Chương II. THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CN-
2.5. Đánh giá tình hình thu hút đầu tư vào công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp tại huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị
2.5.1. Thành tựu
Về cơ bản, đưa nền kinh tế nói chung và công nghiệp của địa bàn nói riêng đi lên, tăng trưởng kinh tế hằng năm đều đạt tốc độ cao, ổn định, thu nhập dân cư từng bước cải thiện đã tăng khả năng tích lũy vốn cho nền kinh tế. Huy động được một phần vốn của dân cư vào đầu tư.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Công tác quản lý nhà nước về CN-TTCN được tăng cường. Các thủ tục hành chính trong hoạt động đầu tư được giải quyết khá nhanh chóng, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư.
Các chính sách phát triển tận dụng tốt các lợi thế của địa phương, các cơ sở hạ tầng được đầu tư hoàn chỉnh, bước đầu phát huy tác dụng tích cực trong thu hút đầu tư.
Các kênh huy động vốn từng bước được đa dạng hóa. Trước đây, nguồn vốn đầu tư cho CN-TTCN chủ yếu là từ ngân sách nhà nước và các doanh nghiệp nhà nước trong ngành thì nay đã đa dạng hơn với các kênh tín dụng, của tư nhân, cá thể trong và ngoài huyện. Đồng thời bước đầu thu hút được sự quan tâm của nguồn vốn đầu tư nước ngoài.
Các chính sách thu hút đầu tư, tạo dựng hình ảnh cho CN-TTCN của huyện nhà đã phát huy tích cực, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư biết đến tiềm năng phát triển của huyện.
2.5.2. Hạn chế
Bên cạnh những mặt tích cực, vẫn còn một số hạn chế cần được khắc phục nhằm gia tăng nguồn vốn đầu tư vào CN-TTCN huyện Hải Lăng trong thời gian tới:
- Lượng vốn đầu tư của toàn huyện và của riêng ngành CN-TTCN giảm qua các năm, số lượng các dự án đầu tư cũng giảm. Nguyên nhân chủ yếu là do nền kinh tế của thế giới và của Việt Nam trong giai đoạn này đang chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế năm 2008, đồng thời huyện ưu tiên bố trí vốn đầu tư cho việc hoàn thành các dự án còn dỡ dang ở năm trước.
- Cơ cấu vốn đầu tư còn chưa hợp lý, phần lớn vốn đầu tư là của khu vực nhà nước, lượng vốn đầu tư từ khu vực tư nhân và vốn nước ngoài còn chiếm tỷ trọng quá thấp (dưới 10%). Đến nay, trên địa bàn huyện chỉ có 1 danh nghiệp có liên doanh với nước ngoài là Cty CP may hàng gia dụng Gilimex-PPJ. Điều này chứng tỏ công tác thu hút vốn đầu tư của địa phương chưa thực sự hấp dẫn với các nhà đầu tư nước ngoài.
- Các kênh huy động vốn như: cho thuê tài chính, thị trường vốn,... chưa được quan tâm, nguyên nhân là đây là những hình thúc huy động vốn còn khá mới mẻ của cả nước nói chung và toàn huyện nói riêng.
- Lượng vốn đầu tư chưa đáp ứng đủ cho nhu cầu đầu tư, tiến độ thi công các dự án còn chậm, nhiều dự án xin gia hạn, có một số dự án thi công chậm dẫn đến bị thu
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
hồi. Cụm công nghiệp Diên Sanh chỉ mới hoàn thành giai đoạn 1, giai đoạn 2 bị gián đoạn do chưa đủ nguồn vốn.
- Năng lực cán bộ trong các lĩnh vực liên quan đến thu hút vốn đầu tư chưa cao làm cho công tác quản lý nhà nước về đầu tư còn nhiều hạn chế, dẫn đến sự ái ngại của các nhà đầu tư.
- Cơ sở hạ tầng của các cụm công nghiệp chưa được hoàn thiện, đặc biệt là hệ thống xử lý nước thải còn nhiều sơ sài.
- Việc áp dụng các phương tiện để quảng bá hình ảnh địa phương còn hạn chế.
Chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị, tổ chức liên quan trong việc cung cấp thông tin cho nhà đầu tư, việc thu thập, xử lý, báo cáo các số liệu còn chưa thống nhất, các số liệu báo cáo còn nhiều sai lệch.
Tóm lại: Công tác thu hút các nguồn vốn đầu tư cho Phát triển CN-TTCN trên địa bàn huyện Hải Lăng đã đạt được một số thành tựu nhất định, góp phần tích cực cho tăng trưởng giá trị CN-TTCN nói riêng và của kinh tế toàn huyện nói chung, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn tồn tại rất nhiều hạn chế cần được khắc phục để thúc đẩy CN-TTCN trên địa bàn huyện có những bước phát triển mới, nhanh, bền vững, thực hiện tốt các chiến lược phát triển mà huyện đề ra.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ