Chương II. THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CN-
2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
2.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội giai đoạn 2009-2011
Giai đoạn 2009- 2011, mặc dù gặp nhiều khó khăn do tình hình chung của toàn nền kinh tế và diễn biến thời tiết bất thường kèm theo thiên tai, dịch bệnh ảnh hưởng tới tình hình sản xuất, kinh doanh và đời sống nhân dân, nhưng kinh tế huyện Hải Lăng vẫn đạt mức tăng trưởng khá, bình quân 3 năm đạt 12,13%, trong đó, ngành CN- TTCN và XD có tốc độ tăng trưởng cao nhất, bình quân 24,76 %/năm, tiếp theo là ngành Dịch vụ với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 17,85%, thấp nhấp nhất là Nông- Lâm-Ngư nghiệp với tốc độ bình quân giai đoạn là 2,09%. Tổng giá trị gia tăng (VA) của huyện năm 2011 đạt 650,83 tỷ đồng chiếm khoảng 11,04% VA toàn tỉnh. Năm 2011, thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn đạt 18,66 triệu đồng/người, thấp hơn so với kế hoạch đặt ra (19,7 triệu đồng/người)
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Bảng 2: Tổng VA và tăng trưởng kinh tế huyện Hải Lăng giai đoạn 2009- 2011 Đvt: Tỷ đồng
Năm 2009 2010 2011
1. VA (giá 1994) 509,25 578 650,83
Trong đó: - Nông-Lâm-Ngư nghiệp 233,46 247 252,93
- CN-TTCN & XD 76,44 97 120,86
- Dịch vụ 201,38 234 274,01
2. Tốc độ tăng trưởng (%) 10,30% 13,50% 12,60%
Trong đó:- Nông- Lâm- Ngư nghiệp -1,80% 5,80% 2,40%
- CN- TTCN và XD 22,80% 26,90% 24,60%
- Dịch vụ 20,30% 16,20% 17,10%
3. Cơ cấu kinh tế 100% 100% 100%
- Nông-Lâm-Ngư nghiệp 47,60% 42,90% 40,46%
- CN-TTCN và XD 16,40% 20,10% 23,10%
- Dịch vụ 36% 37% 36,44%
(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo kinh tế xã hội huyện Hải Lăng qua các năm)[10]
-5.00%
0.00%
5.00%
10.00%
15.00%
20.00%
25.00%
30.00%
2009 2010 2011
VA toàn huyện Nông- Lâm-Ngư nghiệp CN-TTCN
& XD Dịch vụ
Biểu đồ 1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế và các phân ngành của huyện Hải Lăng giai đoạn 2009-2011
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
2.1.2.2. Cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Biểu đồ 2: Cơ cấu kinh tế huyện Hải Lăng giai đoạn 2009-2011
Giai đoạn 2009- 2011, nền kinh tế huyện Hải Lăng chủ yếu vẫn là nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu, chiếm hơn 35% trong tổng giá trị tăng thêm của nền kinh tế.
CN-TTCN vẫn chưa chiếm tỷ trọng cao. Cơ cấu kinh tế huyện Hải Lăng chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng ngành Nông- Lâm- Ngư nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp- Xây dựng, định hướng này phù hợp với quá trình công nghiệp hóa- hiện đại hóa của đất nước. Tuy nhiên, tỷ trọng ngành dịch vụ có xu hướng giảm xuống, nhưng giá trị sản xuất trong ngành vẫn tăng lên.
2.1.2.3. Thu chi ngân sách trên địa bàn
Thu ngân sách
Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tăng nhanh trong giai đoạn 2009-2011, năm 2011 đạt 581.770 triệu đồng. Tuy nhiên, nguồn thu ngân sách của huyện chủ yếu từ nguồn thu trợ cấp cân đối từ ngân sách trung ương với tỷ lệ hằng năm đạt từ 75%- 80%. Từ đó cho thấy tình hình ngân sách của huyện vẫn còn chưa chủ động, tiềm lực tài chính chưa vững mạnh. Đây là một trong những khó khăn mà huyện cần phải khắc phục để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho phát triển kinh tế theo định hướng đã đặt ra.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Chi ngân sách
Trong giai đoạn 2009-2011, tổng chi ngân sách trên địa bàn huyện đạt 560.266 triệu đồng. Trong đó, chi thường xuyên là 443.489 triệu đồng chiếm 77,37%, chi đầu tư phát triển đạt 86.898 triệu đồng chiếm 15,51%, còn lại là chi khác. Như vậy có thể thấy rằng mức chi ngân sách của huyện chủ yếu là cho các hoạt động thường xuyên, trong đó chi cho hoạt động văn hóa xã hội là lớn nhất. Chi đầu tư phát triển vẫn còn hạn chế. Điều này cần được khắc phục thông qua tăng tỷ lệ chi cho đầu tư phát triển, tăng hiệu quả sử dụng, kiểm soát các khoản chi chặt chẽ hơn, đảm bảo nhu cầu phát triển lâu dài cho nền kinh tế, đặc biệt là đối với ngành kinh tế đòi hỏi một lượng vốn cao như CN-TTCN.
2.1.2.4. Cơ sở hạ tầng
Giao thông vận tải
Mạng lưới giao thông trên địa bàn huyện Hải Lăng hiện đang phát triển khá nhanh, được phân bố tương đối đồng đều và thuận lợi cho việc giao lưu phát triển kinh tế giữa các vùng trong huyện cũng như với các khu vực bên ngoài, bao gồm các loại hình vận tải như: Đường bộ, đường sắt, đường sông, trong đó đường bộ giữ vai trò quan trọng. Mật độ đường so với diện tích tự nhiên là 0,68km/km2, so với dân số là 33,33 km/1.000người. Ngoài ra, 100% các xã đều đã có đường ô tô đến trung tâm xã.
Cơ sở hạ tầng giao thông được quan tâm đầu tư xây dựng và nâng cấp, chỉ đạo thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng, đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình quan trọng như : Đường Phú- Lệ, đường cứu hộ, cứu nạn và phục vụ dân sinh xã Hải Vĩnh, đường cơ động ven biển Hải An- Hải Khê,…
Mạng lưới điện
Đến 2011, trên toàn huyện có 20/ 20 xã, thị trấn có điện lưới quốc gia phục vụ nhu cầu sản xuất và sinh hoạt với tỷ lệ hộ dùng điện đạt 98%.
Toàn bộ lưới điện phân phối của huyện Hải Lăng được cấp điện chủ yếu từ trạm biến áp 110 kV Diên Sanh (E83) có công suất 2X25 MVA , còn lại một số xã được cấp điện từ trạm 110 kV: Có 2 trạm với tổng công suất 3.600 kVA (Trạm trung gian Hội Yên có công suất 2.000 kVA và trạm Mỹ Chánh có công suất 1.600 kVA.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Hệ thống cấp nước sạch
Nhà máy nước của huyện có công suất 2.000 m3/ngày đêm đang hoạt động và cung cấp nước cho địa bàn thị trấn và một số xã lân cận với tỷ lệ 60- 70% dân số trên địa bàn được sử dụng nước máy, trong thời gian tới mạng lưới cấp nước sẽ được tiếp tục mở rộng đảm bảo cho nhà máy nước đạt công suất thiết kế.
Thông tin liên lạc
Hệ thống mạng lưới bưu cục trên địa bàn huyện nhìn chung hoạt động an toàn, ổn định, đáp ứng kịp thời nhu cầu thông tin liên lạc. Công tác thông tin truyền thông được quan tâm đầu tư và hoạt động có hiệu quả. Đến năm 2011, toàn huyện có 54 trạm truyền thanh cơ sở, 15 trạm truyền thanh các xã BTS, 40.003 thuê bao điện thoại cố định và di động trả sau. 28 hộ kinh doanh và 11.250 thuê bao Internet. Chỉ đạo triển khai ứng dụng công nghệ thông tin cho hệ thống cơ quan quản lý nhà nước, tập huấn môi trường làm việc qua mạng và hệ thống dùng chung cho cán bộ công chức cấp huyện và các xã, thị trấn. Công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực xuất bản, báo chí được chú trọng.
Hệ thống các trung tâm y tế và chăm sóc sức khỏe
Đến năm 2011, công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân tiếp tục được chỉ đạo thực hiện tốt. Chính sách khám, chữa bệnh miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi, đối tượng chính sách, người nghèo, chế độ bảo hiểm y tế được đảm bảo. Đến năm 2011, có 12/20 trạm y tế các bác sỹ, 65% người sử dụng bảo hiểm y tế.
2.1.2.5. Dân số và lao động
Bảng 3: Một số chỉ tiêu dân số và lao động trên địa bàn huyện Hải Lăng giai đoạn 2009- 2011
Chỉ tiêu Đvt Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Tổng số dân Người 84.647 85.394 86.223
Mật độ dân số Người/ km2 199 201 203
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên % 1,015 1 0,99
Tạo việc làm mới Lao động 800 900 1.100
Tỷ lệ lao động qua đào tạo % 25 29,95 31,9
(Nguồn: Báo cáo KTXH huyện Hải Lăng qua các năm)[10]
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Năm 2011, tỷ lệ lao động qua đào tạo của huyện chiếm 31,9% tổng số lao động, thấp hơn so với kế hoạch đặt ra là 34%. Trong đó đào tạo nghề là 21%. Lao động được đào tạo nghề của huyện chủ yếu tập trung vào các ngành nghề thuộc khu vực dịch vụ công nghiệp như: sửa chữa xe có động cơ, lái xe, may mặc, mộc dân dụng, sửa chữa điện dân dụng, điện tử, gò hàn,… trong khi số lao động được đào tạo nghề đòi hỏi kỹ năng cao như trồng trọt, chăn nuôi, chế biến nông sản,… còn nhiều hạn chế.