. Huyện còn tích cực kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài, các tổ chức phi chính phủ nhu tầm nhìn thế giới, Renew, OXFAM Hồng Kông... với giá trị dự án cam kết khoảng 10 tỷ đồng nhằm xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, cải thiện cơ sở hạ tầng, nâng cao năng lực và cải thiện môi trường kinh doanh.
Môi trường xã hội:
Trong giai đoạn 2009-2011, huyện đã thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ chính sách về bảo hộ nhà nước và xóa đói giảm nghèo. Năm 2011, tỷ lệ hộ nghèo còn 16,6%. Chú trọng công tác giải quyết việc làm, thực hiện đào tạo nghề cho lao động, đến 2011, tỷ lệ lao động qua đào tạo 31,9%. Trong đó đào tạo nghề là 24%. Các công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân, phòng chống bệnh dịch được quan tâm thực
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
hiện, thực hiện các chế độ bảo hiểm cho các đối tượng chính sách đầy đủ. Các phong đào đoàn hội, thể thao, văn hóa thông tin được thực hiện với kết quả tích cực.
2.4.3. Thực hiện các chương trình khuyến công
Kinh phí khuyến công trên địa bàn huyện Hải Lăng có từ 3 nguồn, cấp huyện, cấp tỉnh và cấp quốc gia. Theo báo cáo của bộ phận khuyến công huyện Hải Lăng, năm 2011, từ 100 triệu kinh phí khuyến công huyện, Phòng Kinh tế- Hạ tầng huyện đã phối hợp với các ban ngành địa phương tập trung đào tạo nghề thêu ren xuất khẩu cho 30 lao động tại HTX Câu Nhi (Hải Tân) đào tạo nghề chằm nón lá cho 60 lao động tại hợp tác xã Trà Lộc (Hải Xuân) và HTX Văn Trị (Hải Tân), lập hồ sơ công nhận làng nghề cho 2 làng ngề: Chổi đót Văn Phong và nước mắm Mỹ Thủy. Kinh phí khuyến công tỉnh hỗ trợ là 247 triệu đồng thực hiện các công tác nâng cao nghề may cho 150 lao động tại nhà máy may xuất khẩu Phong Phú, nâng cao tay nghề thêu ren xuất khẩu cho 30 lao động thôn Văn Quỹ (Hải Tân), hỗ trợ các mô hình công nghệ mới tại các doanh nghiệp và thực hiện quy hoạch chi tiết cụm công nghiệp Hải Thượng. Kinh phí khuyến công quốc gia hỗ trợ là 210 triệu đồng thực hiện cho công tác lập quy hoạch chi tiết xây dựng Cụm CN Hải Thượng.
2.4.4. Quảng bá hình ảnh địa phương
Thông qua các hoạt động hội chợ thương mại hằng năm để quảng bá hình ảnh địa phương. Với mục tiêu đẩy mạnh tiêu dùng hàng Việt, giới thiệu các sản phẩm của các doanh nghiệp trên địa bàn, Hội chợ thương mại được tổ chức bình quân với 80 gian hàng, trong đó 35 là gian hàng khuyến khích các doanh nghiệp địa phương tham gia giới thiệu sản phẩm. Các doanh nghiệp trên địa bàn nếu tham gia được hỗ trợ tiền thuê mặt bằng, tạo điều kiện tốt nhất để quảng bá sản phẩm. Bên cạnh đó còn giới thiệu các sản phẩm của các làng nghề truyền thống như chổi đót Văn Phong, mứt gừng Mỹ Chánh, ớt dầm, nón lá. Hội chợ thương mại thường được tổ chức cùng thời gian với ngày hội văn hóa của huyện nhằm tranh thủ điều kiện tốt nhất quảng bá hình ảnh địa phương. Bên cạnh đó, còn giới thiệu về Hải Lăng trên các tờ báo, nguyệt san trong và ngoài tỉnh, đưa website của huyện vào hoạt động nhằm quảng bá hình ảnh trên tất cả các phương tiện thông tin. Ngoài ra, Hải Lăng nằm trên trục quốc lộ 1A và đường sắt, nên huyện đã thực hiện và khuyến khích các doanh nghiệp trên địa bàn thực hiện các
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
bảng quảng cáo dọc theo tuyến đường này nhằm giới thiệu hình ảnh địa phương với mọi người. Phòng Kinh tế-Hạ tầng đúng ra tổ chức ngày hội doanh nhân vào ngày doanh nhân Việt Nam 13/10 nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp gặp gỡ tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư.
Tuy nhiên, công tác này vẫn chưa được chú trong phát triển tại huyện Hải Lăng, trong mắt nhà đầu tư, huyện Hải Lăng vẫn chưa được xem là một điểm đến hấp dẫn, huyện vẫn còn là một địa phương thuần nông, công nghiệp lạc hậu. Vì vậy, cần chú trọng công tác này trong giai đoạn phát triển tới.
2.4.5. Đánh giá thực hiện các chính sách thu hút đầu tư trên địa bàn huyện 2.4.5.1. Đánh giá chung
Các chính sách thu hút đầu tư của huyện cơ bản đã thúc đẩy quá trình phát triển của CN-TTCN của huyện. Tuân theo định hướng phát triển chung của cả nước, của tỉnh và quy hoạch phát triển ngành công nghiệp đồng thời các chính sách đã tận dụng tốt những lợi thế về điều kiện tự nhiên và xã hội, con người, lợi thế so sánh của vùng, sáng tạo phù hợp với điều kiện của địa phương trong phát triển công nghiệp. Các chính sách đề ra được các cấp lãnh đạo, cơ quan đoàn thể và nhà nước tích cực thực hiện, tạo một môi trường thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư; quan tâm tới vấn đề đào tạo lao động, phát triển khoa học công nghệ, định hướng phát triển công nghiệp tri thức, trình độ cao, phát triển con người. Nhờ thực hiện các chính sách, cơ cấu kinh tế của huyện đã có bước chuyển dịch theo hướng Công nghiệp- Dịch vụ- Nông nghiệp, thoát khỏi nền kinh tế thuần nông trước đây, tỷ lệ CN-TTCN trong cơ cấu ngày càng tăng cao.
Năm 2005, CN-TTCN chiếm tỷ trọng 11,7%, đến 2010 tỷ trọng này là 20,1%. Tốc độ tăng trưởng công nghiệp giai đoạn 2009-2011 bình quân đạt 20,11%. Đây là một bước đột phá không chỉ trong phát triển CN-TTCN mà còn là phát triển kinh tế chung của huyện. Chính sách phát triển CN-TTCN đã tận dụng tối đa các nguồn lực của huyện, đặc biệt là các sản phẩm từ nông nghiệp, giải quyết vấn đề đầu ra của ngành nông nghiệp huyện nhà, đồng tời tạo ra sản phẩm cho thương mại dịch vụ phát triển.
Tuy nhiên, các chính sách còn chưa rõ ràng, đặc biệt trong công tác hỗ trợ về vốn cho các cơ sở sản xuất TTCN. Công tác thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài trong phát triển công nghiệp còn hạn chế, công tác liên doanh, liên kết và hợp tác đầu tư còn
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
hiếm tại vùng. Tiết kiệm trong dân cư chưa được huy động hết, hệ thống thu thập thông tin, số liệu diễn biến tình hình sản xuất công nghiệp nói riêng và và phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn chưa được hoàn thiện.
2.4.5.2. Đánh giá của các nhà đầu tư
Thực hiện khảo sát đối với 19 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất và 5 hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực CN-TTCN thông qua hình thức phỏng vấn bán cấu trúc, tôi nhận được sự hợp tác trả lời của 11 doanh nghiệp và 4 hợp tác xã, trong đó có 4 doanh nghiệp hoạt động trong các cụm công nghiệp của huyện. Theo đánh giá của các nhà đầu tư, Hải Lăng là một địa điểm khá hấp dẫn để tiến hành đầu tư. Với việc đề ra và thực hiện các chính sách thu hút vốn đầu tư một cách có hiệu quả, đặc biệt là các chính sách về thuế, giải phóng mặt bằng đất đai, và điều kiện cơ sở hạ tầng tại các cụm công nghiệp. ắ doanh nghiệp trong cỏc cụm cụng nghiệp được khảo sỏt đều cho rằng huyện đã tạo điều kiện tốt nhất về mặt bằng và cơ sở hạ tầng trong các khu công nghiệp, 1 doanh nghiệp còn lại cho rằng cần nhanh chóng xây dựng hoàn thiện và đưa vào sử dụng hệ thống xử lý nước thải ở cụm công nghiệp. Với lợi thế nằm trên tuyến hành lang Đông Tây và trục giao thông chính Bắc-Nam, 2 cụm công nghiệp (Diên Sanh và Hải Thượng) đang là một điểm đến hấp dẫn với các nhà đầu tư. So với các địa phương khác, nhà đầu tư đánh giá 2 cụm công nghiệp này đã tạo những điều kiện thuận lợi nhất cho bước đầu xây dựng các nhà máy, cơ sở sản xuất của họ. Với việc huyện đã tạo điều kiện hỗ trợ san lấp mặt bằng, hệ thống điện, đường đã khá hoàn thiện. Bên cạnh đó các dịch vụ hành chính được thực hiện khá thuận lợi đối với các doanh nghiệp, ít có sự chậm trễ. Tuy nhiên, vấn đề chi phí không chính thức trong kinh doanh là một vấn đề khá nhạy cảm nên phần lớn các doanh nghiệp ít đề cập tới vấn đề này, nhưng theo họ đây là loại chi phí mà bất cứ một doanh nghiệp nào hoạt động cũng cần biết đến để có thể thuận lợi hơn trong giải quyết các thủ tục nhanh và theo đúng mong muốn.
Về đội ngũ lao động của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất; có 10/11 doanh nghiệp đều cho rằng nguồn lao động phổ thông tại địa phương khá dồi dào, đặc biệt đối với ngành sản xuất dệt may. Nhưng phần lớn lao động tay nghề chưa cao, phải tổ chức đào tạo từ đầu. Về lao động đòi hỏi trình độ cao thì tỷ lệ lao động tại địa phương
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ